Đề kiểm tra kì I môn Vật lí lớp 6

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra kì I môn Vật lí lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN VẬT LÍ LỚP 6
MA TRẬN
Nội dung
Các cấp độ tư duy
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Đo độ dài
Đo thể tích
1(0,5đ), 
2(0,5đ), 3(0,5đ)
4(0,5đ)
4 câu
(2đ)
= 20%
Khối lượng và lực
5(0,5đ), 6(0,5đ) 7(0,5đ) 
8(0,5đ), 9(0,5đ)
10(0,5đ)
11(0,5đ)
15(1,5đ)
8 câu
(5đ)
= 50%
Máy cơ đơn giản
12(0,5đ)
13(0,5đ), 14(0,5đ) 
16(1,5đ) 
4 câu
(3đ)
= 30%
Cộng
TNKQ (2,5đ)
= 25%
TNKQ (3,5đ)
= 35% 
TNKQ (1đ)
TL (3đ) 
= 40%
16 câu
(10đ)
= 100%
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?
1m3 B. 1dm3 C. 1cm3 D. 1mm3
Câu 2. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều rộng cuốn SGK vật lí 6?
 A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm B. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm 
 C. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm D. Thước có GHĐ 20m và ĐCNN 1mm 
Câu 3. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l
 A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml
 C. Bình 100ml có vạch chia tới 1ml D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml
Câu 4. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?
 A. 45cm3 B. 55cm3 C. 100cm3 D. 155cm3 
Câu 5. Có hai lực cùng đặt vào một vật. Hai lực nào sau đây được gọi là hai lực cân bằng?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật
D. Hai lực cùng phương, ngược chiều , mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau
Câu 6. Đơn vị khối lượng riêng là gì?
 A. N/m B. N/m3 C. Kg/m2 D. Kg/m3 
Câu 7. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất?
 A. d = 10.D B. d = P/V C. d = V.D D. P = 10.m
Câu 8. Trọng lượng của một vật 2kg là bao nhiêu?
 A. 0,2N B. 2N C. 20N D. 200N
Câu 9. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Trọng lực của một quả nặng B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
C. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một thanh sắt
D. Lực kết dính giữa một tờ giấy gián trên bảng với mặt bảng
Câu 10. Muốn đo khối lượng riêng của các hòn sỏi, ta cần dùng những dụng cụ gì?
 A. Một cái bình chia độ và một cái lực kế B. Một cái cân và một cái bình chia độ
 C.Một cái cân và một cái lực kế D.Một cái cân, một cái lực kế, một cái bình chia độ
Câu 11. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
 A. 102cm B. 100cm C. 96cm D. 94cm 
Câu 12. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật
Có thể làm giảm trọng lượng của vật 
Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật
Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật
Câu 13. Khi kéo vật khối lượng 1kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?
 A. Lực ít nhất bằng 1N B. Lực ít nhất bằng 10N
 C. Lực ít nhất bằng 100N D. Lực ít nhất bằng 1000N
Câu 14. Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
 A. Cái kéo B. Cái kìm C. Cái cưa D. Cái mở nút chai
 II. TỰ LUẬN
Câu 15. Một hòn đá có thể tích 50dm3 treo vào một sợi dây cố định
Hãy tính khối lượng và trọng lượng của hòn đá. Khối lượng riêng đá: 2600kg/m3
Giải thích vì sao hòn đá đứng yên
Câu 16. Làm thế nào để đo được trọng lượng riêng của sỏi?
ĐÁP ÁN
 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đ/A
B
D
B
A
D
D
A
C
B
B
C
C
B
C
 II. TỰ LUẬN
Câu 14. 
Thể tích của hòn đá: V = 5dm3 = 0,005m3 
 Khối lượng của hòn đá: m = D.V = 0,005.2600 = 13kg
 Trọng lượng của hòn đá: P = 10.m = 10.13 = 130N
Hòn đá đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng: trọng lực và lực kéo của dây
Câu 15. + Đo trọng lượng P của hòn sỏi bằng lực kế
 + Đo thể tích V của hòn sỏi bằng bình chia độ
 + Tính trọng lượng riêng của sỏi theo công thức: d = 	

File đính kèm:

  • docVAT LI 6.doc