Đề kiểm tra môn ngữ văn Lớp 6 Trường THCS Bùi Nhân

doc22 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ văn Lớp 6 Trường THCS Bùi Nhân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Bùi Nhân
Loại đề: KTTX
Người soạn: Trần Thị Huệ
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Tiết PPCT: 
Thời gian làm bài 15 phút

ĐỀ RA
Trong các truyện cổ dân gian sau, truyện nào không phải là truyện ngụ ngôn?
Ếch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
Em bé thông minh
Chân, tay, tai, mắt, miệng
Qua truyện “Cây bút thần” em rút ra được ý nghĩa gì?

…….Hết……
































ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1.(2 điểm)
Đáp án: C
Câu2: (8 điểm)
- Khẳng định tài năng phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác. (2 điểm)
- Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân về những người khổ công luyện tập. (2 điểm)
- Thể hiện ước mơ niềm vui (2 điểm) 
- Thể hiện quan niệm của nhân dân và công lý xã hội. (2 điểm)




































Trường THCS Bùi Nhân
Loại đề: KTTX
Người soạn: Trần Thị Huệ
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Tiết PPCT: 
Thời gian làm bài 15 phút

ĐỀ RA:

1) Phân loại danh từ theo sơ đồ sau:



 

 
 
 



2)Tìm cụm danh từ trong câu “ Vua cha yêu thương Mỵ Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng” và điền vào mô hình sau:

Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
S1
S2








…. Hết…..



















ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1. 5 điểm

Danh từ
Ước chừng
Chính xác
DT chỉ sự vật
DT chỉ sự vật
DT riêng
DT chung
Đơn vị quy ước
Đơn vị tự nhiên














Câu 2: 5 điểm
Cụm danh từ : Một người chồng thật xứng đáng
t1: một
T1: người
T2: chồng
S1: thật xứng đáng























Trường THCS Bùi Nhân
Loại đề: KT ĐK
Người soạn: Trần Thị Huệ
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 6
Tiết PPCT: 46
Thời gian làm bài 45 phút


Phần trắc nghiệm:
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất.
…. Bây giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bổng dưng cất tiếng nói:” Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào đứa bé bảo:” Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giã vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu với vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn…
Câu1: Đoạn văn trên có mấy từ láy?
1 từ C. 3 từ
2 từ D. Không có từ nào
Câu 2: Trong các từ sau từ nào là từ mượn?
Lo sợ C. Vội vàng 
Mừng rỡ D. Sứ giả
Câu 2: Trong các từ sau từ nào không phải là danh từ?
Sứ giả C. Kinh ngạc
Ngựa sắt D. Nhà vua
Câu 4: Trong câu: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tam lũ giặc này.” Có mấy cụm danh từ?
1 cụm C. 3 cụm
2 cụm D. 4 cụm
Câu5: Hãy điềm cụm danh từ “một tấm áo giáp sắt”vào mô hình sau:

Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t2
T1
T2
S1
S2







Câu 6: Xác định từ đơn, từ phức trong câu” Sứ giã vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu với vua.”. Rồi điền vào bảng phân loại.
Kiểu cấu tạo
Ví dụ
Từ đơn

Từ phức
Từ ghép


Từ láy

Phần tự luận: Viết một đoạn văn ngắn kể về quê hương em(có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng)




ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Phần trắc nghiệm: 4 điểm
- Trả lời đúng câu 1, 2, 3, 4 . Mỗi câu 0,5 điểm
- Trả lời đúng câu 5, 6 mỗi câu 1 điểm
Câu1. A Câu 2. D Câu 3. C Câu 4. C
Câu 5. t1: một T1: tấm T2: áo giáp S1: sắt
Câu 6. Từ đơn: vừa,về, tâu, với, vua
Từ ghép: Sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ
Từ láy: Vội vàng
II. Phần tự luận. 6 điểm
Yêu cầu:
Viết đúng chủ đề quê hương em
Về hình thức: đủ bố cục 3 phần
Có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng hợp lý
Cụ thể:
- Mở đoạn: Giới thiệu quê hương mình (1 điểm) 
- Thân đoạn: kể những nét nổi bật của quê hương (3 điểm)
- Kết đoạn: tình cảm của mình đối với quê hương (1 điểm)
- Sử dụng danh từ chung, danh từ riêng hợp lý, câu văn viết đúng ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc. (1 điểm)















Trường THCS Bùi Nhân
Loại đề: KT ĐK
Người soạn: Trần Thị Huệ
ĐỀ KIỂM TRA MÔN VĂN LỚP 6
Tiết PPCT: 28
Thời gian làm bài 45 phút

ĐỀ RA
Phần trắc nghiệm:
Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Văn bản “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào?
A. Cổ tích B. Truyền thuyết
C. Truyện cười D. Ngụ ngôn
Câu 2. Trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”, Thạch Sanh đã trải qua mấy lần thử thách?
A. 2 lần B. 3 lần
C. 4 lần D. 5 lần
Câu 3. Ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyền thuyết
“Con Rồng cháu tiên”là.
Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện
Thần kỳ hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc , để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm
Cả 3 ý trên
Câu 4. Ý nghĩa của truyện” Sơn Tinh Thủy Tinh” là.
Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm
Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai
Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng
Cả 3 ý trên.
Phần tự luận. 
Hãy kể tóm tắt truyện”Thánh Giống”(trong khoảng 10 dòng)

……Hết…..








ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Phần trắc nghiệm: 4 điểm(đúng mỗi câu 1 điểm)
1.A 2. C 3. D 4. D
II.Phần tự luận: 6 điểm 
- Mở truyện: Giới thiệu nhân vật (1 điểm)
- Thân truyện: Kể diễn biến câu truyện (4 điểm)
+ Giống bảo vua làm cho áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt (1 điểm)
+ Thánh Giống ăn khỏe, lớn nhanh (0,5 điểm) 
+ Thánh Giống vươn vai bổng trở thành Tráng sỹ oai phong lẫm liệt (0,5 điểm) 
+ Tráng sỹ mặc áo giáp sắt, cầm roi nhảy lên lưng ngựa, ngựa phin lữa phi thẳng đến nơi có giặc, đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Đến núi Sóc Tráng Sỹ cởi giáp bỏ lại, cả người và ngựa bay lên trời (2 điểm)
- Kết truyện: Vua nhớ công ơn, phong làm phù đổng thiên vương, lập đền thờ 
 (1 điểm) 
































Trường THCS Bùi Nhân
Loại đề: KT ĐK
Người soạn: Trần Thị Huệ
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 6
Tiết PPCT: 17 - 18
Thời gian làm bài 90phút

ĐỀ RA

Kể lại một truyện đã học(truyền thuyết, cổ tích)đã học trong chương trình ngữ văn 6.

……Hết…..




































ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

 Yêu cầu chung: Kể lại một truyện(truyền thuyết, cổ tích) đã học trong chương trình lớp 6.
- Viết đúng văn kể chuyện(có thể sử dụng ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba)có nội dung, nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả.
- Dùng lời văn của mình viết văn kể chuyện tức là tự mình suy nghĩ để có cách viết riêng chứ không sao chép văn bản có sẵn.
- Bài viết có bố cục rõ ràng: có mở truyện, thân truyện, kết truyện
Cụ thể:
- Mở truyện: Giới thiệu nhân vật sự việc (1,5 điểm)
- Thân truyện: Kể lại diễm biến sự việc theo một trình tự không gian, thời gian, địa điểm….. hợp lý (6 điểm)
- Kết truyện: Kết quả, kết cục sự việc (1,5 điểm)
Lời văn kể gọn, sinh động, chữ viết đúng chính tả (1 điểm)
































Trường THCS Bùi Nhân
Loại đề: KT ĐK
Người soạn: Trần Thị Huệ
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 6
Tiết PPCT: 37 - 38
Thời gian làm bài 90phút


ĐỀ RA

Kể về một việc tốt mà em đã làm.


……………Hết…………..



































ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Yêu cầu. - Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa - Biết thực hiện một bài viết có bố cục chặt chẽ hợp lý
Mở truyện: (1,5 điểm)
Giới thiệu sự việc định kể
Việc xãy ra vào thời gian địa điểm
Thân truyện: (6 điểm) Kể diễn biến sự việc
+ việc diễn ra như thế nào (4 điểm)
+ kết quả ra sao (2 điểm)
Kết truyện:(1,5 điểm)
Cảm xúc của em qua sự việc (1 điểm)
ý nghĩa của nó (0,5 điểm)

































Trường THCS Bùi Nhân
Loại đề: KT ĐK
Người soạn: Trần Thị Huệ
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 6
Tiết PPCT: 49 - 50
Thời gian làm bài 90phút


ĐỀ RA

Kể chuyện về người bà của em. 

 ………Hết……..






































ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Yêu cầu: - Biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa
Bài viết có bố cục chặt chẽ, kể chuyện theo một trình tự hợp lý
Cụ thể: 1) Mở truyện: Giới thiệu chung về người bà của em (1,5 điểm)
 2)Thân truyện:
- Tính tình của bà (1 điểm) 
- Sở thích của bà (1 điểm)
- Tình cảm của bà (4 điểm) 
+ Bà thương yêu, quan tâm đến các cháu (1 điểm)
+ Nhắc nhở các cháu về việc học hành, chăm sóc sức khỏe (1điểm)
 +Những lúc rảnh việc bà hay kể chuyện cổ tích cho các cháu nghe (1điểm)
+ Bà luôn lo lắng những công việc trong gia đình (1 điểm)
 3. Kết truyện: (1,5 điểm)
- Lòng kính trọng của cháu đối với bà (1,5 điểm)
Trình bày sạch sẽ, kể chuyện sinh động, chữ viết đúng chính tả (1 điểm)
































Trường THCS Bùi Nhân
Loại đề: KT Tổng hợp cuối Học Kỳ I
Người soạn: Trần Thị Huệ
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Tiết PPCT: 67 - 68
Thời gian làm bài 90phút

Phần trắc nghiệm: 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại thanh Gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ , tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh Vua , thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền Vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:” Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”
Vua nâng gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
(Trích Ngữ văn 6 tập I)
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
Thánh Gióng 	B. Bánh chưng bánh dày
Sự tích Hồ Gươm 	D. Sơn tinh, Thủy tinh
Câu 2. Trong đoạn văn trên xuất hiện mấy nhân vật?
1 nhân vật 	B. 2 nhân vật 	C.3 nhân vật 	D. 4 nhân vật
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Biểu cảm B. Lập luận	D. Tự sự D. Thuyết minh
Câu 4. Đoạn trích trên được kể theo ngôi nào?
Ngôi thứ nhất 	B. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai 	D. Ngôi thứ ba
Câu 5. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
Long Quân	B. Tả vọng 	C. Bệ hạ 	D. Rùa Vàng
Câu 6. Từ “Bệ hạ” trong đoạn văn trên dùng để chỉ ai?
A. Chỉ Long Quân B. Chỉ Lê Lợi
C. Chỉ nhà Vua nói chung D. Chỉ Lê Thận, người đã nhặt được lưỡi gươm thần
Câu 7. Câu văn nào thể hiện sự tôn trọng, biết ơn của Lê Lợi đối với việc Long Quân cho mượn gươm thần?
Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy.
Theo lệnh vua thuyền đi chậm lại
C.Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng
D. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Câu 8.Trong các truyện cổ dân gian sau, truyện nào không phải là truyện cổ tích?
Em bé thông minh 	 B. Thạch sanh 	C. Sơn tinh, Thủy tinh D.Cây bút thần
Phần tự luận.
 Kể lại một hoạt động tập thể của lớp mà em cảm thấy thích nhất?

…….Hết……


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần trắc nghiệm: 4 điểm
Mỗi ý đúng 0,5 điểm
1. C 2. B 3. B 4. D
5. D 6. B 7. C 8. C
II. Phần tự luận: 6 điểm
Viết đúng văn kể chuyện: có chuyện, có nhân vật, biết sử dụng ngôi kể hợp lý.
Đúng chủ đề: Hoạt động tập thể của lớp mà em thích nhất
Bài viết có bố cục rõ ràng: có mở chuyện, thân chuyện, kết chuyện
+ Mở chuyện: Giới thiệu sự việc kể (1 điểm)
+ Thân chuyện: Kể diễn biến của hoạt động theo trình tự không gian, thời gian, địa điểm (3 điểm)
+ Kết chuyện: Những suy nghĩ, tình cảm đối với hoạt động(1 điểm)
- Lời kể gọn, sinh động, chữ viết đúng chính tả. (1 điểm)























TRƯỜNG THCS BÙI NHÂN
Loại đề : KT định kỳ
Ngời soạn : Hoàng Thị Hiển
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6
Tiết PPCT : 97
Thời gian : 45 phút
ĐỀ SỐ 1

Phần trắc nghiệm. ( 3 điểm)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất.
Câu 1 . Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào ?
Tạ Duy Anh
Tô Hoài
Đoàn Giỏi
Vũ Tú Nam
Câu 2. Trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào ?
Buồn rầu và sợ hãi
Thương và ăn năn hối lỗi
Than thở và buồn phiền
Nghĩ ngợi và xúc động
Câu 3. Tâm trạng của chú bé Ph-Răng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng ?
Hồi hộp chờ đón và rất xúc động
Vô tư và thờ ơ
Lúc đầu ham chơi lười học nhưng sau đó rất ân hận và xúc động
Cảm thấy cũng bình thường như buổi học khác.
Phần tự luận : ( 7 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm ) Chép 5 khổ thơ đầu trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ.
Câu 2. Viết 1 đoạn văn tả lại diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất cảu em gái . ( 5 điểm )
…Hết …

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1

Phần trắc nghiệm. ( 3 điểm)
Câu 1. Khoanh vào chữ B ( 1 điểm)
Câu 2. Khoanh vào chữ B ( 1 điểm)
Câu 3. Khoanh vào chữ C ( 1 điểm)
II. Phần tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 . HS chép đúng đủ 5 khổ thơ ( 2,5 điểm )
Câu 2. HS viết đoạn văn trình bày diễn biến tâm trạng của người anh : Ngỡ ngàng , Hãnh diện, xấu hổ.
Diễn đạt rõ ràng 4,5 điểm
( Tùy theo từng bài GV có thể cho điểm chính xác)



TRƯỜNG THCS BÙI NHÂN
Loại đề : KT định kỳ
Ngời soạn : Hoàng Thị Hiển
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6
Tiết PPCT : 88
Thời gian : 45 phút

ĐỀ SỐ 2

Tiết PPCT : 88 Thời gian : Làm ở nhà
Viết bài tập làm văn tả cảnh
Đề ra : Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại cảnh thôn xóm mình ở vào một nagỳ về mùa đông giá lạnh.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2

* Mở bài : Giới thiệu cảnh được tả ( Tả cảnh thôn xóm vào mùa đông) ( 1,5 điểm)
* Thân bài : Tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự hợp lý ( 6 điểm)
- Lúc sáng sớm : ( 2 điểm) 
+ KHông khí cảnh vật .
+ Con người chuẩn bị áo ấm để chống rét
+ Cây cối rụng hết lá vàng, chuẩn bị khoác cho mình một màu xanh
+ Đường làng, ngõ xóm…
- Đến trưa : ( 2 điểm)
+ KHông khí như có ấm hơn
+ Cảnh vật con người có gí thay đổi
- Chiều tối : ( 2 điểm)
+ Nhiệt độ hạ xuống
+ Làng xóm như thế nào
* Kết bài : ( 1,5 điểm) Nêu cảm tưởng của em về cnảh đó
- Bìa làm sạch sẽ, văn phong snág sủa, không sai lỗi chính tả ( 1 điểm)















TRƯỜNG THCS BÙI NHÂN
Loại đề : KT định kỳ
Ngời soạn : Hoàng Thị Hiển
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6
Tiết PPCT : 105, 106
Thời gian : 90 phút


ĐỀ SỐ 3
Tiết PPCT : 105,106

Viết bài tập làm văn tả người
Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quý mến.
…Hết …
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 3
* Mở bài : Giới thiệu em bé mà mình yêu thích ( 1,5 điểm)
* Thân bài ( 6 điểm)
- Tả được cái nét đáng yêu của em bé theo một trình tự hợp lý ( Nêu được các chi tiết và hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình, hành động cử chỉ, ngôn ngữ. )
* Kết bài : Nêu tình cảm của mình đối với em bé. ( 1,5 điểm)
- Biết viết 1 đoạn văn tả người hoàn chỉnh với đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài ( -,5 điểm)
- Tả có thứ tự, diễn đạt trôi chảy trong sáng, văn viết có hình ảnh, không mắc lỗi chính 
tả, ngữ pháp ( 0,5 điểm)





















TRƯỜNG THCS BÙI NHÂN
Loại đề : KT định kỳ
Ngời soạn : Hoàng Thị Hiển
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6
Tiết PPCT : 115
Thời gian : 45 phút

ĐỀ SỐ 4
Tiết PPCT : 115 Thời gian 45 phút

Kiểm tra tiếng việt
Phần I. Trắc nghiệm : ( 3 điểm)
Câu 1. Phép nhân hóa có tác dụng gì ? 
Gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Làm cho thế giới đồ vật, cây cối trở nên sinh động
Biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người
Cả b và c đều đúng
Câu 2. Câu thơ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Dùng phép tu từ gì ở câu trên ?
So sánh và nhân hóa
So sánh và hoán dụ
So sánh và ẩn dụ
Nhân hóa và ẩn dụ
Câu 3. Câu trần thuật đơn dùng để :
a. Giới thiệu về một sự vật sự việc
b. Tả, kể về một sự vật sự việc
c. Nêu ý kiến
d. Cả 3 ý trên
Phần II. Tự luận :
Thế nào là câu trần thuật đơn ? ( 2 điểm)
Viết đoạn văn 7 đến 10 dòng trong đó có dùng phép so sánh, nhân hóa .( 5 điểm)

…Hết …
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 4
Phần trắc nghiệm. ( 3 điểm) HS trả lời đúng mỗi câu đạt 1 điểm
Câu 1. Khoanh vào chữ D ( 1 điểm)
Câu 2. Khoanh vào chữ D ( 1 điểm)
Câu 3. Khoanh vào chữ D ( 1 điểm)
II. Phần tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 . HS nêu đúng khái niệm về câu trần thụât đơn. ( 2 điểm)
Câu 2. HS viết đoạn văn 7 dòng trở lên đúng chủ đề tự chọn, diễn đạt rõ ràng lưu loát. ( 2 điểm)
Đoạn văn dùng phép so sánh ( 1,5 điểm)
Đoạn văn dùng phép nhân hóa ( 1,5 điểm)


TRƯỜNG THCS BÙI NHÂN
Loại đề : KT định kỳ
Ngời soạn : Hoàng Thị Hiển
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6
Tiết PPCT : 121,122
Thời gian : 90 phút



ĐỀ SỐ 5
Tiết PPCT : 121, 122

Viết bài tập làm văn miêu tả sáng tạo
Đề bài :
Từ bài văn “ Lao rao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi đẹp trời. 
…Hết …
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 5
* Mở bài : ( 1,5 điểm) Giới thiệu cảnh khu vườn ( thời gian, không gian, cảnh khu vườn)
* Thân bài ( 6 điểm)
- Tả khái quát khu vườn, vị trí, diện tích, cây trồng ( 1,5 điểm)
- Tả cụ thể về khu vườn ( Màu sắc, ánh sáng, âm thanh, bầu trời, cây trồng, các cảnh đẹp khác) ( 4,5 điểm)
* Kết bài : Cảm nghĩ của em về khu vườn ( 1,5 điểm)
Hình thức : HS viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng ,cân đối. ( 0,5 điểm)
- Lời văn sáng tạo, diễn đạt lưu loát, trình bày đẹp ( 0,5 điểm)
ĐỀ SỐ 6
Tiết PPCT : 137,138

Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Đề bài :
Chép 5 khổ thơ đầu trong bài thơ Lượm của Tố Hữu .
So sánh là gì? Tìm ví dụ ở 5 khổ thơ trong bài Lượm ?
Hãy tả lại người bạn thân nhất của em.
…Hết …

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 6
Câu 1. HS chép đúng 5 khổ thơ ( 2 điểm)
Câu 2. HS trả lời đúng khái niệm:
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc mnày với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễm đạt ( 1 điểm)
- Đưa ra ví dụ chính xác ( 1 điểm)
Ví dụ : ở đồi mang cá thích hơn ở nhà.
Câu 3, Nội dung : 5 điểm
.* Mở bài : ( 0,5 điểm) Giới thiệu được người bạn thân của em
* Thân bài :
- Tả được những nát tiêu biểu theo một trình tự hợp lý ( Nêu được những chi tiết và hình ảnh tiêu biểu phù hợp về ngoại hình, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ.
* Kết bài : Nêu được tình cảm của mình đối với bạn
Hình thức : 1 điểm
- Viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài ( 0,5 điểm)
- Tả có thứ tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp ( 0,5 điểm)


File đính kèm:

  • docDe KTDap an va bieu diem Ng Van 6.doc