Đề kiểm tra kiến thức tuần 1 Ngữ Văn 8

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra kiến thức tuần 1 Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra kiến thức tuần 1
 I . Phần trắc nghiệm: 
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời em cho là đúng nhất ?
Câu 1: Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản " Tôi đi học”:
 A. Tự sự	 B. Miêu tả	C. Biểu cảm	D. Kết hợp cả A,B,C.
Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?
 A. Ngoại hình	 B. Tính cách	 C. Tâm trạng C. Hành động
Câu 3: Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?
	A. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng
	B. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập.
	C. ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mâylướt ngang trên ngọn núi.
	D. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ,
Câu 4: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề tác phẩm "Tôi đi học"
 A. Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở tronmg lòng nhân vật " Tôi" ở buổi đến trường đầu tiên.
 B. Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên.
 C. Tôi đi học tô đậm sự tận tình và âu yếm của người lớn như người mẹ, ông đốc,....đối vơi những em bé lần đầu tiên đến trường.
 D. Tôi đi học tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật tôi và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.
 Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Tôi đi học":
	A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
	B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
	C. Cả A và B	D. Cả A và B sai
Câu 6: Sức cuốn hút của tác phẩm " Tôi đi học " là:
 A. Bản thân tình huống truyện.
 B. Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
 C. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.
 D. Cả A, B, C. 
Câu 7: Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi:
 A. Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 B. Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 C. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.	
 D. Chọn B và C.
Câu 8: Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
	A. Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối.	
	B. Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường.
	C. Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc.
	D. Canh, nem, rau xào, cá rán. 
Câu 9: Chủ đề của văn bản là:
 A. Vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. 
 B. Đối tượng chính mà văn bản biểu đạt.
 C. Nội dung chính mà văn bản biểu đạt. 
 D. Đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
Câu 10: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
	A. Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
	B. Các đoạn trong văn bản lô gích với nhau. 
	C. Các ý trong văn bản đều tập trung nói về nhân vật chính.
	D. Cả B và C.
Câu 11: Chủ đề của văn bản thể hiện ở:
 A. Nhan đề, đề mục văn bản	
 B.. Các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
	C. Trong quan hệ giữa các phần của văn bản.	
 D. Cả A, B, C 
Câu 13: Tính thống nhất của chủ đề văn bản thể hiện ở điểm nào ?
 A. Văn bản có đối tượng xá định. 
 B. Văn bản có tính mạch lạc
 C. Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định.
 D. Cả ba yếu tố trên.
II. Tự luận:
 Phân tích tâm trạng nhân vật tôi trong buổi tựu trường được thể hiện trong truyện "Tôi đi học" 

File đính kèm:

  • docde kiem tra kien thuc tuan 1.doc