Đề kiểm tra môn ngữ văn - Lớp 6 Loại đề: TX Thời gian làm bài: 15 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ văn - Lớp 6 Loại đề: TX Thời gian làm bài: 15 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS: Yên Trấn đề kiểm tra môn ngữ văn - Lớp 6 Loại đề: TX Tiết PPCT:13 Thời gian làm bài: 15 phút. Đề ra: Câu 1: Văn bản "Con Rồng, cháu Tiên" thuộc thể loại gì? A. Cổ tích B. Truyền thuyết C. Truyện cời D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2: Truyền thuyết "Thánh Gióng" thể hiện rõ nhất quan niệm và ớc mơ gì của nhân dân ta? A. Vũ khí hiện đại để đánh giặc B. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng C. Ngời anh hùng đánh giặc cứu nớc. D. Tình làng nghĩa xóm. Câu 3: Truyện "Sự tích Hồ Gơm" nhằm giải thích tên gọi gì? A. Hồ Hoàn Kiếm. B. Hồ Tả Vọng. C. Hồ Gơm. D. Hồ Gơm hay Hồ Hoàn Kiếm. Câu 4: Kể tên những truyền thuyết đã học và nêu ý nghĩa của một trong những truyền thuyết đó. "....Hết...." Đáp án, biểu điểm. Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: D ( Mỗi câu đúng 1,5 điểm) Câu 4: (5,5 điểm): Kể đợc đầy đủ tên năm truyền thuyết. (2,5 điểm) - Con Rồng, cháu Tiên. - Bánh chng, bánh giầy. - Thánh Gióng. - Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. - Sự tích Hồ Gơm. + Nêu được ý nghĩa của một truyện. (3 điểm) "...Hết..." Trờng THCs : Yên trấn đề kiểm tra môn ngữ văn - lớp 6 Loại đề: TX Tiết PPCT:44 Thời gian làm bài: 15 phút. Đề ra: I. Trắc nghiệm: Câu 1: Đánh dấu nhân em cho là đúng khi trả lời câu hỏi: Ngời kể chuyện là tôi trong câu chuyện có phải là tác giả không? A. Tác giả. B. Không nhất thiết là tác giả. Câu 2: Tên riêng của các tổ chức, cơ quan, giải thởng, danh hiệuđợc viết hoa như thế nào? A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. B. Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tên tổ chức, cơ quan, giải thưởng, danh hiệu. C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ. D. Viết hoa toàn bộ chữ cái. Câu 3: Trong các cụm danh từ sau cụm nào chỉ có một thành tố trong phần trung tâm? A. Một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. B. Túp lều. C. Những em học sinh. D. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo. Câu 4: Trong các câu văn sau câu nào không chứa lợng từ? A. Phú ông gọi ba cô con gái ra lần lợt hỏi từng ngời. B. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. C. Nhiều ngày trôi qua cha thấy chàng trở về. D. Một trăm ván cơm nếp. II. Tự luận: Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn có chứa ít nhất hai cụm danh từ. " ....Hết...." Đáp án, biểu điểm. I. Trắc nghiệm: (6 điểm ) - (Mỗi câu đúng 1,5 điểm) Câu 1: B. Câu 2: A Câu 3: B Câu 4: D II. Tự luận:( 4 điểm) Viết đoạn văn trôi chảy có chứa 2 cụm danh từ. " ....Hết...." Trường THCS: Yên Trấn. Đề kiểm tra môn ngữ văn - lớp 6. Loại đề: ĐK Tiết PPCT: 28 Thời gian làm bài: 45 phút Đề ra: I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng Câu 1: Truyền thuyết là gì? A. Những câu chuyện hoang đường. B. Câu chuyện có yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến sự kiện nhân vật lịch sử của một dân tộc. C. Lịch sử dân tộc đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử. D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách có nghệ thuật. 2. Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kỳ vua Hùng dựng nước? A. Chống giặc ngoại xâm. B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên. C. Lao động sản xuất, sáng tạo văn hoá. D. Giữ gìn ngôi Vua. 3. Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động? A. Sức mạnh của nhân dân. B. Công bằng xã hội. C. Cái thiện thắng cái ác. D. Cả 3 ý trên. 4. Nhân vật chính trong truyện em bé thông minh là ai? A. Hai cha con em bé. B. Em bé. C. Viên quan. D. Nhà vua. 5. Mục đích chính của truyện em bé thông minh là gì? A. Gây cười. B. Phê phán những kẻ ngu dốt. C. Khẳng định sức mạnh của con người. D. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người. 6. Điền thể loại ở cột B sao cho phù hợp với văn bản ở cột A ? A. Văn bản B. Thể loại 1. Con Rồng, cháu Tiên 2. Thánh Gióng. 3. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 4. Em bé thông minh. II. Tự luận: 1. Kể tóm tắt chuyện Thạch Sanh trong khoảng 15 đến 20 dòng. 2. Nêu ý nghĩa của truyện "Em bé thông minh" "......Hết....." Đáp án - Biểu điểm. Phần trắc nghiệm:3 điểm. Câu: 1 2 3 4 5 Đáp án: B C D B D Câu6: (1) (2) (3): Truyền thuyết. (4) Cổ tích. Tự luận: 7điểm. Câu 1: 6điểm. HS kể được diễn biến câu chuyện , ngắn gọn, đảm bảo cốt truyện. - Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi dã già chưa có con.Thấy ông bà sống phúc đức Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Sau đó người chồng chết, sau nhiều năm mang thai bà sinh ra Thạch Sanh. - Thạch Sanh vừa khôn lớn thì mẹ chết. - Thạch Sanh được thần dạy nhiều phép thần thông. - Lí Thông lợi dụng kết nghĩa anh em, nhờ Thạch Sanh đi canh miếu, Thạch Sanh diệt chằn Tinh. - Lý Thông cướp công được phong làm Quận Công. - Thạch Sanh diệt Đại Bàng cứu công chúa bị Lý Thông hại. - Thạch Sanh cứu con trai vua Thuỷ Tề được đãi rất hậu và tặng cây đànchàng trở về gốc đa, bị hồn chằn Tinh và Đại Bàng báo thù, bị bắt hạ ngục. - Công chúa từ khi được cứubị câm, nghe tiếng đàn xin vua cho gọi người đánh đàn vào. Thạch Sanh kể hết sự tình, vua cho Thạch Sanh xử mẹ con Lý Thông. - Thạch Sanh tha tội, trên đường về quê bị sét đánh chết. - Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. - Quân sỹ 18 nước sang đánh Thạch Sanh đưa đàn ra gãy giặc bủn rũn tay chân, xin hàng. - Thạch Sanh nấu niêu cơm thần thiết đãi, chúng lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi ra về. - Vua không có con trai nhường ngôi lại cho Thạch Sanh. 2. Nêu ý nghĩa của truyện "Em bé thông minh" - Đề cao trí thông minh. - Hài hước, mua vui. "......Hết......” TrườngTHCS Yên Trấn Loại đề: ĐK Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6. Tiết PPCT 46 Thời gian làm bài 45 phút. I Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi. 1, Đơn vị cấu tạo từ của Tiếng Việt là gì? A. Tiếng . B. Từ . C. Ngữ; D. Câu 2. Từ phức gồm bao nhiêu tiếng. A. Một ; B. Hai; C; Ba; D. Từ 2 tiếng trở lên. 3. Trong các từ sau đây từ nào là từ mượn? A. Giông bão. B. Sơn Tinh C. Ngựa sắt; D. Roi sắt. 4. Nghĩa của từ là gì? A. Hình thức mà từ biểu thị. B.Sự vật. C. Hoạt động của sự vật. D. Nội dung mà từ biểu thị. 5. Tên người, tên địa danh Việt Nam được viết hoa như thế nào? A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. B. Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ. C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng. D. Không viết hoa tên đệm của người . 6. Dòng nào sau đây là cụm danh từ. A. Một lâu đài to lớn. B. Đang nổi sóng mù mịt. C. Không muốn làm nữ hoàng. D. Lại nổi cơn thịnh nộ. 7. Xét theo cấu tạo từ, từ “ Lim dim” thuộc từ loại nào? A. Từ phức. B. Từ đơn, C. Từ láy. D. Từ ghép. 8. Cụm danh từ ở dạng đầy đủ có mấy phần? A. Một. B. Hai. C. Ba . D. Bốn II. Bài tập: 1. Tìm danh từ riếng trong câu sau. Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kỳ diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc. 2. Viết một đoạn văn ngắn về trường em trong đó có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng ( 4 đến 6 dòng) ..............Hết................. Đáp án và biểu điểm: Trắc nghiệm:( 4 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D B D A A C C Tự luận ( 6 điểm) Câu 1: 2 điểm: Xác định danh từ riêng: Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ my. Câu 2: 4 điểm. Yêu cầu viết một đoạn văn 4 đến 6 dòng. Chủ đề: Nói về trường em có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng. TrườngTHCS Yên Trấn Loại đề: HK Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6. Tiết PPCT 67 - 68 Thời gian làm bài 90 phút. I Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi. 1, Truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào? A. Có yếu tố kỳ ảo. B . Có yếu tố hiện thực. C. Có cốt lõi là sự thật lịch sử. D. Thể hiện thái độ của nhân dân. 2. Về đặc điểm nghệ thuật truyện cười giống với truyện ngụ ngôn ở điểm nào? A. Nhân vật chính là vật thường được nhân hoá. B. Sử dụng tiếng cười. C. Ngắn gọn, hàm súc hơn các truyện khác. D. Dễ nhớ, dễ thuộc. 3, Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cùng thể loại.? A. Bánh chưng bánh giầy,Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. B. Thầy bói xem voi, . ếch ngồi đáy giếng ., Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. C. Cây bút thần, Sợ dừa, Ông lão đánh cá. D. Sự tích Hồ Gươm, Em bé thông minh, Đeo nhạc cho mèo. 4. Điều gì không đúng với văn kể chuyện? A. Bài viết thường có kết câu 3 phần. B. Chỉ được kể theo ngôi thứ nhất. C. Có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể trước. D. Người kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả. 5. Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ kết cấu 3 phần? A. Một lưỡi búa. B. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy. C. Những em học sinh ấy. D. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo. 6. Dòng nào sau đây không có cụm động từ. A. Ngày hôm ấy, nó buồn. B. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi. C. Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà. D. Người cha còn đang chưa biết trả lời ra sao. Trả lời câu hỏi bằng cách chọn đúng sai. 7. Có 6 kiểu văn bản thường gặp với các phương thực biểu đạt tương ứng. Điều đó đúng hay sai? A. Sai B. Đúng. 8, Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong định nghĩa sau: “................................. là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lac, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thể hiện mục đích giao tiếp”. Văn bản. C. Giao tiếp. B. Đoạn văn. D. Tác phẩm. II, Tự luận: Hãy kể một câu chuyện về tình bạn sâu sắc nhất của em. - - Hết - -Đáp án, biểu điểm: I: Trắc nghiệm: 4 điểm( Mỗi câu trả lới đúng 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C D B C A B A II. Tự luận: ( 6 điểm)Bài làm đạt những yêu cầu sau: Đề bài yêu cầu học sinh kể một câu chuyện về tình bạn mà bản thân nhận thấy sâu sắc nhất. Bài viết cần có 3 phần. Mở bài: giới thiệu đôi nét về người bạn thân và nguyên nhân dẫn đến tình thân đó ( 1 điểm) Thân bài: + Tiếp tục triển khai những kỷ niệm vui hoặc buồn xung quanh tình bạn đó. (2 điểm) + Những điều tốt đẹp mà bạn đem đến cho em và em đem đến cho bạn. ( 1điểm) - Kết luận: Suy nghĩ về tình bạn: Cố gắng giữ gìn bảo vệ tình bạn, xây dựng tình bạn trong sáng hồn nhiên (2điểm) -- Hết --
File đính kèm:
- De kiem tra Ngu van 6(3).doc