Đề kiểm tra kỳ I - Môn kiểm tra: Sinh học lớp 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra kỳ I - Môn kiểm tra: Sinh học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2005-2006 môn sinh học lớp 8 Thời gian: 45 phút I - Phần trắc nghiệm khách quan: Câu 1: (1,5điểm) Hãy đánh dấu Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các o đầu các câu sau: Máu trong vòng tuần hoàn lớn có đặc điểm: a. o Máu trong động mạch chủ giàu O2 và chất dinh dưỡng b. o Máu vận chuyển trong mao mạch có vận tốc lớn hơn tĩnh mạch chủ c. o Sự trao đổi O2 và CO2 diễn ra qua thành mao mạch và thành tế bào d. o Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo O2, nhiều CO2 và chất bài tiết Các cơ quan hô hấp gồm a. o Khoang mũi e. o Khí quản b. o Khoang miệng g. o Phế quản c. o Họng h. o Hai lá phổi d. o Thanh quản Tim được cấu tạo bởi: a. o Các mô cơ và mô liên kết tạo thành ngăn tim b. o Động mạch vành tim c. o Các van tim d. o Tĩnh mạch chủ tiêu Câu 2: (1,5điểm): Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B cho tương ứng với các thông tin ở cột A. A. Cơ quan tiêu hoá B. Sự biến đổi cơ học 1. Khoang miệng a. Thức ăn được nghiền nhỏ và nhào trộn thấm đều với dịch 2. Dạ dày b. Thức ăn bị cắt, nghiền và tẩm nước bọt 3. Ruột non c. Thức ăn di chuyển một chiều để các enzim của dịch ruột, dịch tuỵ, mật tác dụng ii - phần tự luận: Câu 3: (2,5điểm) Em hãy giải thích: Vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông, nhưng khi ra khỏi mạch là đông ngay? Câu 4: (3,5điểm) a) Nêu các đặc điểm của phổi phù hợp với chức năng. b) Điều gì sẽ xảy ra khi các lông rung của các tế bào niêm mạc khí quản và phế quản bị khói thuốc lá làm hỏng? Giải thích? Câu 5: (2điểm) Hãy nêu các biện pháp giữ gìn vệ sinh bộ xương ở tuổi thiếu niên? đáp án Câu 1: (1,5đ) mỗi câu đúng đạt 0,5đ Đ (a, c, d) S (b) Đ (a, c, d, e, g, h) S (b) Đ (a, c, d) S (b) Câu 2: (1,5đ) mỗi ý đúng được 0,5đ 1b - 2a - 3c Câu 3: (2,5đ) + Máu chảy trong mạch không bị đông do: - Thành mạch trơn, nhẵn tiểu cầu không bị vỡ, không giải phóng ra enzim để tạo thành sợi tơ máu (0,5đ) - Trên thành mạch có chất chống đông do một loại bạch cầu tiết ra (0,5đ) + Máu chảy ra khỏi mạch bị đông là do: - Tiểu cầu ra ngoài va chạm vào bờ vết thương nên bị vỡ giải phóng ra enzim (0,5đ) - Enzim này làm cho prôtêin (hoà tan trong huyết tương) cùng với ion canxi làm thành sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông (1đ). Câu 4: (3,5đ) a) (2đ) Phổi là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp, nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. - Phổi được bao bọc màng phổi gồm 2 lớp có dịch nhày, trơn làm giảm ma sát với lồng ngực khi hô hấp. - Đơn vị cấu tạo chức năng của phổi là phế nang. Số lượng phế nang rất lớn (700-800triệu) làm tăng bề mặt trao đổi khí. - Thành phế nang rất mong được hệ thống mao mạch máu phân bố dày đặc tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mức thuận lợi. b) (1,5đ) Nếu lớp lông rung của các tế bào niêm mạc khí quản và phế quản bị khói thuốc lá làm hỏng thì các bụi nhỏ sẽ đi thẳng vào phổi vì các lớp lông rung này có nhiệm vụ giữ lại và quét các bụi nhỏ ra khỏi đường hô hấp. Câu 5: (2đ) Mỗi ý được 0,25đ - Có chế độ dinh dưỡng hợp lý - Tắm nắng - Rèn luyện thân thể lao động vừa sức - Ngồi học đúng tư thế Đề kiểm tra học kỳ I môn sinh học lớp 8 năm học 2006 - 2007 Thời gian: 45 phút Câu 1: (1đ) Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B phù hợp với các thông tin ở cột A. Các loại tế bào máu (A) Đặc điểm (B) 1. Bạch cầu a. Hình đĩa lõm hai mặt là một tế bào không nhân màu đỏ 2. Hồng cầu b. Kích thước nhỏ nhất trong ba loại khi ra khỏi thành mạch thì dễ dàng bị phá huỷ, giải phóng enzim giúp cho quá trinh đông máu 3. Tiểu cầu c. Tế bào không có màng hình dạng thay đổi không xác định Câu 2: (2đ) Hãy chọn các từ và cụm từ sau đây điền vào chỗ trống trong câu, để câu trở lên hoàn chỉnh và hợp lý a. Cơ thực quản b. Tinh bột g. Răng h. Cơ môi c. Dễ nuốt d. Amilaza e. Lưỡi i. Tuyến nước bọt k. Má l. Viên thức ăn mềm Nhờ hoạt động phối hợp của ... lưỡi, các . và . cùng các làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành .. nhuyễn thấm đẫm nước bọt và trong đó có một phần . được enzim biến đổi thành đường Mantôzơ. Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của .. và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các .. Câu 3: (1,5đ) Khi truyền máu có phải thử máu không? Vì sao Câu 4: (3đ) Hãy trình bày quá trình tiêu hoá học ở ruột non? Câu 5: (2,5đ) Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng tham gia bảo vệ phổi tránh các tác nhân có hại. đáp án kỳ I Câu 1: 1c - 2a - 3b (mỗi ý 1/3điểm) Câu 2: 1g - 2h - 3k - 4i - 5l (mỗi ý 0,2điểm) 6c - 7b - 8d - 9e - 10a Câu 3: Khi truyền máu phải thử máu vì: Nếu không thử máu sẽ có thể xảy ra hiện tượng ngưng máu (do hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận) hoặc có thể nhận máu nhiễm các loại tác nhân gây bệnh. Câu 4: (3đ) Amilaza Thức ăn xuống tới ruột non được tiêu hoá hoá học là chủ yếu (nhờ các loại enzim khác nhau) đã biến đổi: - Tinh bột + đường đôi đường đơn (1đ) Amilaza - Prôtêin axit amin (2đ) lipaza Dịch mật - Lipít axit béo + glyxêrin (1đ) Câu 5: (2,5đ) - Lông mũi, chất nhày giữ các hạt bụi lớn và nhỏ, lớp lông nhúng quét chúng ra khỏi khí quản (1đ) - Nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt (0,5đ) - Các tế bào lym phô ở các hạch amiđan, VA tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm (1đ). Đề kiểm tra học kỳ iI môn sinh học lớp 8 năm học 2006- 2007 Thời gian: 45 phút Câu 1: (1đ) Em hãy đánh dấu x vào ô o trả lời đúng về chức năng của phân hệ giao cảm đối với các cơ quan sau đây: 1 - Tim a. o Tăng lực và nhịp cơ b. o Giảm lực và nhịp cơ 2 - Phổi c. o Co phế quản nhỏ d. o Dẫn phế quản nhỏ 3 - Ruột e. o Giảm nhu động g. o Tăng nhu động 4 - Mạch máu h. o Co ruột i. o Dãn 5 - Mạch máu k. o Co đến cơ l. o Dãn Câu 2 (2đ) Hãy lựa chọn các từ hay cụm từ dưới đây để điền vào chỗ trống cho câu trở nên hoàn chỉnh, hợp lý A. Chuỗi xương tai D. Màng cơ sở H. Màng nhĩ L. Âm thanh B. Nội dịch E. Hưng phấn I. ốc tai màng C. Thính giác G. Chuyển động K. Xung thần kinh Tai là bộ phận tiếp nhận âm thanh Sóng âm vào tai làm rung truyền qua . vào tai trong gây sự ngoại dịch rồi trong .. và tác động lên các tế bào thụ cảm thuộc cơ quan coócty trên . ở vùng tương ứng với số tần số và cường độ sóng âm làm các tế bào này . chuyển thành truyền về vùng thính giác ở vùng thái dương cho ta nhận biết về đã phát. Câu 3: (3đ) So sánh tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. Vai trò của tuyến nội tiết Câu 4: (2,5đ) Trình bày vai trò của tuyến tuỵ trong sự điều hoà glucô huyết (lượng đường trong máu) Câu 5 (1,5đ) Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? Đáp án Câu 1: 1a - 2d - 3e - 4h - 5l (mỗi ô đạt 0.3đ) Câu 2: 1H - 2A - 3G - 4B - 5I - 6C - 7D - 8E - 9K - 10L (Mỗi số 0,15đ) Câu 3: (0,5đ) + Giống: Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm bài tiết (1đ) + Khác: sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu, còn sản phẩm tiết của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài. (1,5đ) + Vai trò của các tuyến nội tiết: - Điều hoà các quá trình chuyển hoá - Điều chỉnh tốc độ phản ứng hoá học nhất định giúp cho sự vận chuyển qua màng tế bào, điều hoà cân bằng nước và các chất điện giải. Đóng vai trò quan trọng trong sinh trưởng, sinh sản và phát triển. Câu 4: (0,5đ) - Tuyến tuỵ là một tuyến tiêu hoá (tuyến ngoại tiết) đồng thời cũng là 1 tuyến nội tiết : Tiết insulin và glucagôn (1đ) - Khi lượng đường huyết tăng quá mức bình thường (> 0,12%) kích thích các tế bào b tiết insulin để chuyển glucô thành glicôgen làm đường huyết trở lại mức bình thường. (1đ) - Khi lượng đường huyết hạ thấp hơn mức bình thường các tế bào a của đảo tuỵ tiết glucagôn để chuyển glicogen thành glucô làm lượng đường huyết trở lại bình thường (ngoài ra còn có sự tham gia của các hoóc môn tuyến trên thận lúc đường huyết hạ thấp kéo dài). Câu 5: (1,5đ) Thực chất của quá trình tạo thành nước tiêu là lọc máu và thải các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường. đáp án đề kỳ II lớp 8 Câu 1: 1b - 2d - 3a - 4c (mỗi câu đúng 0,25đ) Câu 2: e (1đ) Câu 3: 1. Bộ phận trung ương (mỗi ý đúng 1/3đ) 2. Bộ não 3. Dây thần kinh Câu 4: (3đ) (0,5đ) - Tuyến tuỵ vừa làm chức năng nội tiết vừa làm chức năng ngoại tiết (0,5đ) - Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tuỵ thực hiện: (1đ) + Khi đường huyết tăng: Tế bào b tiết insulin có tác dụng chuyền glucozơ đ glycôgen dự trữ ở gan và cơ (1đ) + Khi đường huyết giảm: Tế bào bài tiết a glucogôn có tác dụng chuyển glycôgen đ glucôzơ để nâng tỷ lệ đường huyết trở lại bình thường Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoóc môn trên của các tế bào đảo tuỵ mà tỷ lệ đường huyết luôn ổn định Câu 5: (4đ) * Đặc điểm cấu tạo ngoài của tuỷ sống (2đ) - Vị trí: nằm trong ống xương sống, từ đốt cổ I đến hết đốt thắt lưng II - Hình dạng: Hình trụ dài 50cm có 2 chỗ phình: là phình cổ, phình thắt lưng - Màu sắc: Trắng bóng - Màng tuỷ: 3 lớp màng cứng, màng nhân, màng nuôi. Chức năng bảo vệ và nuôi dưỡng tuỷ sống * Đặc điểm cấu tạo trong của tuỷ sống (1đ) - Chất xám: nằm trong, có hình cánh bướm - Chất trắng: nằm ngoài, bao quanh chất xám * Chức năng: (1đ) - Chât xám: là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện - Chất trắng: là các đường dẫn tuyến nội các căn cứ thần kinh trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
File đính kèm:
- De kiem tra sinh hoc 8 ca nam.doc