Đề kiểm tra môn ngữ văn, học kì II, lớp 7

pdf4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ văn, học kì II, lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 2, LỚP 7 
Đề số 2 (Thời gian làm bài: 90 phút) 
A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) 
 
Vận dụng 
 
Nhận 
biết 
Thông 
hiểu 
Thấp Cao 
Mức độ 
 
Lĩnh vực nội dung 
TN TL TN TL TN TL 
Tổng
Tác giả, 
tác phẩm 
C 2 1 Văn 
học 
Nội dung C4, 
C6 
 C 3 C1 4 
Từ Hán 
Việt 
 C 7 
 
 1 
Nghĩa 
của từ 
 C 8 1 
Biện 
pháp tu 
từ 
 C 5 
 
 1 
Tiếng 
Việt 
Các kiểu 
câu 
 C 9 
 
 1 
Viết đoạn 
văn nghị 
luận 
 C10
 
 1 Tập 
làm 
văn 
Viết bài 
văn nghị 
luận 
 C11 
 
1 
Tổng số câu 
Trọng số điểm 
3 
0,75 
 5 
 1,25 
 1 
1 
1 
3 
 1 
 4 
11 
10 
Câu 1: 1 điểm; các câu trắc nghiệm khác mỗi câu 0, 25 điểm 
Câu 11 được 2 điểm; câu 12 được 4 điểm. 
B. NỘI DUNG ĐỀ 
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm): 
1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B (1 điểm, nối 
mỗi ý đúng được 0,25 điểm): 
A B 
a) Bánh trôi nước 1) Nỗi nhớ tiếc quá khứ hoà với nỗi buồn cô 
đơn giữa núi đèo hoang sơ heo hút 
b) Qua Đèo Ngang 2) Tình cảm quê hương, gia đình được gợi lên 
qua những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ 
c) Tiếng gà trưa 3) Khẳng định chủ quyền và lòng quyết tâm 
tiêu diệt kẻ thù xâm lược 
d) Sông núi nước Nam 4) Tình cảm thiên nhiên, lòng yêu nước sâu 
nặng và phong thái ung dung, lạc quan 
e) Rằm tháng giêng 
 
…… nối với……… 
……. nối với……… 
……. nối với …….. 
……. nối với............ 
• Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ 2 đến 9) bằng cách 
khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng (mỗi câu 0,25 
điểm): 
“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, 
ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền 
rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là 
lúc các ca nhi cất lên khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương 
cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, 
tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc 
pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể 
điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc 
thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình 
người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.” 
 (Trích Ngữ văn 7, Tập 2) 
2. Dòng nào sau đây nêu đúng tên tác giả và văn bản chứa đoạn văn trên? 
 A. Hoài Thanh - Ý nghĩa văn chương 
 B. Hà Ánh Minh - Ca Huế trên sông Hương 
 C. Minh Hương - Sài Gòn tôi yêu 
 D. Vũ Bằng - Mùa xuân của tôi 
3. Nội dung chính của đoạn văn là gì? 
A. Miêu tả cảnh chùa Thiên Mụ bên bờ sông Hương 
B. Miêu tả một đêm ca Huế trên sông Hương 
C. Miêu tả những người con gái đàn hát trên sông Hương 
D. Bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả về một đêm ca Huế trên 
sông Hương 
4. Thời gian được nhắc đến trong đoạn văn trên là khi nào? 
 A. Sáng 
 B. Trưa 
 C. Chiều 
 D. Đêm 
5. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép tu từ nào là chủ yếu? 
 A. Chơi chữ 
 B. Nhân hoá 
 C. Hoán dụ 
 D. Liệt kê 
6. Chi tiết nào không xuất hiện trong đoạn văn trên? 
A. Tiếng đàn réo rắt du dương 
B. Khoang thuyền đầy ắp lời ca tiếng nhạc 
C. Ngọn tháp dát ánh trăng vàng 
D. Khúc điệu Nam nghe buồn man mác 
7. Từ nào không phải là từ Hán Việt trong các từ sau? 
 A. ca nhi 
 B. quả phụ 
 C. tương tư 
 D. du dương 
8. Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng nhất từ “gái lịch”? 
 A, Cô gái làm nghề ca hát 
 B, Cô gái trẻ trung, xinh xắn 
 C. Cô gái thanh nhã, lịch lãm 
 D. Cô gái chơi nhạc cung đình 
9. Câu văn: “Đêm đã về khuya.” thuộc kiểu câu nào? 
A. Câu đơn 
B. Câu rút gọn 
C. Câu đặc biệt 
D. Câu bị động 
II. Tự luận (7 điểm): 
10. (3 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) chứng minh cho ý sau: 
Sách vở là người bạn tốt của mỗi học sinh. 
11. (4 điểm): Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn. 
 
 
 

File đính kèm:

  • pdfde thi HK2NV77.pdf
Đề thi liên quan