Đề kiểm tra kì II - Môn Sinh 9

doc7 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra kì II - Môn Sinh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA HKII MÔN SINH 9
NĂM HỌC: 2012 - 2013
Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
A.Thiết kế ma trận đề kiểm tra sinh học 9
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Ứng dụng di truyền học 
- Khái niệm ưu thế lai .
- Khái niệm giao phối gần
- Giải thích ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1
- Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.
Số câu : 01 câu
2 điểm(20%)
Số câu : 1/2 câu
1.0 điểm(50%)
Số câu : 1/2 câu
1.0 điểm(50%)
2. Hệ sinh thái 
Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật. 
Sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần của hệ sinh thái
Số câu : 01 câu
3.0 điểm(30%)
Số câu : 01 câu
3.0 điểm(30%)
3. Con người, dân số và môi trường
Khái niêm ô nhiễm môi trường
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. 
Số câu : 1 câu
2.5 điểm(0%)
Số câu : 01 câu
1đ ( 40%)
Số câu : 01 câu
1.5đ ( 60%)
4. Bảo vệ môi trường
- Nêu được các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.
- Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.
- Giải thích vì sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên?
- Liên hệ bản thân.
Số câu : 01 câu
2.5đ (25%)
Số câu : 01câu
1.0đ (40%)
Số câu : 1/2 câu
1.5đ (60%)
Tổng số câu : 4 câu
Tổng số điểm :
10 điểm(100%)
4 câu (3đ)
(30%)
3 câu (4.0đ)
(40%)
1 câu (3.0đ)
(30%)
B. Đề kiểm tra :
MÃ ĐỀ 01
Câu 1: ( 2.0đ): Ưu thế lai là gì? Giải thích vì sao khi lai giữa hai dòng thuần ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? Có thể dùng con lai F1 để làm giống được không? Tại sao?
Câu 2: ( 2.5đ): Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
Câu 3: ( 2.5đ): Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật ? Bản thân em cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật ?
Câu 4: ( 3.0đ): Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?
b. Xếp các sinh vật trên theo thành phần của hệ sinh thái?
MÃ ĐỀ 02
Câu 1: ( 2.0đ): Giao phối gần là gì? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống, nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống ? 
Câu 2: ( 2.5đ): Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường?
Câu 3: ( 2.5đ): Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ? Vì sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ?
Câu 4: ( 3.0đ): Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?
b. Xếp các sinh vật trên theo thành phần của hệ sinh thái?
C. Đáp án và biểu điểm :
MÃ ĐỀ 01
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2.0đ)
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ . 
- Khi lai giữa hai dòng thuần thì ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1: Vì có hiện tượng phân ly tạo các cặp gen đồng hợp vì vậy số cặp gen dị hợp giảm.
- Không thể dùng con lai F1 để làm giống :Vì ở F1 các cặp dị hợp có tỉ lệ cao nhất sau đó giảm dần 
1.0đ 
 0.5đ
0.5đ
2
(2.5đ)
* Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại đến đời sống con người và các sinh vật khác.
* Tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
- Ô nhiễm do các chất thải rắn.
- Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.
0.75đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
3
(2.5đ)
* Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật: 
- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.
- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.
- Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
- Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
+ HS tự liên hệ:
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 4
( 3.0đ)
A.Các chuỗi thức ăn:
1. Cỏ → Thỏ → vi sinh vật.
2. Cỏ → Thỏ → Hổ →vi sinh vật.
3. Cỏ → Dê → vi sinh vật 
4. Cỏ → Dê → Hổ → vi sinh vật. 
5. Cỏ → Thỏ → Mèo rừng → vi sinh vật 
6. Cỏ → Sâu hại thực vật → vi sinh vật 
7. Cỏ → Sâu hại thực vật→ chim ăn sâu →vi sinh vật 
B. Xếp các sinh vật theo thành phần của hệ sinh thái:
 SVSX: Cỏ.
 SVTTC1: Thỏ, dê, sâu hại thực vật.
 SVTTC2: Hổ, mèo rừng, chim ăn sâu.
 SVPG: Vi sinh vật.
0.5đ
0.5đ
 0.5đ
 0.5đ
1.0đ
MÃ ĐỀ 02
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2.0đ)
* Giao phối gần là giao phối giữa con cái được sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. 
* Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống, nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống vì: 
- Củng cố đặc tính mong muốn. 
- Tạo dòng thuần có kiểu gen đồng hợp. 
- Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể. 
- Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
0.5đ
1.5đ
2
(2.5đ)
* Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hó học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại đến đời sống con người và các sinh vật khác.
* Tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
- Ô nhiễm do các chất thải rắn.
- Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.
0.75đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ 
4
(2.5đ)
- Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu:
+ Tài nguyên tái sinh: Tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật.
+ Tài nguyên không tái sinh: Than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên.
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Bức xạ mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước nóng
- Phải sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vì: Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, sử dụng hợp lý là hình thức vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
 1.0đ
Câu 4
( 3.0đ)
A.Các chuỗi thức ăn:
1. Cỏ → Thỏ → vi sinh vật.
2. Cỏ → Thỏ → Hổ →vi sinh vật.
3. Cỏ → Dê → vi sinh vật 
4. Cỏ → Dê → Hổ → vi sinh vật. 
5. Cỏ → Thỏ → Mèo rừng → vi sinh vật 
6. Cỏ → Sâu hại thực vật → vi sinh vật 
7. Cỏ → Sâu hại thực vật→ chim ăn sâu →vi sinh vật 
B. Xếp các sinh vật theo thành phần của hệ sinh thái:
 SVSX: Cỏ.
 SVTTC1: Thỏ, dê, sâu hại thực vật.
 SVTTC2: Hổ, mèo rừng, chim ăn sâu.
 SVPG: Vi sinh vật.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1.0đ
GVBM
 Trần Thị Minh Tươi 

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HKII SINH 9.doc