Đề kiểm tra Lịch sử 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 5

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Lịch sử 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT BC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
LÊ HỮU TRÁC MÔN: LỊCH SỬ
 ( Thời gian : 45 phút không kể thời gian giao đề )
 Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1:Người tối cổ khác với loài vượn cổ ở chỗ nào?
	A. Đã là người 
B. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.
	C. Đã biết chế tạo công cụ lao động
	D. Câu A và C đúng.
Câu 2: Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?
	A. Biết giữ lửa trong tự nhiên.
	B. Biết tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau.
	C. Biết chế tạo ra đồ đồng để sản xuất.
	D. Biết sử dụng kim loại.
Câu 3: Nhờ đâu người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước?
Nhờ phát minh ra lửa.
Nhờ chế tạo đồ đá.
Nhờ lao động nói chung.
Nhờ sự thay đổi của thiên nhiên.
Câu 4: Khi lớp lông vượn trên người tinh khôn không còn nữa, xuất hiện những màu da nào là chủ yếu?
	A. Da trắng.	B. Da vàng.
	C. Da đen. 	D. Da vàng, trắng, đen.
Câu 5: Thị tộc là gì?
Những gia đình gồm 2 đến 3 thế hệ có chung dòng máu.
Những người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
Những người sống chung trong hang động mái đá.
Những người phụ nữ cùng làm nghề hái lượm.
Câu 6: Sản phẩm dư thừa của xã hội xuất hiện được giải quyết như thế nào?
Chia đều sản phẩm dư thừa cho mọi người.
không thể chia đều cho mọi người.
Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.
Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm.
Câu 7: Thời kì xã hội có giai cấp đầu tiên là thời kì nào?
	A. thời kì nguyên thủy.	B. Thời kì đá mới.
	C. thời kì cổ đại.	D. Thời kì kim khí
Câu 8. Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông quần tụ ở đâu để sinh sống?
vùng rừng núi.
Các con sông lớn.
Vùng trung du.
Vùng sa mạc.
Câu 9. Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?
	A. Trị thủy.	B. Trồng lúa nước.
	C. Chăn nuôi.	D. Làm nghề thủ công nghiệp.
Câu 10: Chiếm lực lượng đông đảo nhất và là thành phần sản xuất chủ yếu của xã hội cổ đại phương Đông là tầng lớp nào?
	A. Nô lệ.	B. Nông nô
	C. Nông dân công xã	D. Tất cả các tầng lớp trên.
Câu 11: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là gì?
Chữ tượng hình.
Chữ la tinh.
Chữ tượng ý.
Chữ tượng hình và tượng ý.
Câu 12: Ngành sản xuất nào phát triển sớm và mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải?
	A. Nông nghiệp.	B. Thương nghiệp.
	C. Thủ công nghiệp.	D. Câu A và B đúng.
Câu 13: Vì sao gọi là Thị quốc Địa Trung Hải?
Ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị.
Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.
Ở Địa Trung Hải nhiều phụ nữ sống ở thành thị.
Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.
Câu 14: Ở các thị quốc trong các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải, lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất trong xã hội ?
	A. Thị dân. 	B. Nô lệ.
	C. thương nhân	D. Bình dân.
Câu 15: Nhờ đâu người Hi Lạp hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời?
Nhờ buôn bán giữa các Thị quốc.
Nhờ đi biển.
Nhờ canh tác nông nghiệp.
Nhờ khoa học kĩ thuật phát triển.
Câu 16: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nào?
	A. Nhà Tần	B. Nhà Hán.
	C. Nhà Hạ.	D. Nhà Chu.
Câu 17: Nhà Tần thống nhất Trung Quốc vào thời gian nào?
	A. Năm 221 TCN.	B. Năm 222 TCN.
	C. Năm 212 TCN 	D. Năm 122 TCN.
Câu 18: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Nhà Đường gọi là gì?
	A. Chế độ tịch điền.	B. Chế độ quân điền.
	C. Chế độ lộc điền	D. Chế độ lĩnh canh.
Câu 19: Ai là người lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Minh?
	A. Ngô Quảng.	B. Chu Nguyên Chương.
	C. Lí Tự Thành.	D. Trần Thắng.
Câu 20: Từ năm 1644- 1911, đó là thời gian tồn tại của triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc?
	A. Nhà Tống.	B. Nhà Thanh.
	C. Nhà Minh. 	D. Nhà Đường.
Câu 21: Vua đầu tiên mở nước Ma Ga Đa là ai?
	A. Bim bi sa ra.	B. A sô ca.
	C. A cơ ba.	D. Không phải các vua trên.
Câu 22: Vì sao đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán?
Do chính quyền Trung ương suy yếu.
Do ngoại xâm xâm lược 
Do mối vùng lãnh thổ có điều kiện và sắc thái riêng.
Câu A và C đúng.
Câu 23:Ai là người đánh chiếm Đê li, lập ra vương triều Mô gôn ở Ấn Độ?
	A. Ti mua leng.	B. A cơ ba.
	C. Ba bua	D. Sa gia han.
Câu 24: Ở Đông Nam Á từ lâu được coi là một khu vực địa lí- lịch sử- văn hóa riêng biệt và còn được gọi là khu vực gì?
Châu Á thức tỉnh.
Châu Á gió mùa.
Châu Á lục địa.
Châu Á bùng cháy.
Câu 25: Đông Nam Á hiện nay có thêm nước nào?
	A. Đông ti mo.	B. Mi an ma.
	C. Mã lai.	D. Sin ga po.
Câu 26: Vào thời gian nào các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái?
Nửa sau thế kỉ XVI.
Nửa sau thế kỉ XVII.
Nửa đầu thế kỉ XVIII.
Nửa sau thế kỉ XVIII.
Câu 27: Sử sách Trung Quốc gọi vương quốc của người Khơ me là gì?
	A Chăm Pa.	B. Chân Lạp.
	C.Căm pu chia.	D. Miến.
Câu 28: Vào năm 1863, Căm pu chia bị nước nào xâm lược?
	A. Thái Lan.	B. Pháp.
	C. Anh.	D.MÃ Lai.
Câu 29: Nước Lan Xang ở Lào dược thành lập vào năm nào?
	A. Năm 1353. 	B. Năm 1533.
	C. Năm 1363.	D. Năm 1336.
Câu 30: Dưới thời phong kiến, Luông Pha Bang là một tiểu quốc của Lan Xang. Đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 31: Đế quốc Rô Ma oai hùng một thời đã bị bộ tộc Giéc man ồ ạt xâm chiếm vào năm nào?
	A. Năm 476.	B. Năm 477.
	C. Năm 746. 	D. Năm 774.
Câu 32: Khi chiếm ruộng đất của người Rô Ma, bộ tộc Giéc Man đã chia đất cho ai cày cấy?
	A. Các quý tộc.	B. Các gia đình có thể cày cấy.
	C. Các tăng lữ.	D. Các binh lính tham gia chiến tranh.
Câu 33: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?
	A. Nông dân tự do.	B. Nông nô.
	C. Nô lệ.	D. Lãnh chúa phong kiến.
Câu 34: Hình thức bóc lột chủ yếu của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô là gì?
	A. Thuế.	B. Lao dịch.
	C. Địa tô. 	D. Tất cả các hình thức trên.
Câu 35: Việc tìm kiếm con đường giao lưu buôn bán giữa châu Âu và phương Đông được đặt ra vô cùng bức thiết từ khi nào?
	A. Thế kỉ XIV.	B. Thế kỉ XV.
	C. Thế kỉ XVI. 	D. Thế kỉ XVII.
Câu 36: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?
	A. Đường bộ.	B. Đường hàng không.
	C. Đường biển.	D. Đường sông.
Câu 37: Những nước nào nào đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển vào các thế kỉ XV, XVI?
	A. I ta li a.	B. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
	C. Tây Ban Nha.	D. Tất cả các nước trên.
Câu 38: Phong trào” Rào đất cướp ruộng” diễn ra sớm nhất ở nước nào?
	A. Anh.	B. Tây Ban Nha.
	C. Pháp.	D. Bồ Đào nha.
Câu 39: Phong trào Văn hóa Phục Hưng có mục đích:
Khôi phục lại toàn bộ nền văn hóa cổ đại.
B. Phục hưng tinh thần của nền văn hóa Hi Lạp, Rô Ma và sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
C. Phục hưng lại nền văn hóa phong kiến thời trung đại.
D. Khôi phục lại những gì đã mất của văn hóa châu Âu.
Câu 40: Thời đại Văn hóa Phục Hưng đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực nào?
Văn học nghệ thuật.
Khoa học kĩ thuật.
Khoa học xã hội -nhân văn.
Tư tưởng văn hóa.
ĐÁP ÁN
Câu 1: D	Câu 11: A	Câu 21: A	Câu 31:A
Câu 2: B	Câu 12: C	Câu 22: D	Câu 32: B
Câu 3: C	Câu 13: B	Câu 23: C	Câu 33: B
Câu 4: D	Câu 14: B	Câu 24: B	Câu 34: C
Câu 5: A 	Câu 15: B	Câu 25: A	Câu 35: B
Câu 6: B	Câu 16: A	Câu 26: D	Câu 36: C
Câu 7: C	Câu 17: A	Câu 27: B	Câu 37: B
Câu 8: B	Câu 18: B	Câu 28: B	Câu 38: A
Câu 9: A	Câu 19: B	Câu 29: A	Câu 39: B
Câu 10: C	Câu 20: B	Câu 30: A	Câu 40: B

File đính kèm:

  • doc0607_Su10ch_hk1_BCLHT.doc
Đề thi liên quan