Đề kiểm tra môn: Công nghệ 8 trường THCS Trần Hưng Đạo

doc5 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn: Công nghệ 8 trường THCS Trần Hưng Đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trần Hưng Đạo
Họ và tên:
Lớp:.
ĐỀ KIỂM TRA
Môn: Công nghệ 8
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
I. Phần trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất trong các phương án A, B, C hoặc D: (4 điểm)
Câu 1: Các tia chiếu vừa song song với nhau vừa vuông góc với mặt phẳng chiếu là đặc điểm của phép chiếu:
A - Phép chiếu xuyên tâm. B - Phép chiếu song song C - Phép chiếu vuông góc
Câu 2: Xác định hình chiếu bằng của vật thể sau:
Câu 3: Hình lăng trụ đều được bao bọc bởi:
A - Sáu hình chữ nhật.
B - Hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
C - Mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh. 
Câu 4: Khối tròn xoay có hình chiếu:
A- Hình trụ. B- Hình nón. C- Hình cầu.
Câu 5: Công dụng của hình cắt:
A- Biểu diễn hình dạng bên ngoài của vật thể.
B- Biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
C- Biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
Câu 6: Trình tự đọc bản vẽ lắp:
A- Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.
B- Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.
C- Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.
Câu 7: Hình chiếu đứng đúng của ren lỗ:
Câu 8: Đường giới hạn ren của ren trục bị che khuất được vẽ bằng nét:
A- Nét liền đậm. B- Nét liền mảnh. C- Nét đứt.
Câu 9: Bản vẽ kĩ thuật ghi tỉ lệ 1:2 có nghĩa là:
A- Kích thước của bản vẽ lớn hơn kích thước thật của vật thể 2 lần.
B- Kích thước của bản vẽ nhỏ hơn kích thước thật của vật thể 2 lần.
C- Bản vẽ phóng to so với vật thật.
Câu 10: Trình tự đọc bản vẽ nhà:
A - Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp.
B - Khung tên, kích thước, hình biểu biễn, tổng hợp.
C - Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, các bộ phận.
II. Phần tự luận: (6 điểm) Đọc bản vẽ chi tiết theo bảng:
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Bản vẽ
Kiểm tra học kì I
Môn: Công nghệ 9
I. Mục tiêu bài dạy:
Học xong bài này HS phải:
1. Về kiến thức:
Ôn tập kiến thức đã học về nối dây, lắp đặt mạch điện
2. Về kĩ năng:
Lắp mạch điện đúng sơ đồ
3. Về thái độ:
- Rèn luyện thái độ làm việc theo quy trình, an toàn lao động
II. Chuẩn bị bài dạy:
1. Giáo viên: Biên soạn đề kiểm tra
2. Học sinh: Vật liệu thiết bị điện: 1 bảng điện, 1 công tắc 2 cực, 1 cầu chì, 1 đui đèn đuôi ngạnh, 1 ổ cắm điện, dây dẫn điện, tua vít, kìm, dao nhỏ, bút thử điện.
III. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra thực hành
IV. Đề:
Lắp đặt mạch điện một công tắc 2 cực điều khiển một bóng đèn theo sơ đồ lắp đặt.
V. Tiêu chí chấm điểm:
- Bảng điện đúng sơ đồ, vận hành tốt: 8 điểm
- Bảng điện đẹp, dây dẫn nối tốt, gọn: 2 điểm
Trường THCS Trần Hưng Đạo
Họ và tên:
Lớp:.
ĐỀ KIỂM TRA
Môn: Công nghệ 8
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất trong các phương án A, B, C hoặc D:
Câu 1: Quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí theo các công đoạn:
A – Vật liệu cơ khí -> gia công cơ khí -> chi tiết.
B – Chi tiết - > lắp ghép -> sản phẩm cơ khí.
C – Vật liệu cơ khí -> gia công cơ khí -> chi tiết- > lắp ghép -> sản phẩm cơ khí.
D – Gia công cơ khí -> chi tiết- > lắp ghép -> sản phẩm cơ khí.
Câu 2: Thành phần chủ yếu của kim loại đen:
A – Sắt và thép. B – Sắt và đồng.
C – Sắt và cacbon. D – Sắt và nhôm.
Câu 3: Trong cơ khí người ta thường quan tâm đến 2 tính chất của vật liệu cơ khí:
A – Tính chất hóa học, công nghệ. B – Tính chất vật lí, hóa học. 
C – Tính chất cơ học, công nghệ. D – Tính chất vật lí, cơ học.
Câu 4: Dụng cụ kẹp chặt gồm: 
A – Thước lá, thước đo góc. B – Mỏ lết, cờ lê, tua vít.
C – Êtô, kìm. D – Búa, cưa, đục, dũa.
Câu 5: Chi tiết nào sau đây không thuộc nhóm chi tiết máy có công dụng chung:
A – Vòng đệm. B – Xích xe đạp .
C – Ổ bi. D – Bu lông.
Câu 6: Mối ghép nào là mối ghép không tháo được:
A – Mối ghép bằng đinh tán. B – Mối ghép ren.
C – Mối ghép bằng then. D – Mối ghép bằng chốt.
Câu 7: Ưu điểm của mối ghép bằng hàn:
 A – Tiết kiệm được vật liệu, giảm giá thành. B – Mối ghép chịu được nhiệt độ cao.
 C – Mối ghép chịu lực kém. D – Mối ghép chịu chấn động mạnh.
Câu 8: Đai ốc là chi tiết có: 
A – Ren ngoài. B – Ren trong.
C – Lỗ trơn. D – Vừa có lỗ trơn vừa có ren trong.
Câu 9: Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng có hình dạng:
A – Hình tròn B – Hình chữ nhật C – Hình tam giác D – Hình thang
Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để mô tả cách tạo thành hình cầu:
Khi quay...................... một vòng quanh đường kính cố định ta được hình cầu.
A – Hình chữ nhật. B – Hình tròn C – Hình tam giác D – Nửa hình tròn
II – PHẦN TỰ LUẬN : (6 điểm)
Câu 1: Em hãy nêu kĩ thuật cắt kim loại bằng cưa tay? (3 điểm)
Câu 2: Chi tiết máy là gì? Chi tiết máy gồm những loại nào? (2 điểm)
Câu 3: Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ giống và khác nhau như thế nào? (1 điểm)
ĐÁP ÁN CÔNG NGHỆ 8
I – Phần trắc nghiệm:
Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: C Câu 5: B Câu 6: A Câu 7: A Câu 8: B Câu 9: B Câu 10: D
II – Phần tự luận:
Câu 1: Kĩ thuật cắt kim loại bằng cưa tay:
a) Chuẩn bị: (1 điểm)
- Lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho các răng của lưỡi cưa hướng ra khỏi phía tay nắm.
- Lấy dấu trên vật cần cưa.
- Chọn êtô theo tầm vóc của người.
- Gá kẹp vật lên êtô.
b) Tư thế đứng và thao tác cưa: (2 điểm)
- Tư thế: người cưa đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân, chân phải song song với bàn đặt êtô và tạo với chân trái một góc 75. (0,5 điểm)
- Cách cầm cưa: Tay phải nắm cán cưa, tay còn lại nắm đầu kia của khung cưa. (0,5 điểm)
- Thao tác: Gồm 2 chuyển động:
+ Chuyển động 1: Đẩy cưa: Tay trái ấn lưỡi cưa kết hợp tay phải đẩy cưa về phía trước tạo lực cắt. (0,5 điểm)
+ Chuyển động 2: Kéo cưa: Tay trái thôi ấn lưỡi cưa, tay phải kéo lưỡi cưa về.
Quá trình cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến khi cắt đến kích thước cần cắt. (0,5 điểm)
Câu 2: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ nhất định trong máy (1 điểm)
Theo công dụng chi tiết máy được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm chi tiết máy có công dụng chung: gồm những chi tiết được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau như: bu lông, đai ốc... (0,5 điểm)
+ Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng: gồm những chi tiết máy chỉ được dùng trong những loại máy nhất định như: kim máy khâu, khung xe đạp... (0,5 điểm)
Câu 3: Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ:
- Giống nhau: (0,5 điểm)
+ Đường đỉnh ren, đường giới hạn ren, vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm. 
+ Đường chân ren, vòng chân ren vẽ hở và vẽ bằng nét liền mảnh.
- Khác nhau: (0,5 điểm)
+ Ren trục: đường đỉnh ren, vòng đỉnh ren được vẽ ngoài đường chân ren và vòng chân ren
+ Ren lỗ thì ngược lại.

File đính kèm:

  • docDE THI CONG NGHE 8 HKI.doc