Đề kiểm tra môn công nghệ lớp 9 thời gian làm bài 45 phút trường THCS Lê Văn Thiêm
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn công nghệ lớp 9 thời gian làm bài 45 phút trường THCS Lê Văn Thiêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lê Văn Thiêm đề kiểm tra môn công nghệ lớp 9 Tiết PPCT 18 Thời gian làm bài 45 phút. Loại đề HK Phần I trắc nghiệm: Câu 1 Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cai em cho là đúng trong các câu sau Thiết bị dùng để đo điện năng tiêu thụ là: A. Oát kế B. Công tơ điện C. Vôn kế D. Am pe kế 2. Dụng cụ dùng để đo chính xác kích thước đường kính dây dẫn là: A. Thước cặp; B. Phan me; C. Thước lá; D. Thước đo góc 3. Một vôn kế có thang đo 300 vôn, cấp chính xác 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là: A. 4,5 V B. 3V C. 6V D. 6,5 V 4. Mức độ tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Thời gian dòng điện chạy qua cơ thể C. Cường độ dòng điện qua cơ thể B. Điện trở của cơ thể D. Tất cả các yếu tố trên 5. Khi thấy người bị tai nạn điện em phải làm gì? A. Gọi người khác đến cứu C. Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện C. Nhanh chóng tránh xa nạn nhân D. Tất cả các ý trên. 6. Khi đấu dây dẫn điện vào, ra công tơ điện theo thứ tự nào sau đây? A. 1-2-3-4; B. 2-3-1-4; C. 1-3-2-4; D. 2-1-3-4. Câu 2 Hãy điền chữ Đ nếu câu đúng và chữ S nếu câu sai vào ô trống: Câu Đ/S a. Vật liệu có điện trở suất càng lớn dẩn điện càng tốt b. Vật liệu có điện trớ suất càng lớn cách điện càng tốt c. Vật liệu cách điện cho dòng điện đi qua d. Hai dây đốt nóng cùng vật liệu, cùng chiều dài, dây nào có tiết lớn hơn thì có điện trở nhỏ hơn. Phần II tự luận: Câu 3 Em hãy so sanh sự giống nhau và khác nhau giửa sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện? Câu4 Em hãy lập bảng quy trình lắp mạch điện bảng điện ( Các công đoạn, nội dung công việc, dụng cụ, yêu cầu kĩ thuật) Đáp án và biểu điểm Phần I trắc nghiệm: Câu 1 (3 đ) 1. B; 2. B; 3. A 4. D; 5. C 6. C Câu 2 (1 đ) a. S b. Đ c. S d. Đ Phần II tự luận Câu 3 (2 điểm) + Giống nhau: Có số lượng và kí hiệu các phần tử giống nhau, mối liên hệ điện của các phần tử giống nhau, ngyên lý làm việc giống nhau. + Khác nhau: - Sơ đồ nguyên lý chỉ nêu lên mối liên hệ điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp các phần tử trong thực tế, dùng để nghiên cứu nguyên lý làm việc của mạch điện. Sơ đồ lắp đặt biểu thi rõ vị trí lắp đặt cách lắp ráp các phần tử trong thực tế. Sơ đồ lắp đặt dùng để láp đặt mạch điện. Câu 4 ( 4 điểm) Quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện Các công đoạn Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kĩ thuật Vạch dấu - Vạch dấu vị trí các thiết bị trên bảng điện - Vạch dấu các lố khoan Bút chì, thước. - Bố trí các thiết bị hợp lý - Vạch dấu chính xác Khoan lỗ bảng điện - Khoan lỗ để bắt vít - Khoan lổ để luồn dây Khan, mũi khoan. Khoan chính xác, mũi khoan thẳng Nối dây các thiết bị điện Nối dây vào cầu chì, công tắc, ổ cắm điện, đui đèn, phích cắm điện. Kìm, tua vít, dao nhỏ Nối đúng sơ đồ, mối nối đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật. Lắp các thiết bị điện vào bảng điện Vít cầu chì, công tắc, ổ cắm vào bảng điện Kìm, tua vít, dao nhỏ. Lăp các thiết bị đúng vị trí, chắc, gọn, đẹp. Đi dây ra đèn Nối dâu từ công tắc vào đui đèn Kìm, tua vít, dao nhỏ Nối dây đúng sơ đồ, gon, đẹp. Kiểm tra Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra thông mạch. Nối nguồn, vận hành thử Đồng hồ vạn năng, bút thử điện. Mạch điện đúng sơ đồ, Mạch điện vân hành tốt, đảm bảo an toàn. chăc, đẹp.
File đính kèm:
- Ktra HK 1.doc