Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 12 (Bài viết số 3)

doc2 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 12 (Bài viết số 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:……………………
Lớp: 12A5…………
Đề kiểm tra
Bài viết số 3: Môn Ngữ Văn
Thời gian làm bài 90 phút
Phần I. Trắc nghiệm ( 2 điểm) 
Đọc kĩ và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Cho các từ: nhà thơ lớn, chiến sĩ, Nguyễn Đình Chiểu, sự nghiệp, tấm gương, địa vị, văn học, sứ mạng, văn hoá, hãy điền từ thích hợp vào chỗ ( …) trong câu sau:
 	Tóm lại,……………chí sĩ yêu nước, một, của nước ta………………..đời sống và ……………… của Nguyễn Đình Chiểu là một …………….sáng, nêu cao……………và tác dụng của……………………, nghệ thuật, nêu cao………..
Của người…………….trên mặt trận …………………….và tư tưởng.
2. Nội dung cơ bản của bài thơ Việt Bắc là:
A. Nói lên tình nghĩa thắm thiết với Việt Bắc quê hương cách mạng, với nhân dân và với cuộc kháng chiến gian khổ nay đã trở thành kỉ niệm sâu nặng, để trong niềm vui hiện tại vẫn không quên những cội nguồn của thắng lợi, không quên những ngày gian khổ và tình nghĩa gắn bó. 
B. Nói lên nỗi nhớ thương của những người kháng chiến với Việt Bắc.
C. Nói lên nỗi nhớ thương của Việt Bắc với những người kháng chiến.
D. Nói lên truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung của dân tộc.
càng tin tưởng vào tương lai.
3. Đoạn thứ hai của bài thơ Tây Tiến( Quang Dũng) đã khắc hoạ điều gì?
A. Nói về cuộc sống gian khổ của những người lính Tây Tiến ở những vùng rừng núi hiểm trở, xa xôi.
B. Phác hoạ cảnh vật con người Tây Bắc.
C. Khắc hoạ chân dung người lính bằng bút pháp lãng mạn. đoạn thơ này còn thể hiện tính chất bi tráng về người lính Tây Tiến.
D. Lời thề sắt son của người lính Tây Tiến.
4. Nhận xét: Đường đời, đường thơ của ông luôn song hành cùng con đường cách mạng của dân tộc. Với những tác phẩm giàu chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt nam hiện đại. Nói về tác giả nào?
A. Tố Hữu.
B. Chế Lan Viên.
C. Nguyễn Đình Thi.
D. Nguyễn Khoa Điềm.
5 . Nối một vế trong tập hợp 1 phù hợp với một vế trong tập hợp 2.
Tập hợp 1
Tập hợp 2
1. Các văn bản khoa học chuyên sâu
a. Bao gồm: Giáo trình, giáo khoa, thiết kế bài dạy,….
2. Các văn bản khoa học dùng để giảng dạy các môn khoa học
b. Bao gồm: Sách phổ biến khoa học kĩ thuật, các bài báo , phê bình, điểm sách…..
3. Các văn bản phổ biến khoa học
c. Bao gồm: Chuyên khảo, luận án, luận văn, tiêu luận, báo cáo khoa học…
…………………………………………………………………………..
6.Khổ thơ sau gieo vần như thế nào?
Như đầy thuyền trăng ngân.
Rằm xưa sông Đáy hát
Dưới trăng rừng Việt Bắc
Bác luận bàn việc quân
 A . Vần liền nhau.
Vần gián cách
Vần giao nhau.
Vần lưng.
7. Truyện và kí của Nguyễn ái Quốc Hồ Chí Minh có đặc điểm gì?
A. Ngắn gọn, súc tích, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, bằng chứng đầy sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp.
B. Hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
C. Có sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất thép và chất tình; giữa trong sáng giản dị và hàm súc, sâu xa.
D. Kết hợp cả ba phương án trên.
8. Đoạn trích đất nước được viết theo lối thơ như thế nào?
A. Trữ tình
B. Trữ tình – tự sự
C. Trữ tình – chính luận.
D. Tự sự

Phần II. Tự luận. ( 8 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm)
	Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
Câu 2. ( 6 điểm) 
Nhận xét về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến có ý kiến: Một ngòi bút tài hoa vừa khắc hoạ được cái dữ dội, hào hùng, lại vừa diễn tả được cái tươi mát, sâu lắng; đau thương mà không hề bi lụy.
 Hay làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việc phân tích bài thơ Tây Tiến.

- Hết –

File đính kèm:

  • dockiem tra so 3.doc