Đề kiểm tra lần thứ nhất – lớp 10Năm học 2008 - 2009 Môn Ngữ Văn TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN

doc15 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra lần thứ nhất – lớp 10Năm học 2008 - 2009 Môn Ngữ Văn TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
\
Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra chuyên đề lần thứ nhất – Lớp 10 a3
 năm học 2008 - 2009
 *** Môn Ngữ Văn. Thời gian làm bài : 120 phút.
 ********
 (Học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp về Làm văn, Tiếng Việt, Văn học)


Đề bài :

Câu 1 : (8 điểm)
 Ca dao trữ tình là những lời hát yêu thương tình nghĩa, đằm thắm, thuỷ chung của người bình dân xưa. Anh chị hãy nêu cảm nghĩ về tình yêu của nhân vật người con gái trong bài ca dao sau:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề…

Câu 2 : (2 điểm)
 Từ truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 20 dòng miêu tả nhân vật cô Tấm lúc bị dì ghẻ bắt nhặt thóc.

 --------------------------------------------------
 Giám thị không giải thích gì thêm.














Trường THPT Vĩnh Yên Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 10 
 Chuyên đề lần thứ nhất - năm học 2008 -2009 
 **************
Câu 1 : 8 điểm
 1. yêu cầu về Kĩ năng :
Học sinh vận dụng kĩ năng tổng hợp Làm văn, Tiếng Việt, Văn học viết bài văn biểu cảm về một bài ca dao yêu thương tình nghĩa. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc chân thành; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
 2. yêu cầu về Nội dung : Học sinh có thể trình bày linh hoạt nhưng phải nêu được các nội dung cơ bản sau:
 - Bài ca dao diễn tả cụ thể, tinh tế và gợi cảm nỗi nhớ thương của người con gái. Nỗi niềm thương nhớ được biểu hiện bằng nhiều hình ảnh biểu tượng khăn, đèn, mắt. Hình ảnh nhân hoá khăn, đèn và hình ảnh hoán dụ mắt bộc lộ tình thương nhớ không nguôi. Cô gái hỏi dồn dập khăn, đèn , mắt cũng là tự hỏi lòng mình. Cô gái nhớ thương người yêu đến rơi nước mắt và không ngủ được. Hình ảnh lặp lại, và lặp ngữ pháp đã gợi, đã tô đậm nỗi nhớ thương người yêu triền miên, da diết của người con gái chín chắn, biết ghìm nén tình cảm.
 - Hai câu cuối bộc lộ nỗi niềm âu lo triền miên của cô gái. Nhớ thương người yêu cháy bỏng nhưng vẫn lo lắng cho số phận của mình, cho duyên phận đôi “lứa không yên một bề”. Trong xã hội cũ, hạnh phúc lứa đôi đâu dễ thành hiện thực. Nỗi lòng người con gái dám nói rõ lòng mình nhưng không khỏi lo phiền tình yêu tha thiết đâu phải không còn trở ngại…
Những lo âu của cô gái cũng là thương nhớ chồng chất, bâng khuâng, đằm thắm. Bài ca vẫn là tiếng hát yêu thương của một tình yêu nồng nàn, lạc quan, tình yêu đẹp đẽ của các thôn nữ Việt nam xưa. 
 3. Thang điểm:
 + Điểm 8 : Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu, văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
 + Điểm 6 -7: Cơ bản nêu được các nội dung, diễn đạt được ý, có cảm xúc. Có thể còn một số lỗi dùng từ, chính tả.
 + Điểm 5 : Cơ bản hiểu bài ca dao, nêu được khoảng một nửa số ý; diễn đạt tạm được; còn mắc một số ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
 + Điểm 4 : Hiểu chưa chắc chắn bài ca dao, văn viết chưa gọn, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lỗi câu, lỗi chính tả.
 + Điểm 3 : Hiểu bài ca dao còn mơ hồ, văn mắc nhiều lỗi , chữ viết xấu .
 + Điểm 2 : Chưa hiểu bài ca dao, chưa biết làm bài văn biểu cảm, còn nhiều lỗi, chữ viết xấu.
 + Điểm 1 : Bài lạc đề và mắc nhiều lỗi nghiêm trọng, chữ viết cẩu thả.
 + Điển 0 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc không làm bài

Câu 2 : 2 điểm:

 1. yêu cầu về Kĩ năng :
Học sinh vận dụng kĩ năng tổng hợp Làm văn, Tiếng Việt, Văn học viết đoạn văn tự sự và biểu cảm về một câu truyện cổ tích đã học trong chương trình. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc chân thành; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ. Đoạn văn không dài hơn 23 dòng và không ít hơn 18 dòng.
 2. yêu cầu về Nội dung : Học sinh có thể trình bày linh hoạt nhưng phải nêu được các nội dung cơ bản sau:
 Nhà vua mở lễ hội mấy ngày đêm, già trẻ ai cũng đi xem . Mẹ con nhà Cám sắm sửa quần áo đẹp đi hội. Tấm cũng muốn đi nhưng mụ dì ghẻ không cho. Mụ ta lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc và bảo Tấm : Con hãy nhặt xong cho dì chỗ gạo này rồi đi , nếu bỏ dở dì sẽ đánh đòn. Mẹ con Cám vui vẻ trẩy hội. Tấm ngồi một mình chăm chỉ nhặt , nhặt mãi chưa xong, tủi thân khóc. Bụt hiện lên, hỏi . Tấm buồn bã kể đầu đuôi câu chuyện. Nước mắt chảy dài, Tấm càng buồn hơn. Thấy vậy, Bụt liền bảo : Con không khóc nữa. Ta sẽ sai một đàn chim sẻ giúp con. Con hãy đọc thần chú, bầy chim sẽ không ăn của con một hạt nào.Thế là chỉ một lát sau, công việc đã xong . Tấm lại càng buồn hơn vì làm sao có thể đi hội với quần áo cũ nát. Cô chỉ biết ngồi khóc mãi cho số kiếp của mình. Ông Bụt lại hiện lên. Nghe Tấm nức nở, Bụt bảo Tấm đào các lọ chôn ở bốn chân giường. Tấm có đủ quần áo đẹp, có giày thêu, có ngựa hồng yên cương xinh xắn. Tấm vội vã lên ngựa hướng thẳng về phía kinh thành trong niềm vui mừng khôn xiết.

3. Thang điểm:
 + Điểm 2 : Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu, văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
 + Điểm 1 : Chưa kể được chính xác, diễn đạt chung chung vàcòn nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, chữ viết cẩu thả; hoặc nêu được ý nhưng không đúng số dòng.
 + Điểm 0 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc không làm bài.


-- Hết --



 






























Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra chuyên đề lần thứ nhất – Lớp 10
 năm học 2008 - 2009
 *** Môn Ngữ Văn. Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
 (Học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp về Làm văn, Tiếng Việt, Văn học)
Đề bài :

 Ca dao trữ tình là những lời hát yêu thương tình nghĩa, đằm thắm, thuỷ chung của người bình dân xưa. Anh chị hãy nêu cảm nghĩ về tình yêu của nhân vật người con gái trong bài ca dao sau:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề…

 --------------------------------------------------

 Giám thị không giải thích gì thêm.






















Trường THPT Vĩnh Yên Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 10 
 Chuyên đề lần thứ nhất - năm học 2008 -2009 
 **************
 1. yêu cầu về Kĩ năng :
Học sinh vận dụng kĩ năng tổng hợp Làm văn, Tiếng Việt, Văn học viết bài văn biểu cảm về một bài ca dao yêu thương tình nghĩa. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc chân thành; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
 2 . yêu cầu về Nội dung : Học sinh có thể trình bày linh hoạt nhưng phải nêu được các nội dung cơ bản sau:
 - Bài ca dao diễn tả cụ thể, tinh tế và gợi cảm nỗi nhớ thương của người con gái. Nỗi niềm thương nhớ được biểu hiện bằng nhiều hình ảnh biểu tượng khăn, đèn, mắt. Hình ảnh nhân hoá khăn, đèn và hình ảnh hoán dụ mắt bộc lộ tình thương nhớ không nguôi. Cô gái hỏi dồn dập khăn, đèn , mắt cũng là tự hỏi lòng mình. Cô gái nhớ thương người yêu đến rơi nước mắt và không ngủ được. Hình ảnh lặp lại, và lặp ngữ pháp đã gợi, đã tô đậm nỗi nhớ thương người yêu triền miên, da diết của người con gái chín chắn, biết ghìm nén tình cảm.
 - Hai câu cuối bộc lộ nỗi niềm âu lo triền miên của cô gái. Nhớ thương người yêu cháy bỏng nhưng vẫn lo lắng cho số phận của mình, cho duyên phận đôi “lứa không yên một bề”. Trong xã hội cũ, hạnh phúc lứa đôi đâu dễ thành hiện thực. Nỗi lòng người con gái dám nói rõ lòng mình nhưng không khỏi lo phiền tình yêu tha thiết đâu phải không còn trở ngại…
Những lo âu của cô gái cũng là thương nhớ chồng chất, bâng khuâng, đằm thắm. Bài ca vẫn là tiếng hát yêu thương của một tình yêu nồng nàn, lạc quan, tình yêu đẹp đẽ của các thôn nữ Việt nam xưa. 
 3. Thang điểm:
 + Điểm 7 : Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu, văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
 + Điểm 6 : Cơ bản nêu được các nội dung, diễn đạt được ý, có cảm xúc. Có thể còn một số lỗi dùng từ, chính tả.
 + Điểm 5 : Cơ bản hiểu bài ca dao, nêu được khoảng một nửa số ý; diễn đạt tạm được; còn mắc một số ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
 + Điểm 4 : Hiểu chưa chắc chắn bài ca dao, văn viết chưa gọn, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lỗi câu, lỗi chính tả.
 + Điểm 3 : Hiểu bài ca dao còn mơ hồ, văn mắc nhiều lỗi , chữ viết xấu .
 + Điểm 2 : Chưa hiểu bài ca dao, chưa biết làm bài văn biểu cảm, còn nhiều lỗi, chữ viết xấu.
 + Điểm 1 : Bài lạc đề và mắc nhiều lỗi nghiêm trọng, chữ viết cẩu thả.
 + Điển 0 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc không làm bài

 --- Hết ----












Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra học kỳ i – Lớp 10 a3
 năm học 2008 - 2009
 *** Môn Ngữ Văn. Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
 Đề bài :

Câu 1 : (3.0 điểm)
Hãy nêu sự giống vả khác nhau giữa văn bản nói và văn bản viết theo mẫu sau

Stt
Tiêu chí
Văn bản nói
Văn bản viết
1
Về điều kiện sử dụng


2
Về phương diện vật chất


3
Về đặc điểm ngôn ngữ


Câu 2 : (7.0 điểm)
 Phân tích làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh mùa hè trong bài thơ Cảnh tình ngày hè của Nguyễn Trãi.
 --------------------------------------------------
 Giám thị không giải thích gì thêm.




Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra học kỳ i – Lớp 10 a3 
 Môn ngữ văn - năm học 2008 - 2009
 *** Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
Đề bài :
Câu 1 : (3.0 điểm)
Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa văn bản nói và văn bản viết theo mẫu sau

Stt
Tiêu chí
Văn bản nói
Văn bản viết
1
Về điều kiện sử dụng


2
Về phương diện vật chất


3
Về đặc điểm ngôn ngữ


Câu 2 : (7.0 điểm)
 Phân tích làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh mùa hè trong bài thơ Cảnh tình ngày hè của Nguyễn Trãi.
 --------------------------------------------------
 Giám thị không giải thích gì thêm.


Trường THPT Vĩnh Yên Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 10 a3
 Kiểm tra học kỳ i - năm học 2008 -2009 
 **************
Câu 1 : (3.0 điểm)

Học sinh trả lời các nội dung theo gợi ý trong bảng

Stt
Tiêu chí
Văn bản nói
Văn bản viết
1
Về điều kiện sử dụng
Người nghe trực tiếp
Người nghe không có mặt trực tiếp 
2
Về phương diện vật chất
Dùng âm thanh và ngữ điệu, thường sử dụng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, dáng điệu, giọng nói, cách nói…
Dùng kí tự, dấu câu, kí hiệu đặc biệt khác; không dùng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ.
3
Về đặc điểm ngôn ngữ
Sử dụng các yếu tố dư thừa, lặp, luyến láy…, các hình thức tỉnh lược. Văn bản nói tự nhiên, ít trau chuốt, ít gọt giũa. 
Diễn đạt chặt chẽ, dùng từ ngữ chọn lựa, đúng quy tắc ngữ pháp và chính tả, chữ viết chuẩn. Văn bản viết thường tinh tế và gọt giũa.

B. Thang điểm
 - Điểm 3.0 : Nêu được cơ bản các nội dung, không mắc lỗi diễn đạt và chính tả.
 - Điểm 2.0 : Nêu được một số nội dung căn bản, chưa đầy đủ; có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 1.0 : Chưa nêu được nội dung hoặc nêu thiếu nhiều ý; có thể còn lỗi về câu và diễn đạt
 - Điểm 0.0 : không làm bài hoặc sai nội dung cơ bản.

Câu 2 : (7.0 điểm):
 1. yêu cầu về Kĩ năng :
Học sinh vận dụng kĩ năng tổng hợp Làm văn, Tiếng Việt, Văn học viết bài văn nghị luận văn học phân tích bài thơ . Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc chân thành; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
 2. yêu cầu về Nội dung : Học sinh có thể trình bày linh hoạt nhưng phải nêu được các nội dung cơ bản sau:
. 
 3. Thang điểm:
 + Điểm 7 : Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu, văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
 + Điểm 6 : Cơ bản nêu được các nội dung, diễn đạt được ý, có cảm xúc. Có thể còn một số lỗi dùng từ, chính tả.
 + Điểm 5 : Cơ bản hiểu bài ca dao, nêu được khoảng một nửa số ý; diễn đạt tạm được; còn mắc một số ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
 + Điểm 4 : Hiểu chưa chắc chắn bài ca dao, văn viết chưa gọn, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lỗi câu, lỗi chính tả.
 + Điểm 3 : Hiểu bài ca dao còn mơ hồ, văn mắc nhiều lỗi , chữ viết xấu .
 + Điểm 2 : Chưa hiểu bài ca dao, chưa biết làm bài văn biểu cảm, còn nhiều lỗi, chữ viết xấu.
 + Điểm 1 : Bài lạc đề và mắc nhiều lỗi nghiêm trọng, chữ viết cẩu thả.
 + Điển 0 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc không làm bài




 










































Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra học kỳ i – Lớp 10 - chương trình cơ bản
 Môn ngữ văn - năm học 2008 - 2009
 *** Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
 (Học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp về Làm văn, Tiếng Việt, Văn học)

Đề bài :

Câu 1 : (3.0 điểm)
Hãy nêu ngắn gọn các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2 : (7.0 điểm)
 Phân tích làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh mùa hè trong bài thơ Cảnh tình ngày hè của Nguyễn Trãi
 
 --------------------------------------------------

 Giám thị không giải thích gì thêm.








Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra học kỳ i – Lớp 10 - chương trình cơ bản
 Môn ngữ văn - năm học 2008 - 2009
 *** Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
 (Học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp về Làm văn, Tiếng Việt, Văn học)

Đề bài :

Câu 1 : (3.0 điểm)
Hãy nêu ngắn gọn các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2 : (7.0 điểm)
 Phân tích làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh mùa hè trong bài thơ Cảnh tình ngày hè của Nguyễn Trãi
 
 --------------------------------------------------

 Giám thị không giải thích gì thêm.



Trường THPT Vĩnh Yên Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 10 – cơbản
 Kiểm tra học kỳ i - năm học 2008 -2009 
 **************
Câu 1 : (3.0 điểm)

Học sinh có thể trình bày theo trình tự khác nhau nhưng cần nêu được các nôi dung cơ bản sau
- Tính cụ thể:
- Tính cảm xúc:
- Tính cá thể :

B. Thang điểm
 - Điểm 3.0 : Nêu được cơ bản các nội dung, không mắc lỗi diễn đạt và chính tả.
 - Điểm 2.0 : Nêu được một số nội dung căn bản, chưa đầy đủ; có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 1.0 : Chưa nêu được nội dung hoặc nêu thiếu nhiều ý; có thể còn lỗi về câu và diễn đạt
 - Điểm 0.0 : không làm bài hoặc sai nội dung cơ bản.

Câu 2 : (7.0 điểm)

 1. yêu cầu về Kĩ năng :
Học sinh vận dụng kĩ năng tổng hợp Làm văn, Tiếng Việt, Văn học viết bài văn biểu cảm về một bài ca dao yêu thương tình nghĩa. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc chân thành; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
 2 . yêu cầu về Nội dung : Học sinh có thể trình bày linh hoạt nhưng phải nêu được các nội dung cơ bản sau:
 - Bài ca dao diễn tả cụ thể, tinh tế và gợi cảm nỗi nhớ thương của người con gái. Nỗi niềm thương nhớ được biểu hiện bằng nhiều hình ảnh biểu tượng khăn, đèn, mắt. Hình ảnh nhân hoá khăn, đèn và hình ảnh hoán dụ mắt bộc lộ tình thương nhớ không nguôi. Cô gái hỏi dồn dập khăn, đèn , mắt cũng là tự hỏi lòng mình. Cô gái nhớ thương người yêu đến rơi nước mắt và không ngủ được. Hình ảnh lặp lại, và lặp ngữ pháp đã gợi, đã tô đậm nỗi nhớ thương người yêu triền miên, da diết của người con gái chín chắn, biết ghìm nén tình cảm.
 - Hai câu cuối bộc lộ nỗi niềm âu lo triền miên của cô gái. Nhớ thương người yêu cháy bỏng nhưng vẫn lo lắng cho số phận của mình, cho duyên phận đôi “lứa không yên một bề”. Trong xã hội cũ, hạnh phúc lứa đôi đâu dễ thành hiện thực. Nỗi lòng người con gái dám nói rõ lòng mình nhưng không khỏi lo phiền tình yêu tha thiết đâu phải không còn trở ngại…
Những lo âu của cô gái cũng là thương nhớ chồng chất, bâng khuâng, đằm thắm. Bài ca vẫn là tiếng hát yêu thương của một tình yêu nồng nàn, lạc quan, tình yêu đẹp đẽ của các thôn nữ Việt nam xưa. 
 3. Thang điểm:
 + Điểm 7 : Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu, văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
 + Điểm 6 : Cơ bản nêu được các nội dung, diễn đạt được ý, có cảm xúc. Có thể còn một số lỗi dùng từ, chính tả.
 + Điểm 5 : Cơ bản hiểu bài ca dao, nêu được khoảng một nửa số ý; diễn đạt tạm được; còn mắc một số ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
 + Điểm 4 : Hiểu chưa chắc chắn bài ca dao, văn viết chưa gọn, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lỗi câu, lỗi chính tả.
 + Điểm 3 : Hiểu bài ca dao còn mơ hồ, văn mắc nhiều lỗi , chữ viết xấu .
 + Điểm 2 : Chưa hiểu bài ca dao, chưa biết làm bài văn biểu cảm, còn nhiều lỗi, chữ viết xấu.
 + Điểm 1 : Bài lạc đề và mắc nhiều lỗi nghiêm trọng, chữ viết cẩu thả.
 + Điển 0 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc không làm bài

 --- Hết ----






























Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra chuyên đề lần thứ ba – Lớp 10 a3
 năm học 2008 - 2009
 *** Môn Ngữ Văn. Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
 năm học 2008 - 2009
 
 (Học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp về Làm văn, Tiếng Việt, Văn học)


Đề bài :

Em hãy viết bài thuyết minh giới thiệu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm 
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi 

 --------------------------------------------------
 Giám thị không giải thích gì thêm.












Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra chuyên đề lần thứ ba – Lớp 10 a3
 năm học 2008 - 2009
 *** Môn Ngữ Văn. Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
 năm học 2008 - 2009
 
 (Học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp về Làm văn, Tiếng Việt, Văn học)


Đề bài :

Em hãy viết bài thuyết minh giới thiệu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm 
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi 

 --------------------------------------------------
 Giám thị không giải thích gì thêm.

Trường THPT Vĩnh Yên Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 10 a3
 Chuyên đề lần thứ ba - năm học 2008 -2009 
 **************


 1. yêu cầu về Kĩ năng :

Học sinh vận dụng kĩ năng tổng hợp Làm văn, Tiếng Việt, Văn học viết bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học trong chương trình. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc chân thành; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ. Dẫn chứng chính xác và tiêu biểu.

 2. yêu cầu về Nội dung :
Học sinh có thể trình bày linh hoạt nhưng phải nêu được các nội dung cơ bản sau:
 - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô đại cáo.( theo Tiểu dẫn SGK)
 - Giới thiệu tác phẩm có thể kết hợp vừa nêu nội dung vừa nêu nghệ thuật, dựa theo bố cục 5 đoạn của tác phẩm ( theo SGK) .
 Đoạn 1 và 2 : Tư tưởng nhân nghĩa, tội ác giặc Minh và bọn bán nước ( giới thiệu vắn tắt ý chính).
 Đoạn 3 : Hình ảnh vị lãnh tụ và nghĩa quân với những khó khăn buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa.
 Đoạn 4 : Quá trình kháng chiến và những thắng lợi ( trọng tâm) : tác giả miêu tả hai giai đoạn chiến thắng bằng những hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu… chọn lọc nhằm thể hiện được khí thế tiến công và thắng lợi oanh liệt.
 Đoạn 5 : Lời tuyên bố hoà bình khẳng định ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Học sinh biết giới thiệu những nội dung chính, nêu một số dẫn chứng tiêu biểu minh hoạ cho các nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

 3. Thang điểm:

 + Điểm 9-10: Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu, văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
 + Điểm 7-8: Cơ bản nêu được các nội dung, diễn đạt được ý, có cảm xúc. Có thể còn một số lỗi dùng từ, chính tả.
 + Điểm 5-6 : Hiểu tinh thần chung tác phẩm hoặc nêu được khoảng một nửa số ý; diễn đạt tạm được; còn mắc một số ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
 + Điểm 3-4 : Hiểu chưa chắc chắn tác phẩm, văn viết chưa gọn, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lỗi câu, lỗi chính tả.
 + Điểm 2 : Chưa hiểu tác phẩm, chưa biết làm bài văn thuyết minh, còn mắc nhiều lỗi, chữ viết xấu.
 + Điểm 1 : Bài lạc đề và mắc nhiều lỗi nghiêm trọng, chữ viết cẩu thả.
 + Điểm 0 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc không làm bài


-- Hết --



 
Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra chuyên đề lần thứ ba – Lớp 10
 năm học 2008 - 2009
 *** Môn Ngữ Văn. Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
 
 (Học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp về Làm văn, Tiếng Việt, Văn học)


Đề bài :

Em hãy viết bài thuyết minh giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn 
của tác giả Nguyễn Trãi. 

 --------------------------------------------------
 Giám thị không giải thích gì thêm.












Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra chuyên đề lần thứ ba – Lớp 10
 năm học 2008 - 2009
 *** Môn Ngữ Văn. Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
 
 (Học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp về Làm văn, Tiếng Việt, Văn học)


Đề bài :

Em hãy viết bài thuyết minh giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn 
của tác giả Nguyễn Trãi. 


 --------------------------------------------------
 Giám thị không giải thích gì thêm.



Trường THPT Vĩnh Yên Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 10 
 Chuyên đề lần thứ ba - năm học 2008 -2009 
 **************

 1. yêu cầu về Kĩ năng :
Học sinh vận dụng kĩ năng tổng hợp Làm văn, Tiếng Việt, Văn học viết bài văn thuyết minh về một tác gia văn học trong chương trình. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc chân thành; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ. Dẫn chứng chính xác và tiêu biểu.

 2. yêu cầu về Nội dung :
Học sinh có thể trình bày linh hoạt nhưng phải nêu được các nội dung cơ bản sau:
 - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi , đánh giá và vị trí của ông trong nền văn học. 
 - Giới thiêu chi tiết theo gợi ý:
 + Cuộc đời nếm trải nhiều cay đắng. Ông là người yêu nước, văn võ kiêm toàn, có nhiều đóng góp cho đất nước và cho nền văn hoá dân tộc.
 + Sự nghiệp văn học với nhiều tác phẩm nổi tiếng (HS nêu tên các tác phẩm).
 + Giới thiệu những nội dung chính trong các sáng tác thơ và văn xuôi: Tư tưởng nhân nghĩa, triết lý thế sự và tình yêu thiên nhiên đất nước làm nên giá trị lâu bền. 
 + Giá trị về nghệ thuật trong văn thơ chữ Hán và chữ Nôm.
 Học sinh trình bày thuyết minh nội dung và chọn một số dẫn chứng để minh hoạ

 3. Thang điểm:

 + Điểm 9-10 :Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu, văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
 + Điểm 7-8: Cơ bản nêu được các nội dung, diễn đạt được ý, có cảm xúc. Có thể còn một số lỗi dùng từ, chính tả.
 + Điểm 5-6 : Hiểu được những điểm chung nhất về tác gia hoặc nêu được khoảng một nửa số ý; diễn đạt tạm được; còn mắc một số ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; còn ít dẫn chứng. 
 + Điểm 3-4 : Hiểu chưa chắc chắn về tác gia, văn viết chưa gọn; còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lỗi câu, lỗi chính tả; dẫn chứng chưa chọn lọc.
 + Điểm 2 : Chưa hiểu về tác gia, chưa biết làm bài văn thuyết minh; còn mắc nhiều lỗi, chữ viết xấu; dẫn chứng sơ sài.
 + Điểm 1 : Bài lạc đề và mắc nhiều lỗi nghiêm trọng, chữ viết cẩu thả.
 + Điểm 0 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc không làm bài


-- Hết --



 






File đính kèm:

  • docDe kiem tra sat hach lop 102009.doc
Đề thi liên quan