Đề kiểm tra kì I môn Vật lí khối 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra kì I môn Vật lí khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Môn Vật lí lớp 6 I/ Mục tiêu: _ HS vận dụng những kiến thức đã được học trong chương cơ học vào làm bài kiểm tra _ Đánh giá kết quả học tập của học sinh _ Biết cách trình bày bài kiểm tra _ Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học II/ Chuẩn bị: GV: Đề bài HS: Dụng cụ học tập, kiến thức đã học III/ Tiến trình kiểm tra: ổn định lớp: kiểm tra sĩ số Phát đề Đề bài: I/ Phần trắc nghiệm: ( 4đ ) Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Để đo chiều dài của 1 vật ( khoảng 30cm ) nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây là phù hợp nhất ? Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 cm Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN 5 cm Câu 2: Hai lực nào sau đây được gọi là 2 lực cân bằng ? Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên 2 vật khác nhau Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng 1 vật Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên 2 vật khác nhau Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng 1 vật Câu 3: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng ? Hai lò xo có chiều dài khác nhau, lò xo nào dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ Độ biến dạng của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ Câu 4: Khi kéo vật có khối lượng 1kg lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng 1 lực có cường độ như thế nào ? Lực ít nhất bằng 1000 N C. Lực ít nhất bằng 10 N Lực ít nhất bằng 100 N D. Lực ít nhất bằng 1 N Câu 5: Đơn vị của trọng lượng riêng là gì ? A. N/m2 B. N/m3 C. N.m3 D. Kg/m3 Câu 6: Một lít ( l ) bằng giá trị nào dưới đây ? A. 1 m3 B. 1 dm3 C. 1 cm3 D. 1 mm3 Câu 7: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng ? A. d = V.D B. d = P.V C. d = 10D D. P = 10m Câu 8: Quả cân 900g có trọng lượng là bao nhiêu ? A. 0,9 N B. 9 N C. 90 N D. 900 N II/ Phần tự luận: ( 6đ ) Câu 9: ( 3đ ) Một vật có khối lượng 800g được treo vào một sợi dây không giãn, cố định a, Giải thích vì sao vật đứng yên ? b, Cắt sợi dây, vật rơi xuống, giải thích vì sao ? Câu 10: ( 3đ ) Mỗi hòn gạch “ hai lỗ “ có khối lượng 1,6kg, hòn gạch có thể tích 1300 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 190 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch ? 3/ Đáp án - thang điểm I/ Phần trắc nghiệm: ( 4đ ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C D B C B B C B II/ Phần tự luận: Câu 9: ( 3đ ) a, Vật đứng yên vì vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng ( trọng lực và lực kéo của dây ) P = T = 8 N b, Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa trọng lực sẽ làm vật rơi xuống Câu 10: ( 3đ ) Tóm tắt: mgạch = 1,6 ( kg ) Vgạch = 1300 ( cm3 ) Vlỗ = 190 ( cm3 ) Tính: Dgạch , dgạch ? Giải: Thể tích thật của viên gạch ( không tính 2 lỗ ) là : V = 1300 - 2.190 = 1300 - 380 = 920 ( cm3 ) Đổi: 920 ( cm3 ) = 0,00092 ( m3 ) áp dụng công thức: m = V.D D = Ta có : Dgạch = = 1739 ( kg/m3 ) Vì d = 10D . Nên ta có trọng lượng của gạch là : dgạch = 10.1739 = 17390 ( N/m3 )
File đính kèm:
- De kiem tra HK I mon vat ly 6.doc