Đề kiểm tra môn Ngữ văn 10

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Kiểm Tra Môn Ngữ Văn
 ( Thời gian:..... phút)

Phần I: Trắc nghiệm 
Cău 1: Tên chữ của Nguyễn Du là gì?
 A. Thanh Hiên B. ức Trai
C. Tố Như D. Cả A, B, C đều sai
Câu 2: Tại sao nói Truyện Kiều của Nguyễn Du là một công trình sáng tạo?
A. Sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết TQ "Kim Vân Kiều truyện"
B. Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm hoàn toàn mới, với cảm hứng mới, nhận thức lí giải theo cách của riêng ông.
C. Lựa chọn thể loại truỵện thơ khác hẳn"Kim vân Kiều truyện"là văn xuôi.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Cảm hứng chủ đạo trong truyện Kiều là cảm hứng về thân phận con người, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
 A. Đúng B. Sai.
Câu 4: Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu cho giai đoạn nào?
 A. Thế kỉ XVIII B. Thế kỉ XIX
 C. Nửa cuối TK XVIII D. Nửa cuối TK XVIII, nửa đầu TK XIX 
Câu 5: Dòng nào đúng với xuất xứ của đoạn trích"trao duyên"?
A. Từ câu 713 đến câu 756 trong truyện Kiều, là lời Kiều bày tỏ nỗi lòng mình.
B. Từ câu723 đến 756 trong tuyện Kiều, miêu tả tâm trạng Kiều khi trao duyên.
C. Từ câu 724 đến câu 757, là lời của Kiều nói với Thuý Vân.
D. Từ câu 725 đến 758, là đoạn miêu tả tâm trạng Kiều trong lầu xanh.
Câu 6: Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích "Trao duyên" là:
 A. Tả cảnh. B. Tả tình.
 C. Tả cảnh ngụ tình D. Miêu tả nội tâm nhân vật.
Câu 7: Đoạn trích thể hiện bi kịch của tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thuý Kiều. Đúng hay sai ?
 A. Đúng. B. Sai.
Câu 8: Dòng nào sau đây đúng với đoạn trích "Nỗi thương mình"?
 A. Tình cảnh trớ trêu mà Kiều gặp phải khi rơi vào lầu xanh.
 B. Nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.
 C. ý thức sâu sắc của kiều về phẩm giá.
 D. Sự đau khổ của Kiều sau khi trao duyên cho em.
Câu 9: Đoạn trích "Chí khí anh hùng"trong Truyện Kiều" được trích từ câu 2000 đến 2217.
Đúng hay sai ? 
 A. Đúng B. Sai.
Câu 10 :Nhận xét nào sau đây đúng với "Chí khí anh hùng" ?
 A. Cách tả người anh hùng Từ Hải là cách tả phổ biến trong văn học trung đại.
 B. Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về các phương 
 diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả.
 C. Cả A và B đều đúng.
 D. Cả A và B đều sai.
Phần II: Tự luận: Hãy viết một bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Du.
 
- Hết -
Đề kiểm tra môn ngữ văn 10
( Thời gian:... Phút)
Phần I: Trắc Nghiệm
Câu 1: Hoạt động giao tiếp là gì ?
 A. Là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội.
 B. Là hoạt động chủ yếu được tiến hành bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết)
 C .Là hoạt động nhằm thực hiện những mục đích về nhận thúc, tình cảm,hành động.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2 : Dòng nào sau đây không phải là nhân tố chi phối giao tiếp? 
 A. Nhân vật giao tiếp B. Tâm lí giao tiếp.
 C. Hoàn cảnh giao tiếp. D. Mục đích giao tiếp
 E. Nội dung giao tiếp. F. Phương tiện và cách thức giao tiếp.
Câu 3: Hai quá trình tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản diễn ra trong quan hệ nào?
 A. Quan hệ song song B. Quan hệ tương tác.
 C. Quan hệ nhân quả. D. Quan hệ tương phản.
Câu 4: Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi a, b, c,d:
Bây giờ Mận mới hỏi Đào
Vườn hồng dã có lối vào hay chưa?
Mận hỏi thì Đào xin thưa:
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
 a. Nhân vật giao tiếp ở đây là ai?
 A. Mận và Đào. B. Hồng và đào.
 C. Mận và hồng D. Mận, hồng và Đào.
 b. Nhân vật Mận nói như thế nhằm mục đích gì?
 A. Làm mối ai đó cho cô gái. B. Muốn ngỏ lời yêu thương với cô gái.
 C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai.
 c. Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời gian nào?
 A. Buổi sáng. B. Buổi chiều.
 C. Buổi tối. D. Không xác định.
 d. Nhân vật Mận hỏi về điều gì?
 A. Hỏi đã có vườn hồng chưa. B. Hỏi vườn hồng đã có ai vào chưa.
 C. Hỏi trái tim em đã yêu ai chưa. D. Cả B và C đều đúng.
Câu 5: Văn bản là gì?
 A. Là đơn vị giao tiếp bằng ngôn ngữ. 
 B. Văn bản thường bao gồm nhiều câu.
 C. Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 D. Cả ba ý trên.
Câu 6: Dòng nào dưới đây không nói đúng về đặc điểm của văn bản?
A. Mỗi văn bản tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó môt cách trọn vẹn.
B. Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ,đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
 C. Văn bản phải từ hai câu trơ lên. 
 D. Mỗi văn bản nhằm một mục đích giao tiếp nhất định.
E. Mỗi văn bản có dấu hiệu hình thức biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung: Thường mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc thích hợp với từng loại văn bản.
Phần II: Tự luận: Hãy phân tích tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong hai doạn trích "Trao duyên","Nỗi thương mình"( trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)


 
Đề Kiểm tra môn ngữ văn
 (Thời gian .... .phút)
Phần I: Trắc nghiệm.
Câu 1 :Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?
 A . Là ngôn ngữ am thanh, là lời nói trong giao tiếp tự nhiên hàng ngày
 B. Đa dạng về ngữ điệu
 C. Có sự phối hợp giữa âm thanh giọng điệu với các phương tiện hỗ trợ như nét mặt , ánh mắt, cử chỉ điệu bộ...
 D. Có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu văn tự, của các hình ảnh minh hoạ, các bảng biểu ,sơ đồ...
Câu 2: Dòng nào dưới đây là đặc điểm của ngôn ngữ viết?
 A. Từ ngữ được sử dụng khá đa dạng, có những lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ, có cả những từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy , chêm xen...
 B. Thường có những câu dài , nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp.
 C. Thường dùng các hình thức tỉnh lược nhưng nhiều khi lại rườm rà.
 D. Đa dạng về ngữ điệu.
 


File đính kèm:

  • docDe kiem tra van 1110.doc