Đề kiểm tra lớp 9 học kì I

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra lớp 9 học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


Đề Kiểm Tra lớp 9 HK1
Câu 1:Vì sao vũ Nương phải chịu nổi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
Câu 2:Phân tích về những thành công về nghệ thuật Miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du Trong đoạn trích cảnh ngày xuân ?
Câu 3:Trong Tám cau cuối đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh đều có những nét riêng đồng thời có những nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều.Em hãy phân tích và chứng minh điều đó.
Câu 4 vì sao thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư? việc làm ấy của Kiều hợp lý hay không hợp lý?là đúng hay đáng trách? Lý giải cách lựa chon của em
Câu 5: Qua bài thơ:Đồng chí.,Em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống pháp?
Câu 6:Xác định thời điểm ra đời của bài Ánh trăng liên hệ với cuộc đời của nhà thơ để phát biểu chủ đề bài thơ, theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có gì liên quan đến dạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta.
Câu 7:Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết nào? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?


Hướng dẫn chấm đề KT Ngữ văn 9 HK1
Câu1:Nỗi oan khuất có nhiều nguyên nhân và được diễn tả rất sinh động, như một màn kịch ngắn, có xung đột có tắt nút có mở nút.H/s trình bày được các ý sau:
-Cuộc hôn nhân giửa trương sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng ( xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về).lời Vũ Nương:” thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu “.Cộng thêm cái thế cho Trương xin cái thế của người chồng , người đàn ông của chế độ gia trưởng phong kiến.
-Tính đa nghi của Trương Sinh .( dẫn chứng).
-Tình huống bất ngờ.Đó là lời nói của đứa trẻ ngây thơ.(dẫn chứng)
-Cách đối xử hồ đồ độc đoán của Trương Sinh ( dẫn chứng)Nút thắt ngày càng chặt dẫn đến cái shết oan nghiệt của Vũ Nương..
-Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến.
Câu 2:
-Phân tích khung cảnh ngày xuân ( dẫn chứng)
-Phân tích khung cảnh lễ hội trong tuyết thanh minh (dẫn chứng)
-Phân tích cảnh chị em Kiều du xuân trở về.( dẫn chứng)
Chốt lai: Đoạn thơ có kết cấu hợp lý, cách sử dụng từ ghép từ láy giàu chất tạo hình.Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết, và tính chất gợi có tính chất điểm xuyết, đột phá.
Câu 3:
Phân tích tám câu cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
-Diễn tả tâm trạng của Kiều, Nguyễn Du chon cách biểu hiện “Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Mỗi biểu hiên cảnh chiều tà bên bờ biển, từ “Cánh buồm thấp thoáng,” cánh “hoa trôi man mác” đến “nội cỏ rầu rầu,” tiếng sóng ầm ầm, đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều.Sự cô đơn , thân phận nổi nênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu cha mẹ và cả sự bàng hoàng kinh sợ. Cảnh ở lầu Ngưng Bích là cảnh được nhìn qua tâm trạng. Tám câu cuối của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.
Câu 4.Trước những lời kêu ca của Hoạn Thư, Kiều đã phải thừa nhân đây là con người” khôn ngoan đế mực nói năng phải lời” Hoan Thư đưa Kiều đến chỗ khó xử: Tha ra thì cũng may đời – làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen” nàng đã răng đe Hoạn Thư rồi lại khoan dung độ lượng: “ Đã lòng tri quá thì nên” Hoan thư đã biết lỗi, đã xin tha thì Kiều cũng xử theo theo quan điểm triết lý dân gian” đánh người chạy đi chở không đánh người chạy lại”
Câu 5:
Cảm nhận:Bài thơ đồng chí của Chính HữuThể hiên hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm
Câu 6:Nguyễn Duy tên là Nguyễn Duy Nhuệ sinh năm 1948 ở Thanh Hóa Năm 66 ông gia nhập quân đội vào binh chủng thông tin sau năm 1975 ông chuyễn về làm báo văn nghệ giải Phóng..Bài Ánh trăng được viết năm 78 khi tác giả công tác tại thành phố : 
-Chủ đề : Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ và tình cả m đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu
Câu 7:Tình cảm sâu nặng của ông sáu đối với con dã được thể hên phần nào trong chuyến về thăm nhà, nhưng được thể hiên sau sắc và tập trung ở phần sau của truyện khi ông sáu ở rừng tại khu căn cứ:
-Nỗi day dứt và ân hậnám ảnh ông suốt nhiều ngày saukhi chia tay với gia đình và việc ông nóng giận đã đánh con. Thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà cho con.
(dẫn chứng).
-Khi tìm được khúc ngà ông đã vui mừng sung sướng....Ông đã hy sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà.
-Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sau nặng của cha con ông sáu mà còn gợi cho ngườ đọc njhĩ đến và thắm thía những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu người , bao nhiêu gia đình.











Đề Kiểm tra Ngữ văn lop 9 hk2.
Câu1:Tìm hiểu và chỉ ra nghĩa biểu tượng của một số câu thơ trong đoạn 3 bài con cò của Chế Lan Viên? 
Câu 2:Phân tích đoạn thơ”” ta làm con chim hót...dù đến khi tóc bạc’’( chú ý những hình ảnh biểu tượng, từ ngữ và cách diễn đạt rất gợi cảm thể hiện một ươc nguyện chân thành của tác giả)Đọan thơ ấy gợi cho em những những cảm nghĩ gì về cuộc sống của những con người ?

Câu 3:Phân tích sự cảm nhân tinh tế cuả nhà thơ về những chuyển biến không gian lúc sang thu.
Câu 4: Phân tích tâm trạng cảm xúc của nhà thơ khi viếng Lăng Bác?
Câu 5:Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ,trong sự đùm bọc của quê hương.Hãy tìm và phân tích những câu thơ nói lên điều ấy?
câu 6:Xác định vị trí của dòng thơ “Con hỏi ...”ở mỗi phần.( Mây và sóng) Tago.
Câu 7:Có người nhận xét nhân vật Nhĩ là” nhân vật tư tưởng”.theo em đúng hay sai? Vì sao?









Hướng dẫn chấm đề KT Ngữ văn 9 HKII
Câu 1:Đoạn 3 hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời
 Dù ở gần con
..Dù ở xa con
.................
 Cò mãi yêu con
Từ sự thấu hiểu tấm lòng của mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững và sâu sắc:
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Xúc cảm, suy tưởng và triết lý.
Câu 2:
Tìm hiểu tâm niệm của nhà thơ:
Đó là khát vọng được hòa nhập cuộc sống của đất nước cống hiếnphần tốt đẹp-dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung cho đất nước.
Điều tâm niệm thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. đẹp và tự nhiên vì nhà thơ đã dùng hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình” Ta làm con chim hót-Ta làm một nhành hoa.”.
Câu 3:
Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự cảm nhận rất tinh tế:
-Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.
-Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm-Dòng sông trôi một cách thanh thản , chim vội vã buổi hoàng hôn
-cảm giác giao mùa thú vị...qua đám mây mùa hạ .vắt nửa mình sang thu.
.....
Câu 4:Phân tích tâm trạng cảm xúc của nhà thơ qua cuộ cviếng lăng.
-Khổ một
-khổ 2
-Khổ3
 Khổ 4.
Tóm lại: qua 4 khổ thơ khá cô đọng, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc đông tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, những tình cảm sâu sắc thành kính với Bác Hồ.
Câu 5: Phân tích những câu thơ thể hiện tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.
con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ ( bốn câu thơ đầu)
-Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên mơ mộng và nghĩa tình quê hương.
+Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của “ người đồng mình”.
+Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình.Thiên nhiên ấy nuôi dưỡng con người về cả tâm hồn lối sống: Rừng cho hoa- con đường cho những tấm lòng.
Câu 6: Xác định vị trí cũa mỗi dòng thơ : “con hỏi....”ở mỗi phần.
 Nếu em bé từ chối ngay lời rủ rê của những người sống” trên mây” và “trong sóng” thi tình cảm sẽ thiếu chân thật vì trẻ em nào chẳng ham chơi. Em phần nào đã bị lôi cuốn,song vấn đề là không thể đánh đổi thú vui chơi với việc xa rời mẹ. tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi của những người sống “trên mây” và “trong sóng”
Câu 7:
Nhân vật Nhĩ trong truyện là nhân vật tư tưởng, một loại nhân vật nỗi lên trong sáng tác của NguyễnMinh Châu giai đoạn sau năm 1975. Nhà văn đã gởi gắm qua nhân vật nhiều điều quan sát, suy ngẫm , triết lý về cuộc đời và con người.Nhưng nhật vật không bị biến thành cái loa phát ngôn cho tác giả. Những chiêm nghiệm triết lý đã được chuyển hóa vào trong đời sống nội tâm của nhân vật, với diễn biến của tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh được miêu tả tinh tế hợp lí.

File đính kèm:

  • docDe thi hoc ki 1 cuc hay Tu luan.doc