Đề kiểm tra môn Công nghệ 8. năm học 2010 - 2011
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Công nghệ 8. năm học 2010 - 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS TT Cát Bà Đề kiểm tra Tổ KHTN Môn công nghệ 8. Năm học 2010- 2011 Thời gian làm bài: 45’( không kể thời gian giao đề). I Trắc nghiệm ( 3 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Hình chiếu có hướng chiếu từ trước tới là hình chiếu nào: A. Đứng B. Bằng C. Cạnh Câu 2: Trục quay của khối tròn xoay được vẽ bằng nét nào? A. Nét đứt B. Nét gạch chấm mảnh C. Nét liền đậm Câu 3: Hình hộp chữ nhật được bao bởi loại hình nào? A. Hình vuông B. Hình tròn C. Hình chữ nhật Câu 4: Hình nón được tạo thành khi quay một vòng hình nào quanh một trục cố định? A. Tam giác vuông B. Hình tròn C. Hình chữ nhật Câu 5: Hình nào là hình biểu diễn vật thể phía sau mặt phẳng cắt? A. Hình cắt B. Hình chiếu Câu 6: Bản vẽ chi tiết có bao nhiêu nội dung? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7: Có thể biết vị trí hình cắt khi đọc nội dung nào của bản vẽ chi tiết? A. Khung tên B. Kích thước C. hình biểu diễn Câu 8: Ren có mấy loại? A. 1 B. 2 C. 3 Câu 9: Đường đỉnh ren vẽ bằng nét đậm, đó là loại ren nào? A. Ren bị che khuất B. Ren trong C. Ren ngoài Câu 10: Các đường đỉnh ren, chân ren,. đều được vẽ bằng nét đứt, đó là loại ren nào? A. Ren bị che khuất B. Ren trong C. Ren ngoài Câu 11: Nội dung bản vẽ lắp khác với bản vẽ chi tiết là nội dung: A. Bảng kê B. Hình biểu diễn C. Kích thước Câu 12: Muốn biết tên gọi chi tiết, số lượng chi tiết ở bản vẽ lắp, ta đọc nội dung nào? A. Bảng kê B. Hình biểu diễn C. Kích thước II. Tự luận ( 7 điểm ): Câu 1: Em hãy cho biết công dụng của bản vẽ lắp? Câu 2: Em hãy nêu quy ước vẽ ren ngoài? Câu 3: Cho vật thể A,B,C,D. Em hãy tìm các hình chiếu đứng, bằng, cạnh của mỗi vật thể và điền số thứ tự hình chiếu vào bảng dưới đây. Vật thể A B C D Hình chiếu đứng Hình chiếu bằng Hình chiếu cạnh A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án và biểu điểm bài kiểm tra 45’ Môn công nghệ 8 I.Trắc nghiệm( 3đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A B C A B C C C C A A A II. Tự luận ( 7 điểm ): Câu 1: Công dụng của bản vẽ lắp ( 0,75đ/ ý đúng) Diễn tả hình dạng, kết cấu của một sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm. Là tài liệu kĩ thuật dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. Câu 2: Mỗi ý đúng cho 0, 5đ - Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm. Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh. đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm. Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh. Câu 3: Mỗi ý đúng cho 0,25đ Vật thể A B C D Hình chiếu đứng 5 1 6 9 Hình chiếu bằng 2 10 8 12 Hình chiếu cạnh 4 3 11 7 Ma trận đề bài kiểm tra 45’ Môn công nghệ 8 Nội dung Mức độ Tổng số câu Nhận biết 25% Thông hiểu 50% Vận dụng 25 % TN TL TN TL TN TL Quy ước nét vẽ 3 0,75 3 Hình chiếu, mặt phẳng chiếu, hình cắt 1/3 0,75 1/3 1,5 3 0,75 1/3 0,75 4 Các loại bản vẽ và công dụng 2 0,5 0,5 1 2 0,5 0,5 0,5 5 Biểu diễn ren 1 2,5 1 Khối đa diện 1 0,25 1 Khối tròn xoay 1 0,25 1 Tổng điểm 1,75 0,75 5 1,25 1,25 10đ/ 14 câu Trường THCSTT cát bà Bài kiểm tra định kì Tổ KHTN Môn công nghệ 8. tiết 26- tuần 13 Thời gian làm bài: 45’( không kể thời gian giao đề). I Trắc nghiệm ( 3 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Hình nón được tạo thành khi quay một vòng hình nào quanh một trục cố định? A. Tam giác vuông B. Hình tròn C. Hình chữ nhật Câu 2: Hình nào là hình biểu diễn vật thể phía sau mặt phẳng cắt? A. Hình cắt B. Hình chiếu Câu 3: Các sản phẩm sau sản phẩm nào không phải là vật liệu kim loại. A. Chậu đồng B. Khung xe đạp C. Thước nhựa D. Móc nhôm Câu 4: Ê tô là dụng cụ. A. Đo B. Gia công C. Kẹp chặt D. Tháo lắp Câu 5: Tác dụng của cưa tay. A. Cắt kim loại với khổ lớn B. Tạo trong vật liệu kim loại. C. Cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa của rãnh Câu 6: Có mấy loại thước để đo chiều dài các vật trong cơ khí? A: 2 B: 3 C: 4 D: 5 Câu 7: Theo công dụng, chi tiết máy được chia làm mấy nhóm. A. 1 nhóm B. 2 nhóm C. 3 nhóm D. 4 nhóm Câu 8: Mối ghép động gồm các loại khớp nào? A. Khớp tịnh tiến B. Khớp quay C. Cả A,B đúng Câu 9: Mối ghép nào sau đây là mối ghép tháo được . A. Mối ghép hàn B. Mối ghép bằng đinh vít Câu 10: Mối ghép ở sản phẩm nào sau đây không phải là mối ghép động. A. Ghế gấp B. Cửa xếp C. Piston – xi lanh Câu 11: Quai và nồi được ghép với nhau bằng mối ghép. A. Hàn B. Đinh tán C. Gò gấp mép D. Đai ốc Câu 12: Vật liệu cơ khí có mấy tính chất. A. 3 B. 4 C. 5 II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: Nêu khái niệm, dấu hiệu nhận biết và phân loại chi tiết máy? Câu 2: Nêu đặc điểm của khớp tịnh tiến? Câu 3: Đánh dấu “x” trong các ô của bảng sau để chỉ rõ sự tương quan giữa các mặt 1,2,3,4,5 ở trên các hình chiếu với các mặt A,B,C,D ở trên vật thể. 5 A B C D 1 2 3 4 5 Đáp án và biểu điểm bài kiểm tra Môn công nghệ 8. tiết 26- tuần 13 I.Trắc nghiệm( 3đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A A C C C A B C B B B B II. Tự luận( 7đ) Câu 1: 2,25đ Chi tiết máy KN: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và có chức năng nhất định trong máy( 0,75đ) Dấu hiệu nhận biết: (0,25đ/ý) Có cấu tạo hoàn chỉnh Không thể tháo rời được hơn nữa. Phân loại: (0,5đ/ý) Chi tiết có công dụng chung: được sử dụng trong nhiều loại máy. Chi tiết có công dụng riêng: chỉ được dùng trong một loại máy nhất định. Câu 2: 2,25 đ Đặc điểm của khớp tịnh tiến ( 0,75đ/ý) Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau ( quỹ đạo chuyển động, vận tốc..) Khi khớp tịnh tiến làm việc, hai chi tiết trượt trên nhau tạo nên ma sát lớn làm cản trở chuyển động. Để giảm ma sát, người ta sử dụng vật liệu chịu mài mòn, các bề mặt được làm nhẵn và thường được bôi trơn dầu, mỡ Câu 3: 2,5đ Mỗi ý đúng cho 0,5 đ A B C D 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x Ma trận đề bài kiểm tra Môn công nghệ 8. tiết 26- tuần 13 Nội dung Mức độ Tổng số câu Nhận biết 25% Thông hiểu 50% Vận dụng 25 % TN TL TN TL TN TL Hình biểu diễn 3 0,75 1 2,5 4 Dụng cụ cơ khí và phương pháp gia công 2 0,5 2 Vật liệu cơ khí 2 0,5 2 Chi tiết máy 1 0,25 1 2,25 2 Các loại mối ghép 2 0,5 2 0,5 1 2,25 5 Tổng điểm 2,5 0,5 4,5 2,5 10đ/ 15câu
File đính kèm:
- CN 8(1).doc