Đề kiểm tra môn ngữ văn 6 hết học kì II năm học 2011-2012
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ văn 6 hết học kì II năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Kiểm Tra môn ngữ văn 6 Hết học kì II Năm học 2011-2012 A. MỤC TIấU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thụng tin để đỏnh giỏ mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trỡnh học kỡ 2, mụn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đớch đỏnh giỏ năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thụng qua hỡnh thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm Rèn cho học sinh có ý thức làm bài nghiêm túc trong thi cử B. Hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm C. Nội dung kiểm tra ./II. đề Bài Kiểm Tra Hết học kì II môn ngữ văn 6 A. Trắc nghiệm khách quan: (2đ) Chọn đáp án đúng ( Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án) Câu 1: Thế nào là thành phần chính của câu? A. Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn. B. Thành phần chính của câu là những thành phần không bắt buộc phải có mặt để câu diễn đạt một ý trọn vẹn. C. Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu diễn đạt được một ý trọn vẹn. D. Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh. Câu 2 : Vị ngữ trong câu:”Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi” thuộc cụm từ gì? A.Cụm danh từ C.Cụm tính từ B.Cụm động từ D.Cụm số từ Câu 3:Đặc điểm chung của cây tre Việt Nam là gì? A.Cùng mầm non măng mọc thẳng. B.Đặt vào đâu cũng sống,ở đâu cũng xanh tốt,thanh cao,giản dị,chí khí. C.Dáng mộc mạc, màu nhũn nhặn, cứng cáp,dẻo dai,vững chắc D.Tất cả các phẩm chất trên. Câu 4 : Câu” Sầu riêng là một loại trái quý của Miền Nam” thuộc loại câu đơn gì? A.Câu kể B. Câu tả C. Câu giới thiệu D. Câu cầu khiến Câu 5:Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là? A. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời B. Tre là người bạn thân thiết của nhà nông. C. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. D.Ngày mai,trên đất nước này, tre vẫn là hình ảnh quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Câu 6: Khi tả người cần chú ý tới: A. Ngọai hình B.Nội tâm C. Hành động D.Cả ba đáp án trên. Câu 7 : Cầu Long Biên trước cách mạng tên là gì? A. Cầu Long Biên B. Cầu Bồ Đề C. Cầu sông Cái D. Cầu Du Me Câu 8:Chi tiết nào không phù hợp với việc tả một em bé đang tập đi? A. Tóc đen nhánh B .Dáng đi lắc lư C.Ngã lên ngã xuống D. Chập chững từng bước. B.Tự luận: (8đ) Câu 1: Em hãy trình bày điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ?(1 điểm) Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau(:3 điểm) Chú bé loắt choăt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. (Lượm - Tố Hữu) Câu 3 : Hãy tả người bạn thân của em? ( 4điểm) III. đáp án Bài Kiểm Tra giữa học kì II môn ngữ văn 6 Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm) Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào câu trả lời đúng.Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm. Khoanh sai hoặc khoanh cả hai câu không cho điểm.Đáp án như sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A D C D D D A B.Tự luận: ( 8 điểm) Câu 1.( 1điểm) a,Giống nhau:Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác ( 0, 5 điểm) b, Khác nhau: - ẩn dụ dựa vào mối quan hệ tương đồng( qua so sánh ngầm về hình thức,cách thức,phẩm chất,cảm giác.(0,25 điểm) - Hoán dụ dựa vào mối quan hệ tương cận(Gần gũi) đi đôi với nhau như:(0.25 điểm) +lấy bộ phận để gọi cái toàn thể. +Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. +Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật + Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng. Câu 2: (2 điểm) Yêu cầu học sinh trình bày được : - Hình thức:Bài viết phải có phần mở đoạn,thân đoạn và kết đoạn. - Nội dung : +Đoạn thơ khắc hoạ hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên vui tươi hăng hái ,dũng cảm.Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn mãi với quê hương đất nước và trong lòng mọi người.Đây là một trong những đoạn thơ để lại ấn tương sâu sắc trong lòng người đọc. (1 điểm) + Với nhịp thơ 2/2 rất nhịp nhàng giọng thơ tha thiết tác phẩm đã khắc hoạ hình ảnh chú bé lượm đi làm liên lạc. (0.5 điểm) +Tác giả dùng một loạt các từ láy để miêu tả chú bé Lượm: thoăn thoắt,xinh xinh ,nghênh nghênh.Qua cách miêu tả của tác giả trông chú bé thật tinh nghịch ngộ nghĩnh.Từ láy” Thoăn thoắt” miêu tả bước chân sáo của Lượm trên đường,cái đầu nghênh nghênh thật ngộ nghĩnh và đặc biệt là vừa đi vừa huýt sáo vang (0.5 điểm) +Hình ảnh so sánh:” như con chim chích nhảy trên đường vàng” thật hợp lý nhằm khắc hoạ hình ảnh chú bé Lượm luôn nhanh nhẹn, sống hồn nhiên vô tư ríu rít như một con chim . (0,5 điểm) Đoạn thơ trên đã khắc hoạ hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên,vui tươi, hăng hái không sợ nguy hiểm .Qua đó cũng thể hiện thành công của tác giả trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Lượm (.0,5 điểm) *Cách cho điểm: bài đạt các yêu cầu trên,diễn đạt trong sáng giàu cảm xúc(2,5 -3 điểm) -Bài nêu được các yêu cầu trên nhưng diễn đạt thiếu trong sáng,thiếu tinh tế (1,5 -2 điểm ). - Bài viết chung chung,chạm vào các nội dung,diễn đạt còn vụng về (0,5 -1 điểm) - Bài trình bày không đúng về mặt hình thức trừ (0,5 điểm) Câu 3 : ( 4điểm) -Yêu cầu thể loại: văn miêu tả. - Yêu cầu về hình thức:viết thành một bài văn hoàn chỉnh gồm ba phần: mở bài,thân bài,kết bài. _ Yêu cầu về nội dung:Học sinh phải miêu tả được bạn theo một trình tự hợp lý ( Từ bao quát đến cụ thể).....Qua đó người viết thể hiện tài quan sát, óc liên tưởng phong phú,năng lực sử dụng ngôn ngữ .Học sinh có thể trình bày bài viết theo dàn ý sau: - Mở bài : ( 0, 5 điểm) Giới thiệu chung về người bạn thân của em. Cách cho điểm : + Bài đạt yêu cầu diễn đạt trong sáng tinh tế ngắn gọn dễ hiểu :0, 5 điểm + Bài đạt yêu cầu diễn đạt vụng về : 0,25 điểm + Bài sai viết chung chung không chạm vào các yêu cầu của bài không cho điểm. - Thân bài : ( 3 điểm) * Nội dung :+Tả khái quát hoàn cảnh 2 người quen nhau. + Tả hình dáng tính tình của người bạn thân(Đây là phần trọng tâm):Giới thiệu tên, tả hình dáng,nước da,mái tóc,đôi mắt,nụ cười. + Tả tính tình:cởi mở,dễ gần.Sở thích và cá tính của bạn.Ngưới có tài kể chuyện,tính tình vui nhộn. +Tả khái quát một kỷ niệm sâu sắc của em đối với người bạn.Tình cảm của em đối với người bạn ấy. + Hình thức trình bày : HS tả theo một trình tự hợp lí . Cách cho điểm : + Đảm bảo nội dung, miêu tả giàu hình ảnh, có cảm xúc, lời văn trong sáng( 2,5- 3điểm) + Đảm bảo nội dung, miêu tả giàu hình ảnh, có cảm xúc, đôi chỗ diễn đạt còn vụng (1,5điểm). + Bài chạm được một số yêu cầu, diễn đạt tỏ ra vụng về ( 0,5- 1điểm). - Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về người bạn ấy.(0,5 điểm) + Bài đạt yêu cầu diễn đạt trong sáng tinh tế ngắn gọn dễ hiểu :0, 5 điểm + Bài đạt yêu cầu diễn đạt vụng về :( 0,25 điểm) + Bài sai viết chung chung không chạm vào các yêu cầu của bài không cho điểm. Chú ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại làm tròn theo qui định.Bài không trình bày thành các phần mở,thân,kết rõ ràng thì trừ (0,5 điểm) I.-Ma trận Bài Kiểm Tra Chủ đề Các cấp độ tư duy Điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Tiếng Việt 1(Thành phần chính của câu) 0,25đ 2,5% 2(Câu trần thuật đơn có từ là) 0,5đ 5% 1(thành phần chính của câu) 0,25đ 2,5% 1(So sánh ẩn dụ và hoán dụ) 1đ 10% 5 2,0đ 20% Văn học 2 (cây tre Việt Nam và Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử) 0,5đ 5% 1 (Cảm nhận khổ 2 và 3 văn bản Lượm) 3đ 30% 3 3,5đ 35% Tập làm văn 2(Tả người) 0,5đ 5% 1(Tả một người bạn thân của em) 4đ 40% 3 4,5đ 45% Tổng 5 1,25đ 2 0,5đ 4 8,25đ 11 10đ 100%
File đính kèm:
- hoc ky 2.doc