Đề kiểm tra kỳ I - Môn: Địa lí lớp 8

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra kỳ I - Môn: Địa lí lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2012- 2013)
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Thời gian: 45 phút (không kể giao đề)
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức, thông hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung: Thiên nhiên và con người ở châu Á.
1.Kiến thức:
 	Trình bày được đặc điểm địa hình; khí hậu; dân cư - xã hội, tình hình phát triển kinh tế châu Á và từng khu vực.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng làm bài, trình bày những kiến thức có liên quan.
- Rèn luyện kỹ năng xử lí, vẽ và phân tích biểu đồ. 
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong kiểm tra.
- Cẩn thận khi phân tích câu hỏi, lựa chọn kiến thức có liên quan để trả lời câu hỏi.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: 
	- Hình thức kiểm tra: Tự luận hoàn toàn
	- Đối tượng học sinh: Trung bình trở lên.
Chủ đề/ mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Mức độ thấp
Mức độ cao
Châu Á
- Nêu được đặc điểm địa hình châu Á.
- Nêu được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á và những giá trị của nó.
Trình bày được đặc điểm dân cư – xã hội Đông Á.
Phân tích được những nguyên nhân dẫn đến động đất và núi lửa phần hải đảo khu vực Đông Nam Á.
Tỉ lệ: 100%
Số điểm: 10
55%
5,5
25%
2,5
20%
2
100%
10
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ:100%
Tổng số câu:
5,5
55%
2,5
25%
2
20%
10
100%
4
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2013- 2014)
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Thời gian: 45 phút (không kể giao đề)
ĐỀ :
Câu 1: Nêu đặc điểm địa hình của châu Á?( 3 điểm)
Câu 2:Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Sông ngòi có giá trị như thế nào đối với sản xuất và đời sống? (2,5điểm)
Câu 3: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến động đất và núi lửa phần hải đảo khu vực Đông Nam Á. (2đ)
Câu 4: Trình bày đặc điểm dân cư và phát triển kinh tế khu vực Đông Á.( 2,5 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
A. Hướng dẫn chấm:
- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm.
- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và làm bài sạch đẹp.
- Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. Những câu trả lời có dẫn chứng số liệu minh họa có thể khuyến khích cho điểm theo từng ý trả lời.
B. Đáp án - biểu điểm:
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng lớn.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp
- Các núi và sơn nguyên cao chủ yếu tập trung ở vùng trung tâm.
1
1
 1
2
* Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á:
- Sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều.
- Chế độ nước khá phức tạp:
+ Bắc Á mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
+ Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
+ Tây và trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết và băng tan.
- Gía trị kinh tế của sông ngòi: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
 Nguyên nhân dẫn đến động đất và núi lửa phần hải đảo khu vực Đông Nam Á. (2đ)
 Phần hải đảo của Đông Nam Á nằm trong “vòng đai lửa Thái Bình Dương”, nơi không ổn định của vỏ Trái Đất do quá trình hình thành và đứt gãy của húi gây nên động đất thường xuyên và làm phát sinh nhiều núi lửa. Chỉ riêng đảo Gia-va của In-đô-nê-xi-a có đến hàng trăm núi lửa trong đó có nhiều núi lửa còn hoạt động.
2
 4
- Dân cư: là khu vực có dân số đông, nhiều hơn dân số của các châu lục khác trên thế giới; có nền văn hóa rất gần gũi với nhau.
- Kinh tế:
+ Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
+ Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu, tiêu biểu như Nhật Bản và Trung Quốc.
1
 0,5
 1
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 - 2014
 HUYỆN BA TƠ Môn : Địa lý - Khối 8
 --------***-------- Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Trường TH&THCS Ba Nam Ngày kiểm tra: ..................
Họ và tên: .......................................... Lớp: 8 - Buổi: ...........
SBD: ..........
Điểm
Lời phê của giáo viên
Người chấm bài
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Người coi kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ và tên)
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Học sinh làm bài ngay trên tờ giấy này
Câu 1 (2 điểm): Vì sao châu Á có nhiều đới, nhiều kiểu khí hậu?
Câu 2 (1 điểm): Kể tên bốn tôn giáo lớn ở châu Á.
Câu 3 (2 điểm): Những nguyên nhân nào làm cho tình hình chính trị ở Tây Nam Á không ổn định?
Câu 4 (2 điểm): Nêu đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á.
Câu 5 (3 điểm): Cho Bảng số liệu về tình hình dân số châu Á từ năm 1900 đến năm 2002. 
Năm
1900
1950
1970
1990
2002
Số dân (triệu người)
880
1402
2100
3110
3766*
 	(*) Chưa tính dân số Liên bang Nga thuộc châu Á.
Hãy nêu nhận xét về tình hình dân số châu Á.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
 KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn : Địa lý - Khối 8
----------------------
CÂU
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
1
- Nhiều đới: do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
- Nhiều kiểu: do lãnh thổ rộng lớn, nhiều dãy núi, sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa đồng thời còn có sự phân hóa theo đai cao.
1
1
TĐ:2,0
2
Bốn tôn giáo lớn ở châu Á:
- Phất giáo
- Ấn Độ giáo
- Hồi giáo
- Ki - tô giáo
0,25
0,25
0,25
0,25
TĐ:1,0
3
Những nguyên nhân là cho chính trị ở Tây Nam Á không ổn định là:
- Tài nguyên giàu có
- Có vị trí chiến lược quan trọng (nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương)
=> Xảy ra tranh chấp giữa các bộ tộc, dân tộc trong và ngoài khu vực.
0,5 
0,5
1
TĐ:2,0
4
Địa hình Nam Á chia làm ba miền:
- Phía bắc: là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
- Ở giữa: là đồng bằng Ấn-Hằng rộng lớn.
- Phía nam: là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây có dãy Gát Đông và Gát Tây.
0,5
0,5
1
TĐ: 2,0
5
Nhận xét tình hình dân số châu Á từ năm 1900 đến năm 2002:
- Dân số châu Á tăng nhanh qua các năm, đặc biệt từ năm 1950 tăng rất nhanh.
- Dân số châu Á chiếm hơn ½ dân số thế giới.
1,5
1,5

File đính kèm:

  • docde cuong dia ly lop 8.doc
Đề thi liên quan