Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 6 học kì II thời gian 90 phút

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 6 học kì II thời gian 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 HỌC KÌ II Thời gian 90 phút
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm. 
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức đề kiểm tra: kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan .
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 6, học kì 2
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
Xác định khung ma trận. 
 
 Cấp độ


Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



 Cấp độ thấp
Cấp độ cao



TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 1 
Văn học
Truyện , kí , thơ
Vị trí của người miêu tả 
Ýnghĩa của khổ thơ
nghệ thuật miêu tả



Diễn biến tâm trạng
Vì sao tác giả lặp lại khổ thơ







ý nghĩa cách gọi Lượm







Số câu 7
2,5điểm
=...25%
Số câu 3
Số điểm 0,75

Số câu 2
Số điểm 0,5


Số câu 1
Số điểm 1

Số câu
Số điểm
Số câu 6
2,25điểm
=...22,5% 
Chủ đề 2
Tiếng việt
Tu từ , câu
 
Cấu tạo chủ ngữ 
Mắc lỗi thiếu chủ ngữ
Từ dùng để chỉ 



Câu trần thuật đơn
Phép tu từ nổi bật







Xác định chủ ngữ, vị ngữ







Số câu 5
2,25điểm
=...22,5%
Số câu 3
Số điểm 0,75

Số câu 2
Số điểm 0,5


Số câu 1
Số điểm 1

Số câu
Số điểm
Số câu 5
2,25điểm
=...22,5% 
Chủ đề 3
Tập làm văn
Viết bài tập làm văn miêu tả
Mục đích của văn miêu tả 




vần lưng














Viết bài tập làm văn miêu tả


Số câu3
5,25điểm
=.52,5%
Số câu 1
Số điểm 0,25

Số câu 1
Số điểm 0,25


Số câu 
Số điểm 

Số câu 1
Số điểm 5
Số câu3
5,5điểm
=.5,5% 
Tổng số câu 15
Tổng số điểm 10
Tỉ lệ 100%
Số câu 7
Số điểm 1,75
17,5%
Số câu 5
Số điểm 1,25
12,5%
Số câu 3
Số điểm 7
70%
Số câu 15
Số điểm 10,0


PHÒNG GD-ĐT HOÀI NHƠN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Môn: Ngữ văn 6 (Thời gian 90 phút )
 NĂM HỌC: 2011 - 2012 
Trường THCS ………………………….. 
Họ và tên: ……………………………….
Lớp 6A………..Số báo danh……... ........
Giám thị 1
Giám thị 2
Mã phách



…………………………………………………………………………………………………..............
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Mã phách








Đề A
I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm)
Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
1) Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” là:
 A. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch.	B. Trên con thuyền xuôi theo kênh rạch.
C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh.	D. Ngồi một nơi mà tưởng tượng ra.
2) Trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức
 tranh em gái vẽ là :
A. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện.	B. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ.
C. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ.	D. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện.
3) Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản” Vượt thác” là:
 A. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông.
 B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông.
 C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động.
 D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động con người.
4) Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của khổ thơ cuối bài” Đêm nay Bác không ngủ”?
A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ.
B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước.
C. Là Hồ Chí Minh thì không có thời gian để ngủ.
D. Đó chính là lẽ sống” Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác.
5) Ý nghĩa của khổ thơ cuối bài thơ “Lượm”: 
 A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng mọi người. 
 B. Khẳng định rằng tác giả vẫn nhớ mãi hình ảnh đáng yêu của Lượm .
 C. Nhắc mọi người đừng quên một chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi . 
 D. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa .
6) Thế nào là vần lưng?
 A. Vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ.	B.Vần được gieo ở cuối dòng thơ.
 C. Vần được gieo ở giữa dòng thơ.	D. Vần được gieo thường cách ra một dòng thơ.
7) Câu văn: “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” có chủ ngữ cấu tạo như thế nào?
	A. Danh từ.	B. Cụm danh từ.	C. Đại từ.	 D. Động từ.
8) Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?
 A. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
 B. Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
 C. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.
 D. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát.









9) Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ?
A. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
B. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
C. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
D. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.
10) Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là gì?
A. So sánh.	B. Nhân hóa.	C. Ẩn dụ.	D. Hoán dụ.
11) Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để chỉ cho sự vât gì?
	Mồ hôi mà đổ xuống đồng
	Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Chỉ người lao động.	 B.Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.	
Chỉ công việc lao động. D. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả. 	
12) Mục đích của văn bản miêu tả là gì? 
 A.Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người. 	 	B.Trình bày diễn biến sự việc.
 C.Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.	D. Nêu nhận xét đánh giá.

II. TỰ LUẬN ( 7 Điểm )
 Câu 1: (1 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của mỗi đại từ nhân xưng mà tác giả dùng để gọi Lượm: 
 - “Chú bé”: ..............................................................................................................................
 - “Cháu”: ..................................................................................................................................
 - “Lượm” ...................................................................................................................................
- “Chú đồng chí nhỏ”: .....................................................................................................................
 Câu 2: (1 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại?
 ‘‘Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.’’
 (Ngô Văn Phú)
 Câu 3: (5 điểm) Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…)
BÀI LÀM :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ĐÁP ÁN
ĐỀ A
Môn Ngữ văn 6 học kỳ II
I. Phần trắc nghiệm:12 câu (3 điểm) (mỗi câu đúng đạt 0.25 đ)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
B
C
D
C
C
C
A
C
B
B
D
A
II. Phần tự luận: 7 điểm
 Câu 1: (1 điểm) 
- “Chú bé”: Cách gọi của một người lớn với một bé trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.( 0,25đ)
 - “Cháu”: Cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.( 0,25đ)
 - “Lượm”: Dùng khi tình cảm, cảm xúc của tác giả dâng đến cao trào, muốn gọi tên lên để gửi gắm tình cảm (đều kèm theo từ cảm thán).( 0,25đ)
- “Chú đồng chí nhỏ”: Cách gọi vừa thân thiết, trìu mến, vừa thể hiện sự bình đẳng, trân trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi .( 0,25đ)
 Câu 2: (1 điểm)
 - Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng. ( 0,25đ)
 VN CN
 - Câu tồn tại..( 0,25đ)
 - Măng // trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.( 0,25đ)
 CN VN
 -Câu miêu tả. ( 0,25đ)


 Câu 3: ( 5 điểm)
A/ Yêu cầu chung:
- Thể loại: Miêu tả
- Nội dung: Viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình
 (Biết viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, biết tả có trình tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, biết dùng từ, đặt câu đúng.)
B/ Yêu cầu cụ thể : 
 Mở bài : Giới thiệu người được tả :Người thân yêu và gần gũi nhất với mình
 Thân bài : Tả theo một trình tự hợp lý trên các phương diện: 
 Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình , hành động , cử chỉ , ngôn ngữ .
 Quá trình miêu tả gắn với tình cảm thực của bản thân ; lồng kể về những kỷ niệm tạo nên dấu ấn không phai mờ trong tâm trí . Đã để lại cho bản thân sự kính phục đối với người thân yêu và gần gũi nhất với mình
 Kết bài : Suy nghĩ về hình ảnh người thân yêu và gần gũi nhất với mình.
C/ Biểu điểm:
- Điểm 4,0-5,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện sự sáng tạo về kĩ năng miêu tả cũng như nội dung diễn đạt, lời văn trong sáng, trôi chảy, sai không quá 3 lỗi các loại.
- Điểm 2,5 -3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện sự sáng tạo về kĩ năng miêu tả cũng như nội dung diễn đạt song đôi chỗ diễn đạt còn vụng, sai không quá 6 lỗi các loại.
- Điểm 1,5 -2,0: Chưa đảm bảo được yêu cầu của bài làm, miêu tả không đúng trình tự, lời văn lủng củng, sai không quá 8 lỗi các loại.
- Điểm 0,5 -1,0: Không đảm bảo được yêu cầu của bài làm, lời văn lủng củng, sơ sài về nội dung sai nhiều lỗi các loại hoặc viết một vài đoạn có liên quan.
- Điểm 0: Không làm được bài (bỏ giấy trắng hoặc ghi vài câu vô nghĩa) 
PHÒNG GD-ĐT HOÀI NHƠN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Môn: Ngữ văn 6 (Thời gian 90 phút )
 NĂM HỌC: 2011 - 2012 
Trường THCS ………………………….. 
Họ và tên: ……………………………….
Lớp 6A………..Số báo danh……... ........
Giám thị 1
Giám thị 2
Mã phách



…………………………………………………………………………………………………..............
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Mã phách








Đề B
I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm)
Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
1) Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” là:
 A. Trên con thuyền xuôi theo kênh rạch. 	B. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch.
C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh.	D. Ngồi một nơi mà tưởng tượng ra.
2) Trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức
 tranh em gái vẽ là :
A. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện.	B. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ. 
C. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ.	D. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện.
3) Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản” Vượt thác” là:
 A. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động con người.
 B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông.
 C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động.
 D. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông.
4) Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của khổ thơ cuối bài” Đêm nay Bác không ngủ”?
A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ.
B. Là Hồ Chí Minh thì không có thời gian để ngủ.
C. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước.
D. Đó chính là lẽ sống” Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác.
5) Ý nghĩa của khổ thơ cuối bài thơ “Lượm”: 
 A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng mọi người. 
 B. Khẳng định rằng tác giả vẫn nhớ mãi hình ảnh đáng yêu của Lượm .
 C. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa.
 D. Nhắc mọi người đừng quên một chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi . 
6) Thế nào là vần lưng?
 A. Vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ. B. Vần được gieo ở giữa dòng thơ .
 C. Vần được gieo ở cuối dòng thơ.	 D. Vần được gieo thường cách ra một dòng thơ.
7) Câu văn: “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” có chủ ngữ cấu tạo như thế nào?
	A. Đại từ.	B. Cụm danh từ.	C. Danh từ.	 D. Động từ.







8) Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?
 A. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
 B. Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
 C. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát.
 D. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.
9) Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ?
A. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
B. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
C. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
D. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.
10) Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là gì?
A. Nhân hóa.	B. So sánh.	C. Ẩn dụ.	D. Hoán dụ.
11) Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để chỉ cho sự vât gì?
	Mồ hôi mà đổ xuống đồng
	Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
A.Chỉ người lao động.	 B. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả.	
 C.Chỉ công việc lao động. D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.	
12) Mục đích của văn bản miêu tả là gì? 
 A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.	 	B.Trình bày diễn biến sự việc.
 C. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người. D. Nêu nhận xét đánh giá.

II. TỰ LUẬN ( 7 Điểm )
 Câu 1: (1 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của mỗi đại từ nhân xưng mà tác giả dùng để gọi Lượm: 
 - “Chú bé”: ..............................................................................................................................
 - “Cháu”: ..................................................................................................................................
 - “Lượm” ...................................................................................................................................
- “Chú đồng chí nhỏ”: .....................................................................................................................
 Câu 2: (1 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại?
 ‘‘Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.’’
 (Ngô Văn Phú)
 Câu 3: (5 điểm) Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…)
BÀI LÀM :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN
ĐỀ B
Môn Ngữ văn 6 học kỳ II
I. Phần trắc nghiệm:12 câu (3 điểm) (mỗi câu đúng đạt 0.25 đ)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
A
B
A
B
D
B
C
D
A
A
B
C
II. Phần tự luận: 7 điểm
 Câu 1: (1 điểm) 
- “Chú bé”: cách gọi của một người lớn với một bé trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.( 0,25đ)
 - “Cháu”: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ .( 0,25đ)
 - “Lượm”: dùng khi tình cảm, cảm xúc của tác giả dâng đến cao trào, muốn gọi tên lên để gửi gắm tình cảm (đều kèm theo từ cảm thán) .( 0,25đ)
- “Chú đồng chí nhỏ”: cách gọi vừa thân thiết, trìu mến, vừa thể hiện sự bình đẳng, trân trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi .( 0,25đ)
 Câu 2: (1 điểm)
 - Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng.( 0,25đ)
 VN CN
 - Câu tồn tại .( 0,25đ)
 - Măng // trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy .( 0,25đ)
 CN VN
 -Câu miêu tả .( 0,25đ)


Câu 3: ( 5 điểm)
A/ Yêu cầu chung:
- Thể loại: Miêu tả
- Nội dung: Viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình
 (Biết viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, biết tả có trình tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, biết dùng từ, đặt câu đúng.)
B/ Yêu cầu cụ thể : 
 Mở bài : Giới thiệu người được tả :Người thân yêu và gần gũi nhất với mình
 Thân bài : Tả theo một trình tự hợp lý trên các phương diện: 
 Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình , hành động , cử chỉ , ngôn ngữ .
 Quá trình miêu tả gắn với tình cảm thực của bản thân ; lồng kể về những kỷ niệm tạo nên dấu ấn không phai mờ trong tâm trí . Đã để lại cho bản thân sự kính phục đối với người thân yêu và gần gũi nhất với mình
 Kết bài : Suy nghĩ về hình ảnh người thân yêu và gần gũi nhất với mình.
C/ Biểu điểm:
- Điểm 4,0-5,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện sự sáng tạo về kĩ năng miêu tả cũng như nội dung diễn đạt, lời văn trong sáng, trôi chảy, sai không quá 3 lỗi các loại.
- Điểm 2,5 -3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện sự sáng tạo về kĩ năng miêu tả cũng như nội dung diễn đạt song đôi chỗ diễn đạt còn vụng, sai không quá 6 lỗi các loại.
- Điểm 1,5 -2,0: Chưa đảm bảo được yêu cầu của bài làm, miêu tả không đúng trình tự, lời văn lủng củng, sai không quá 8 lỗi các loại.
- Điểm 0,5 -1,0: Không đảm bảo được yêu cầu của bài làm, lời văn lủng củng, sơ sài về nội dung sai nhiều lỗi các loại hoặc viết một vài đoạn có liên quan.
- Điểm 0: Không làm được bài (bỏ giấy trắng hoặc ghi vài câu vô nghĩa) 

File đính kèm:

  • docDE THI KY II NGU VAN 6 DAP AN.doc