Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 7 thời gian làm bài: 90 phút

doc21 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 7 thời gian làm bài: 90 phút, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài TLV số 1

Đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút


1) Đề bài:
Hãy tả lại cánh đồng lúa quê em sắp bớc vào vụ thu hoạch.

Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Yêu cầu:
- Kiểu bài: Miêu tả
- Hình thức: + Bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc	0.5 điểm
 + Văn giàu hình ảnh và cảm, câu văn đúng ngữ pháp, từ dùng đúng,có sáng tạo trong diễn đạt 0.5 điểm
 + Biết sử dụng các thao tác quan sát, tởng tợng và so sánh trong khi làm bài. 0.5 điểm
 + Ngôn ngữ trong sáng, giản dị	0.5 điểm
- Nội dung: Cánh đồng lúa sắp bớc vào vụ thu hoạch với dàn ý nh sau:
 Dàn ý:
A. Mở bài: 	
- Giới thiệu cánh đồng lúa sắp bớc vào vụ thu hoạch 1 điểm 
B. Thân bài: 
 Tả chi tiết:
 - Nhìn từ xa: 
 + Không gian mênh mông	0.5 điểm
 + Màu vàng bao trùm 	0.5 điểm
 + Gió thổi nhẹ	0.5 điểm
 + Chim chóc ríu rít báo mùa vàng sắp tới	0.5 điểm
- Đến gần:	
+ Từng ô, từng thửa nh bàn cờ	0.5 điểm
+ Cây lúa ngả màu vàng	0.5 điểm
+ Gốc lúa đã bắt đầu khô đi	0.5 điểm
+ Thân lúa chuyển sang màu vàng 	0.5 điểm
+ Lá lúa vàng úa	0.5 điểm
+ Bông lúa dài uốn cong cần câu…	0.5 điểm
+ Hơng thơm ngào ngạt…	0.5 điểm
+ Đây đó thấp thoáng bóng ngời	0.5 điểm
C. Kết bài: 
- Cảm nghĩ của em 	0.5 điểm
 - Tởng tợng về vụ mùa bội thu.	0.5 điểm


Đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút

 Đề bài: Loài cây em yêu.


Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút

II - Đáp án, biểu điểm:
Nội dung:
a) Mở bài:
- Nêu được đối tượng biểu cảm (loài cây gì?) 0.5 điểm
- Vì sao em yêu hơn loài cây khác? 0.5 điểm
b) Thân bài:
- Nêu được các đặc điểm nổi bật của loài cây đó( tuỳ loài cây mà HS có thể có những lựa chọn khác nhau): 
+ Rễ 0.5 điểm
+ Thân cây	0.5 điểm
+ Lá cây	0.5 điểm
+ Hoa( nếu có)	0.5 điểm
- Loài cây đó có ý nghĩa to lớn với con người:	0.5 điểm
+ ý nghĩa về mặt vật chất	0.5 điểm
+ ý nghĩa về tinh thần	0.5 điểm
- Kỉ niệm của em với loài cây đó.	1 điểm
- Tình cảm , cảm xúc của em khi đứng trước loài cây đó	1 điểm
c) Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em trước loài cây ấy.	0.5 điểm
- Liên hệ mở rộng tới tương lai	0.5 điểm

Hình thức:
Viết đúng kiểu bài: biểu cảm 0.5 điểm
Ngôn ngữ trong sáng, giản dị dễ hiểu. 0.5 điểm
Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 0.5 điểm
Trình bày sạch đẹp 0.5 điểm
Bố cục mạch lạc, rõ ràng 0.5 điểm



Đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút


Dề Tiếng Việt từ t 35 -65
Câu 1( 2 điểm):
Cho bài thơ sau:
 Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
 Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
 Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
 Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
 ( Hồ Xuân Hương)
Hãy chỉ ra các từ được dùng theo lối chơi chữ trong bài thơ trên.
Câu 2( 4 điểm):
Em hãy điền thêm các cụm từ cần thiết vào chỗ trống để được các thành ngữ hoàn chỉnh:
- Đem con...
- Nồi da...
- Rán sành...
- Hồn xiêu...
- Một mất...
- Chó cắn...
- Tiến thoái...
- Thắt lưng...
Câu 3( 4 điểm):
a.Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: chết, nhớ, thấp, nhẹ
b. Đặt câu với các từ vừa tìm được.


Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút

Đáp án - Biểu điểm
Câu 1( 2 điểm):
 Các từ được dùng theo lối chơi chữ: Cóc, bén, nòng nọc, chuộc
Mỗi từ tìm đúng được 0.5 điểm.
Câu 2( 4 điểm):
- Đem con bỏ chợ 0.5 điểm
- Nồi da nấu thịt 0.5 điểm
- Rán sành ra mỡ	0.5 điểm
- Hồn xiêu phách lạc( tán)	0.5 điểm
- Một mất một còn	0.5 điểm
- Chó cắn áo rách	0.5 điểm
- Tiến thoái lưỡng nan	0.5 điểm
- Thắt lưng buộc bụng	0.5 điểm
	
Câu 3( 4 điểm) :
a. Từ trái nghĩa( 2 điểm):
Chết: sống 0.5 điểm
Nhớ: quên 0.5 điểm
Thấp: cao 0.5 điểm
Nhẹ: nặng	0.5 điểm
HS tìm ra các từ khác với đáp án nhưng vẫn đảm bảo đó là từ trái nghĩa với các từ đã cho thì vẫn được tính điểm.
b. HS đặt câu( 2 điểm)
Mỗi câu đúng được 0.5 điểm 

Đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút
Đề Tiéng Việt t1-36
Cõu 1: 
Tỡm những từ Hỏn Việt cú chứa những yếu tố sau: ( mỗi yếu tố tìm ít nhất 2 từ)
hoài, chiến, mẫu, hựng, quốc, thủ
Câu 2:
Tìm các quan hệ từ có trong bài thơ" Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.
Câu 3:
Viết 1 đoạn văn khoảng 5 - 7 câu theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ láy.



Đề kiểm tra học kì I môn : Ngữ văn lớp7
Thời gian làm bài : 90 phút 

Câu 1. (1điểm) Hãy chép lại theo trí nhớ bài thơ: “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và cho biết : Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2.( 0,5điểm) Bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Tác giả tả cảnh ở đâu?.
Câu3 ( 1điểm) Âm thanh tiếng gà trưa trong hai khổ thơ cuối của bài thơ “ Tiếng gà trưa” đã gợi lên trong lòng anh lính trẻ những cảm xúc gì? 
Câu 4 ( 1điểm) Các kiểu điệp ngữ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau
 ( Trích Chinh phụ ngâm khúc)
Câu 5. (1,5 điểm) Sự khác nhau giữa từ đồng nghĩa và từ đồng âm? Cho ví dụ minh hoạ? 
Câu 6. (5 điểm) Cảm nghĩ của em về một chuyện vui hoặc buồn trong tuổi thơ ấu.

--------Hết-------


Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra học kì I môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút

Đáp án và biểu điểm Đề Kiểm tra học kì I môn : ngữ văn 7

Câu 1. (1điểm)
- Chép đúng 4 câu thơ trong bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương không sai lỗi chính tả 	0,5 điểm
- Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật	0,5 điểm
Câu 2 (0,5 điểm):
- Bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( Năm 1947) 	0,25 điểm
- Bài thơ tả cảnh núi rừng Việt Bắc 	0,25 điểm
Câu 3 (1điểm)
Hai khổ thơ cuối của bài thơ “ Tiếng gà trưa” âm thanh của tiếng gà trưa đã gợi lên trong lòng anh lính trẻ :
- Suy tư về hạnh phúc 	0,5 điểm
- Suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay	0,5 điểm
Câu 4. (1điểm)
Các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ sau là: 
- Điệp ngữ cách quãng	0,5 điểm
- Điệp ngữ nối tiếp 	0,5 điểm
Câu 5 (1,5 điểm)
Sự khác nhau giữa từ đồng nghĩa và từ đồng âm là:
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau 
0,5 điểm
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau	0,5 điểm
Ví dụ minh hoạ:
- Non, núi ( từ đồng nghĩa)	0,25 điểm
- Bố em vác cày đi cày ruộng ( từ đồng âm)	0,25 điểm
Câu 6 ( 5điểm)
I. Yêu cầu chung 
1. Kiểu bài :Văn biểu cảm 
2. Nội dung:
a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm: Một chuyện vui hoặc buồn tuổi thơ ấu.
0.5 điểm
b. Thân bài: Cách trình bày có thể khác nhau nhưng cần phải biểu cảm được các ý:
- Câu chuyện vui (buồn) ấy có gì đặc sắc? 
+ Nêu khái quát những sự việc xảy ra 0.5 điểm
+ Bài học, ấn tượng đọng lại trong em rút ra là gì?	0.5 điểm
- Câu chuyện đó đã gợi cho em những cảm xúc gì? 	 0.5 điểm
+ Chuyện vui – một niềm vui khó quên đã in sâu vào kí ức tuổi thơ .
+ Chuyện buồn- một lỗi lầm, một việc làm thiếu suy nghĩ đã trở thành một bài học nhớ mãi, một kỉ niệm khó quên của tuổi thơ . 
+ Qua chuyện vui (buồn) đó đã gây được sự đồng cảm của mọi người. 0.5 điểm
- Tình cảm trong sáng chân thực của học sinh thông qua miêu tả, tái hiện sự việc.
0.5 điểm
c. Kết bài:
- Khái quát cảm xúc của bản thân về đối tượng biểu cảm trên. 0.5 điểm
3. Hình thức:
- Bài viết bố cục rõ ràng, mạch lạc,	0.5 điểm
- Văn viết giàu hình ảnh cảm xúc, có sáng tạo trong diễn đạt.	0.5 điểm
- Câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ đúng	0.5 điểm




Đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút
Đề TLV từ tiết 1-23
Phần I. Trắc nghiệm.
Câu 1:
Dòng nào sau đây nói đúng khái niệm bố cục của một văn bản?
A. Là tất cả các ý được trình bày trong văn bản
B. Là ý lớn, ý bao trùm của văn bản
C. Là nội dung nổi bật của văn bản
D. Là sự sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí trong một văn bản
Câu 2:
Các sự việc trong văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê" được liên kết với nhau chủ yếu theo mối liên hệ nào?
A. Liên hệ thời gian
B. Liên hệ không gian
C. Liên hệ tâm lí( nhớ lại)
D. Liên hệ ý nghĩa( tương đồng, tương phản)
Câu 3:
Dòng nào ghi đúng các bước tạo lập văn bản?
A. Định hướng và xây dựng bố cục
B. Xây dựng bố cục và diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh
C. Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh
D. Định hướng, xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra văn bản vừa tạo lập
Câu 4:
Thế nào là một văn bản biểu cảm?
A. Kể lại một câu chuyện cảm động
B. Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống
C. Được viết bằng thơ
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật, hiện tượng trong đời sống
Câu 5:
Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm?
A. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự
B. Không có lí lẽ, lập luận
C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp
D. Cảm xúc có thể bộc lộ trực tiếp và gián tiếp
Câu 6
Trong những yếu tố sau, yếu tố nào không cần có khi định hướng tạo lập văn bản?
A. Thời gian( văn bản được nói, viết vào lúc nào?)
B. Đối tượng( nói, viết cho ai?)
C. Nội dung( nói, viết về cái gì?)
D. Mục đích( nói, viết để làm gì?)
Phần II. Tự luận.
 Sau khi trở về quê ngoại, Thuỷ( nhân vật trong văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê") đã viết một bức thư cho anh trai mình. Em hãy nhập vai vào nhân vật để lập bố cục cho bức thư ấy.


Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút
Đáp án - Biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm( 3 điểm)
Mỗi ý đúng được 0.5 điểm.
Đáp án
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: D
Câu 5: D
Câu 6: A
Phần II. Tự luận( 7 điểm)
Bố cục của bức thư như sau:
Phần mở đầu thư:
- Thời gian, địa điểm	 0.5 điểm
- Lời chào	0.5 điểm
Phần nội dung thư
- Thông báo cho anh về tình hình cuộc sống của hai mẹ con ở quê	1 điểm
- Nêu tâm trạng buồn, nhớ anh, nhớ hai con búp bê	1 điểm
- Căn dặn anh phải chăm sóc hai con búp bê	1 điểm
- Nhắc nhở anh giữ gìn sức khoẻ và học tốt	1 điểm
- Nêu mong muốn ngày đoàn tụ	0.5 điểm
Phần kết thư:
- Lời chào 0.5 điểm
- Kí tên 0.5 điểm
Bài thể hiện rõ được bố cục ba phần 0.5 điểm

Đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề bài.
Câu 1: ( 3 đ) Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi.
... "Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thuỷ chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ".
(Khánh Hoài)	
* Thống kê các đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt trong đoạn văn.
Câu 2(3 đ) : Tìm ít nhất 3 thành ngữ, tục ngữ, ca dao có các cặp từ trái nghĩa và chỉ ra cặp từ trái nghĩa ấy.
Câu 3( 2 đ): Xác định các cặp từ đồng âm trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của các cặp từ đó. 
a. Con ruồi đậu mâm xôi đậu.
b. Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
câu 4:(2 đ) Từ đồng nghĩa là gì? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.


Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút

Đáp án và biểu điểm:
Câu 1.( 3đ)
 	Đại từ: 	chúng tôi, tôi, nó, đó	 1đ	
	Quan hệ từ:	của, cho, và, nhưng, vừa, thì 1.5 đ	
	Hán Việt:	Thuỷ, quan tâm 0.5 đ
Ghi chú: 0.25 đ/ 1từ tìm đúng
Câu 2. ( 3 đ):
- Tìm đúng câu ca dao tục ngữ, thành ngữ có chứa từ trái nghĩa: mỗi câu 0.5 đ
- Chỉ ra được các cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ vừa tìm : 0.5 đ/ 1 câu chỉ ra được.
Câu 3( 2 đ):
a. Chỉ ra được từ đồng âm: đậu 0.5 đ
Giải nghĩa:
- Đậu 1: Động từ, chỉ hoạt động hạ cánh và bám vào 1 vật gì đó 0.25 đ
- Đậu 2:Danh từ, tên 1 loài cây dùng làm thực phẩm 0.25 đ
b. Chỉ ra từ đồng âm: lợi 0.5 đ
Giải nghĩa
- Lợi 1: lợi lộc, lợi ích 0.25 đ
- Lợi 2: bộ phận nằm trong khoang miệng người, động vật 0.25 đ
Câu 4( 2 đ)
- Nêu được khái niệm trong SGK Ngữ Văn 7 tập I trang 114 0.5 đ
- Có 2 loại từ đồng nghĩa:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn
+ Từ đồng nghĩa ko hoàn toàn 0.5 đ
- Cho VD đúng : ít nhất 2 ví dụ 1 điểm ( 0.5 điểm/1 ví dụ)

Đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút
Đề Văn 15' Từ t 21-37
Phần I: Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
Câu 1
a. Bài thơ “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” làm theo thể loại nào?( 0.5 đ)
A. Thất ngôn tứ tuyệt C. Ngũ ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú D. Ngũ ngôn bát cú
b. Bài thơ trên miêu tả cảnh vật ở thời điểm nào?( 0.5 đ)
Cảnh đêm C. Cảnh trưa
Cảnh buổi sớm D. Cảnh chiều
c. Bài thơ trên cho thấy tác giả là người như thế nào?( 0.5 đ)
Một vị vua anh minh, sáng suốt.
Một vị vua biết chăm lo đời sống của tướng sĩ
Một vị vua nhân từ, yêu thương nhân dân
Một vị vua gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã
Câu 2: Thể thơ của bài " Bánh trôi nước" giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A. Côn Sơn ca B. Thiên Trường vãn vọng
C. Tụng giá hoàn kinh sư D. Sau phút chia li
Câu 3: Cảnh Đèo Ngang trong bài " Qua Đèo Ngang" được miêu tả trong thời điểm nào?
A. Xế trưa B. Xế chiều
C. Ban Mai D. Đêm khuya
Câu 4: Bài thơ " Bạn đến chơi nhà" là của tác giả nào?
A. Nguyễn Trãi B. Nguyễn Du
C. Nguyễn Khuyến D. Nguyễn Đình Chiểu

Phần II: Tự luận( 7 điểm)
Câu 1: Chép theo trí nhớ đoạn trích “ Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi.( 3.0 điểm)
Câu 2: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ý thơ trong đoạn trích trên?( 3.5 điểm)




Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút
Đáp án - Biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm( 3 điểm)
Mỗi đáp án đúng 0.5 điểm.
Đáp án:
Câu 1:
a: A
b: D 
c: D
Câu 2: B
Câu 3: B
Câu 4: C
Phần II. Tự luận( 7 điểm)
Câu 1: Chép đúng bài thơ: 3 đ. Sai 1 từ trừ 0.5 đ
Câu 2( 4 điểm)
* Viết thành 1 đoạn văn nêu nhận xét về bài thơ:
- Cấu trúc đan xen 0.5 điểm
+ Một câu tả cảnh 	0.5 điểm
+ Một câu nói về tâm trạng	0.5 điểm
- Thể hiện sự giao hoà giữa con người và thiên nhiên	0.5 điểm
=> Tình yêu thiên nhiên	0.5 điểm
=> Phong thái ung dung, tự tại của tác giả	0.5 điểm
* Diễn đạt lưu loát, mạch lạc	0.5 điểm
* Ngôn ngữ trong sáng, giản dị 	0.5 điểm


Đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút
Đề văn 15' từ tiết 38- 64
Phần I. Trắc nghiệm( 2 điểm):
Câu 1:
Bài thơ " Hồi hương ngẫu thư " được tác giả viết trong hoàn cảnh nào?
A. Mới rời quê ra đi
B. Đang ở xa quê
C. Xa quê rất lâu, nay trở về
D. Sống ở ngay quê nhà
Câu 2: 
Trong bài thơ " Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" Đỗ Phủ đã ước mơ gì?
A. Ước trời yên, gió lặng
B. Ước được sống ở quê nhà
C. Ước một ngôi nhà vững chãi cho mình
D. Ước nhà nghìn vạn gian cho mọi người
Câu 3: 
Hai bài thơ " Cảnh khuya", " Rằm tháng giêng" được Bác viết trong hoàn cảnh nào?
A.Trước Cách mạng tháng Tám
B. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Những năm tháng hoà bình ở miền Bắc, ngay sau kháng chiến chống Pháp
D. Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ
Câu 4:
Văn bản " Một thức quà của lúa non: Cốm" được viết theo thể loại nào?
A. Kí sự B. Hồi kí
C. Truyện ngắn D. Tuỳ bút
Phần II. Tự luận( 8 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ sau:
 Tiếng gà trưa
 Mang bao nhiêu hạnh phúc
 Đêm cháu về nằm mơ
 Giấc ngủ hồng sắc trứng
 Cháu chiến đấu hôm nay
 Vì tình yêu tổ quốc
 Vì xóm làng thân thuộc
 Bà ơi, cũng vì bà
 Vì tiếng gà cục tác
 ổ trứng hồng tuổi thơ.
 ( Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh).





Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút

Đáp án - Biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm.( 2 điểm)
Mỗi đáp án đúng 0.5 điểm
Đáp án:
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: D
Phần II. Tự luận.( 8 điểm)
 Đoạn văn nêu đựơc các ý sau:
- Tình cảm bà cháu sâu nặng 0.5 điểm
- Tình yêu quê hương đất nước	0.5 điểm
 + Xuất phát từ yêu tiếng gà, yêu ổ trứng	0.5 điểm
 + yêu bà	0.5 điểm
 + yêu xóm làng 	0.5 điểm
- Điệp ngữ : vì	0.5 điểm
=> nhấn mạnh nguyên nhân " cháu chiến đấu hôm nay" vì tình yêu bà, yêu làng, yêu tổ quốc. 0.5 điểm
- Hình ảnh đẹp, gợi cảm:	0.5 điểm
 "giấc ngủ hồng sắc trứng"	0.5 điểm
 " ổ trứng hồng tuổi thơ"	0.5 điểm
- Cảm nghĩ :
 + Thấy yêu quý bà, yêu những gì thân thuộc	0.5 điểm
 + Đây là 1 đoạn thơ hay, giàu cảm xúc	0.5 điểm
 + Đọc đoạn thơ gợi cho em những liên tưởng về kỉ niệm ấu thơ	0.5 điểm
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc 0.5 điểm
- Văn viết có cảm xúc	0.5 điểm
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị	0.5 điểm




Đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút
Đề KT 15' từ tiết 1-8 văn
Phần I. Trắc nghiệm.( 2 điểm)
Câu 1:
Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của con như thế nào?
A. Phấp phỏng lo lắng
B. Thao thức, đợi chờ
C. Vô tư, thanh thản
D. Căng thẳng, hồi hộp
Câu 2:
Cha của En-ri-cô là người như thế nào?
A. Rất thương yêu và nuông chiều con.
B. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ lỗi lầm cho con.
C. Yêu thương, nghiêm khắc và luôn tế nhị trong việc giáo dục con
D. Luôn thay mẹ En-ri-cô giải quyết mọi vấn đề trong gia đình.
Câu 3:
Truyện" Cuộc chia tay của những con búp bê" được kể theo ngôi kể nào?
A. Người em
B. Người anh
C. Người mẹ
D. Người kể chuyện vắng mặt
Câu 4:
Đặc sắc về nghệ thuật của bài ca dao " Công cha như núi ngất trời..." là gì?
A. Âm điệu hát ru
B. Hình ảnh nhân hoá
C. Lối so sánh ví von
D. Hai ý A và C
Phần II: Tự luận( 8 điểm)
Câu 1: ( 6 điểm)
a.Chép theo trí nhớ bản dịch thơ bài thơ " Sông núi nước Nam".
b. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ này.
Câu 2: ( 2 điểm)
a. Tác giả Văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê" là ai?
b. Thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc thông qua tác phẩm này là gì?



Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút



Đáp án- Biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm( 2 điểm)
Đáp án
Câu 1: : C
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: D
Mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm.
Phần II. Tự luận( 8 điểm)
Câu 1: 6 điểm
a. Chép đúng bản dịch thơ 3 điểm ( sai 1 chữ trừ 0.5 điểm)
b. 
- Đoạn văn phải nêu được các ý sau:
+ Là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên 0.5 điểm
+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước	0.5 điểm
+ Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước kẻ thù xâm lược	0.5 điểm
+ Giọng thơ dõng dạc đanh thép	0.5 điểm
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc	0.5 điểm
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị	0.5 điểm
Câu 2: 2 điểm
a. Tác giả : Khánh Hoài 0.5 điểm
b. Thông điệp mà tác giả gửi đến người đọc là:	
- Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng	0.5 điểm
- Hãy cố gắng bảo vệ, gìn giữ gia đình	0.5 điểm
- Đừng làm tổn hại đến những đứa trẻ ngây thơ, vô tội	0.5 điểm

Đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
A - Đề bài:

Phần I. Trắc nghiệm(2 đ) : 
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án trả lời em cho là đúng: 
Câu 1:(0.5 đ) 
Bài thơ “Bánh trôi nước” được làm theo thể thơ nào?
A. Song thất lục bát
B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
C. Lục bát.
 D. Thất ngôn bát cú Đường luật. 
Câu 2: (1 đ)
a) Bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh " có thể thơ cùng với bài thơ nào sau đây? :
A. Qua Đèo Ngang	
B. Bài ca Côn Sơn	
C. Sông núi nớc Nam	
D. Phò giá về kinh	
b) Chủ đề của bài thơ " Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" là:
A. Đăng sơn ức hữu	
B. Vọng nguyệt hoài hương	
C. Sơn thuỷ hữu tình	
D. Tức cảnh sinh tình	
Câu 3:( 0.5 đ)
 Nhận định sau đây đúng hay sai?
 Hai bài thơ " Qua Đèo Ngang" và " Bạn đén chơi nhà" đều kết thúc bằng ba từ "ta với ta" nhưng nội dung thể hiện của mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau	Đ	S
Phần II. Tự luận(8 đ)
Câu 1: ( 4 đ)
- Cho đoạn thơ:… “ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”…
a) Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào đã học ? Trích trong tác phẩm nào? Tác giả, dịch giả là ai?
b) Nêu cảm nhận của em ( bằng đoạn văn 5 – 7 câu) về tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ. 
Câu 2: ( 4 đ)
a. Chép theo trí nhớ bản dịch thơ bài " Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" của Lí Bạch do Tương Như dịch.
b. Viết một đoạn văn từ 5 - 7 dòng nêu cảm nhận của em về bài thơ này.


Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút


Đáp án và biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm( 2 điểm)
Câu 1: 0.5 điểm
 Đáp án: B.
Câu 2:1 điểm, mỗi ý đúng 0.5 điểm
a. Đáp án: D
b. Đáp án: B
Câu 3: 0.5 điểm - Chọn Đ
Phần II. Tự luận. (8 đ)
 Câu 1(4 điểm):
a. (2điểm):
Đoạn thơ trên nằm trong văn bản " Sau phút chia li" 0.5 điểm
Trích trong tác phẩm" Chinh phụ ngâm khúc" 0.5 điểm
Tác giả: Đặng Trần Côn 0.5 điểm
Dịch giả: Đoàn Thị Điểm 0.5 điểm
 b. (2điểm) Nêu được các ý:
- Điệp ngữ: cùng, thấy, xanh, ngàn dâu
 ( nêu mỗi điệp ngữ được 0.25 điểm) 1 điểm
- Tác dụng: Nhấn mạnh, tô đậm nỗi buồn triền miên kéo dài không dứt.
 0.5 điểm
Văn viết trôi chảy, mạch lạc, trong sáng 0.5 điểm
Câu 3:( 4điểm). 
a. Chép theo trí nhớ(2 điểm)
 Chép đúng bản dịch bài thơ trong SGK Ngữ Văn 7 tập I, trang 123 sai 1 từ trừ 0.5 điểm
b.( 2 điểm)
 Viết đoạn văn: Nêu được các nội dung:
- Cảm nhận rất tinh tế của tác giả về ánh trăng. 0.5 điểm
- Nỗi nhớ quê da diết của tác giả - một người xa xứ- trong đêm thanh tĩnh. 
 0.5 điểm
- Từ ngữ giản dị, nhẹ nhàng mà tinh luyện. 0.5 điểm
 Diễn đạt trôi chảy, lưu loát. 0.5 điểm




Đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút
Đề TLV t 24- 56
Đề bài:
 Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau:
Cảm nghĩ về dòng sông quê!

Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút

Đáp án - Biểu điểm:
Mở bài
- Giới thiệu về dòng sông quê: 	 0.5 điểm
tên sông, vị trí... 	 0.5 điểm
- Nêu khái quát ấn tượng, cảm nghĩ của em về dòng sông này. 1 điểm
Thân bài:
- Đặc điểm của dòng sông quê: 0.5 điểm
+Hai bên bờ:	 0.5 điểm
hàng tre xanh cao vút, con đê dài uốn lượn, 	 0.5 điểm
bát ngát bãi dâu, luống ngô... 0.5 điểm 
+ Dòng nước: đỏ nặng phù sa. 0.5 điểm
+ Mỗi mùa dòng sông lại có sự thay đổi: 	 0.5 điểm
mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. 	 0.5 điểm
- ý nghĩa của dòng sông quê đối với con người nơi quê rất lớn: 	 0.5 điểm
tưới mát cho những cánh đồng, 	 0.5 điểm
là nguồn nước ngọt lành nuôi sống người dân quê đã bao đời. 0.5 điểm
- Kỉ niệm của em với dòng sông quê. 0.5 điểm
- Tình cảm, sự gắn bó của em với dòng sông quê, cảm xúc, suy nghĩ của em khi đứng trước dòng sông. 1 điểm 
Kết bài:
- Khái quát lại tình cảm của em đối với dòng sông quê. 0.5 điểm
- Mở rộng, hướng về tương lai. 0.5 điểm
Trình bày sạch đẹp, khoa học: 0.5 điểm


Đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút

 Đề bài:
Cảm nghĩ về mẹ của em.


Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
- Yêu cầu:
* Nội dung
a) Mở bài:
- Giới thiệu về mẹ 0.5 điểm
- Trình bày khái quát cảm xúc về mẹ 0.5 điểm
b) Thân bài:
- Trình bày khái quát hình bóng, tính cách của mẹ.
+ Điểm đáng chú ý về ngoại hình của mẹ
mái tóc	0.5 điểm
đôi mắt	0.5 điểm
bàn tay	0.5 điểm
nụ cười...	0.5 điểm
+ Thói quen của mẹ	0.5 điểm
+ Hành động của mẹ	0.5 điểm
+ Tính cách của mẹ	0.5 điểm
- Tình cảm của mẹ đối với bản thân.	0.5 điểm
- Kỉ niệm sâu sắc của em về mẹ	1 điểm
- Suy nghĩ của em khi ngắm nhìn mẹ 	0.5 điểm
- Tình cảm của bản thân đối với mẹ.	0.5 điểm
c) Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm với mẹ. 0.5 điểm
- Hứa hẹn, ước mơ hoặc mở rộng tới tương lai 0.5 điểm
* Hình thức:
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc 0.5 điểm
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị 0.5 điểm
- Trình bày sạch đẹp, khoa học 0.5 điểm
- Văn giàu cảm xúc, hình ảnh 0.5 điểm

Đề đáp án- biểu điểm đề kiểm tra môn NGữ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút

Đáp án - Biểu điểm
Câu 1 ( 3 điểm): 
- Hoài: hoài hương, hoài niệm.... 0.5 điểm
- Chiến: chiến thắng, hiếu chiến...	0.5 điểm
- Mẫu: mẫu tử, mẫu hậu...	0.5 điểm
- Hùng: hào hùng, hùng cường...	0.5 điểm
- Quốc: quốc gia, cường quốc...	0.5 điểm
- Thủ: thủ kho, thủ lĩnh...	0.5 điểm
HS có thể tìm các từ Hán Việt khác chứa các yếu tố trên : 0.25 điểm/1 từ đúng.
Câu 2 ( 2 điểm)
 Các quan hệ từ:vừa, với, mặc dầu, mà.
Mỗi quan hệ từ tìm đúng 0.5 điểm.
Câu 3:
- Đoạn văn có 2 từ láy được sử dụng hợp lí: mỗi từ 1 điểm
- Đảm bảo đúng giới hạn: từ 5-7 câu 0.5 điểm
- Các câu đúng ngữ pháp 0.5 điểm
- Diễn đạt trôi chảy 0.5 điểm
- Các câu trong đoạn đều hướng về 1 chủ đề 0.5 điểm
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị 0.5 điểm
- Văn giàu hình ảnh 0.5 điểm

File đính kèm:

  • docBo de Ngu Van 7 HKI.doc
Đề thi liên quan