Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 8 (sau tiết 46 - Thời gian 15 phút) trường THCS: Hoàng Xuân Hãn

doc12 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2566 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 8 (sau tiết 46 - Thời gian 15 phút) trường THCS: Hoàng Xuân Hãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS: Hoàng Xuân Hãn 
Đề kiểm tra TX	 	 Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 8
	 (Sau tiết 46 - Thời gian 15 phút)

Đề ra:

Phần trắc nghiệm: Vòng vào chữ cái viết in hoa đầu nội dung lựa chọn (câu 1, 3, 4, 5, 10) 
Câu 1. Trong các câu sau đây câu nào viết đúng nhất? 
	A. Một trường từ vựng bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn 
	B. Một trường từ vựng bao gồm những từ loại giống nhau 
	C. Trường từ vựng là tập hợp tất cả những từ có nét chung về nghĩa 
	D. Do hiện tượng đồng nghĩa một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng đồng nghĩa
Câu 2. Điền các từ phù hợp để tạo thành trường từ vựng “đầu”
	Đầu: ……..
Câu 3. Trong các từ sau đây từ nào là biệt ngữ xã hội?
	A. Má 	C. Mợ 
	B. Cậu 	D. Mự 
Câu 4. Trong các từ chỉ quan hệ gia đình sau đây từ nào là từ địa phương?
	A. Mẹ 	C. Bác 
	B. Bầm 	D. Bố 
Câu 5. Trong các câu sau đây câu nào chứa tình thái từ?
	A. Làm nhanh lên anh chị em!
	B. Em thích cái nào thì cứ lấy. 
	C. Cái bóng rơi ở đầu kia. 
	D. Tôi làm thay chị em được không?
Câu 6. Hãy nối một vế tập hợp A với một vế phù hợp nhất trong tập hợp B 
	
Tập hợp A
Tập hợp B
1. Em đi đi ! 
1. Cấu tạo nghi vấn
2. Mẹ đi làm rồi à ?
2. Cấu tạo cầu khiến 
3. Thương thay cũng một kiếp người 
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi !
3. Biểu thị sắc thái tình cảm 

4. Tạo câu cảm thán.

Câu 7. (Điền Đ; S) Từ “chứ” trong câu (…. “Bác trai đã khá rồi chứ?”) (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) được hiểu là: 
	 1. nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được 
	 2. nghi vấn dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định
Câu 8. Dùng các thành ngữ để hoàn thành tốt những nội dung còn lại trong các câu sau để tạo lập biện pháp tu từ nói quá.
	A. ở nơi…. cỏ không mọc được nữa là trồng rau 
	B. Lờ khen của cò làm nó…
	C. Bọn giặc hoảng hồn … mà chạy 
Câu 9. Điền đúng sai vào hai nội dung trả lời sau:
	Câu “Mẹ tôi cầm nón vẫy tay, vài giây sau, tôi đuổi kịp” là kiểu câu:
	1. câu ghép 
	2. câu đơn 
Câu 10. Muốn biến 2 câu đơn “ba tôi đã mất. Mẹ tôi đi bước nữa” cần phải?	A. Dùng quan hệ từ thích hợp 
	B. Không dùng quan hệ từ 
	C. Có thể dùng quan hệ từ thích hợp hoặc không dùng quan hệ từ.
	D. Dùng bất kỳ quan hệ từ nào cũng được. 
	Hết 
Đáp án: 
Câu 
1
3
4
5
10
7
8
Đáp án 
C
C
D
D
C
1: S
2: Đ


Câu 2. đầu, tai, mắt, miệng, mũi… 
Câu 6. 	A1 -> B2 
	A2 -> B1
	A3 -> B4

 HếTTrường THCS: Hoàng Xuân Hãn 
Đề kiểm tra TX	 	 Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 8
	 (Sau	Tiết 14- Thời gian 15 phút)


I. Đề ra: 
	Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện gắn Lão Hạc em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ?
	
Hết.

II. Đáp án và biểu điểm 
	- Học sinh trình bày được suy nghĩ của mình về số phận của người nông dân 
	+ Tình cảnh nghèo khổ, bần cùng không lối thoát trong xã hội thực dân nửa phong kiến (4điểm)
	- Học sinh trình bày được suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân dựa trên các phương diện: 	(4,5đ)
	+ Sức mạnh của tình yêu thương, của tiềm năng phản kháng (Chị Dậu) 
	+ Chắt chiu tằn tiện, giàu lòng tự trọng, giàu tình yêu thương (Lão Hạc)
	+ Bố cục mạch lạc, rõ ý, lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng (1,5đ)

 HếTTrường THCS: Hoàng Xuân Hãn 
Đề kiểm trA Đ K	 	 Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 8
	Tiết 41 (Thời gian 45 phút)



I. Phần trắc nghiệm (3 điểm 6 câu, mỗi câu đúng 0,5điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5 bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
	“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ… Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa Lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo: 
	- Lão làm bộ đấy ! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu, lão vừa xin tôi một ít bã chó… 
	Tôi trố mắt ngạc nhiên. Hắn thì thầm:
	- Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão… Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uốn rượu.
	Hỡi ơi Lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết !… Một người như thế ấy !… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư, để kiếm ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” 
	(Trích Lão Hạc)
Câu 1. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
	A. Nguyên Hồng 	C. Thanh Tịnh
	B. Nam Cao 	D. Ngô Tất Tố
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: 
	A. Tự sự 	C. Biểu cảm 
	B. Miêu tả 	D. Nghị luận 
Câu 3. Chi tiết Lão Hạc xin bã chó của Binh Tư có vị trí nghệ thuật quan trọng như thế nào? 
	A. Nó chứng tỏ ông Lão giàu tình thương, giàu lòng tự trọng đã đi đến quyết định cuối cùng.
	B. Nó có ý nghĩa “Đánh lừa” –chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo về lão Hạc sang hướng trái ngược. 
	C. Nó nói lên cái đói và miếng ăn làm cho nhân tính của con người bị tha hoá biến chất. 
	D. Cả A và B đều đúng 
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
	“Hỡi ơi Lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết !… Một người như thế ấy !… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư, để kiếm ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”…
	A. Ông giáo trách cứ lão Hạc khi nghe Binh Tư kể chuyện 
	B. Nhân cách lão Hạc đã có sự tha hóa 
	C. Ông giáo ngỡ ngàng, chua chát khi nghe Binh Tư kể chuyện 
	D. Sự mâu thuẫn trong lời nói và việc làm của lão Hạc 
Câu 5. “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”
	ý nghĩ của nhân vật “Tôi” ở câu văn trên là gì?
	A. Buồn vì cuộc đời đã đẩy những con người đáng kính như lão Hạc đến con đường cùng.
	B. Buồn lão Hạc bị Binh Tư – một kẻ chuyên trộm cắp mỉa mai 
	C. Buồn vì lão Hạc nhân hậu, tự trọng đến thế mà cũng bị tha hoá. 
	D. Cả A và C đều đúng 
Câu 6. “… Một người như thế ấy !… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng…”
	Đọc kỹ đoạn văn trên và điền nội dung cơ bản sau dấu 3 chấm
	Nhân vật được nói đến trong đoạn văn là một con người ……………… 

II. Tự luận.
	Cảm nhận của em về người mẹ trong văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng .

	Hết.

Đáp án
I. Phần trắc nghiệm 
	
Câu 
1
2
3
4
5
Đáp án 
B
A
D
C
D

Câu 6. Điền được nội dung cơ bản: Trung thực, giàu tình yêu thương, giàu lòng tự trọng
Phân II: Tự luận 
	- Mở bài: Giới thiệu được tác giả tác phẩm và cảm nhận khái quát về người mẹ (0,5đ)
	- Phần thân bài: Đảm bảo các ý cơ bản (có dẫn chứng): (4đ)
	+ Yêu thương, có trách nhiệm với con 
	+ Có tình nghĩa và trách nhiệm đối với chồng và gia đình nhà chồng 
	+ Vẻ đẹp hình hài của người mẹ 
	- Phần kết bài: Khái quát, nâng cao 	( 0,5đ)
	* Biểu điểm trên cho cả diễn đạt, lập luận.. 
	* Trình bày, chính tả ( 1đ)

Trường THCS: Hoàng Xuân Hãn 
Đề kiểm tra ĐK	 	 Đề kiểm tra Tiếng việt lớp 8
	Tiết 60 (Thời gian 45 phút)



I. Phần trắc nghiệm: Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 6 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1. Trong các câu sau đây câu nào viết đúng nhất về đặc điểm của từ tượng hình.?
	A. Từ tượng hình là từ tạo ra hình ảnh, dáng vẻ, tâm trạng của sự vật .
	B. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
	C. Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, sắc thái của sự vật .
	D. Từ tượng hình là từ gợi tả được hình ảnh, dáng vẻ sống động của sự vật.
Câu 2. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng thanh?
	A. Xôn xao 	C. Ư ử 
	B. Rũ rượi 	D. Róc rách
Câu 3. Trong đoạn thơ sau, các từ “nớ, chừ, ra ri” là loại từ ngữ nào? 
	Bếp lửa rung rung đôi vai trồng chí 
	_Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ 
	Đồng bào ta kháng chiến ra ri 
	
A. Từ ngữ địa phương 	C. Từ ngữ toàn dân 
B. Biệt ngữ xã hội 	D. A và B 
Câu 4. Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ? 
A. Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà 
B. Được ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy…
C. nhưng nói ra làm gì nữa !
D. Lão Hạc ơi! 
Câu 5. Tình thái từ được in đậm trong các câu sau thuộc nhóm tình thái từ nào? 
	1. Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ ! 
	2. Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé !
	3. Mợ đã về với các con rồi mà. 
	A. Tình thái từ cầu khiến 	C. Tình thái từ cảm thán 
	B. Tình thái từ nghi vấn 	D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
Câu 6. Trong các câu sau đây câu nào không phải là câu ghép?
	A. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm
	B. Tôi biết anh đang sống trong những giờ phút lo lắng 
	C. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !
	D. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.

II. Tự luận 
Câu 1. Xác định biện pháp tu từ trong thơ sau và nêu tác dụng của nó? (2đ) 
	Bác ơi tim Bác mênh mông thế 
	Ôm cả non sông mọi kiếp người
Câu 2. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh và gạch chân dưới nó. (2đ)
Câu 3. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn sau thuộc loại câu gì? 
	Phân tích cấu tạo ngữ pháp của nó.
	“ Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây và Đôn ki-hô-tê bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo.
Hết.
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm 

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
B
A
D
D
B


II. Phần tự luận 
Câu 1. 	Nêu được biện pháp tu từ nói quá 	( 1đ)
	Nêu được tác dụng sau 	(1đ)
	- Nhấn mạnh tình yêu thương của Bác Hồ 
Câu 2. 	Viết được đoạn văn có chủ đề 	(0,5đ)
	Sử dụng đúng biện pháp tu từ nói quá 	(1,5đ)
Câu 3. 	Xác định được câu ghép 	(0,5đ)
	Phân tích cấu tạo ngữ pháp cơ bản 	(1đ)
	Công thức Tr – ngữ ; C1 – V1 ; C2 – V2.1, V2.2
 HếTTrường THCS: Hoàng Xuân Hãn 
Đề kiểm tra đK	 Tập làm văn số 1
	Tiết 11,12 (Thời gian 90 phút)

I. Đề ra: Người ấy (bạn, thầy, người thân) sống mãi trong tôi .

II. Đáp án và hướng dẫn cho điểm: 
	1) Đáp án: Bài viết đảm bảo các ý sau
	A. Mở bài: 
	- Giới thiệu nhân vật và sự việc chính 
	B. Thân bài:
	- Kỷ niệm khó phai về “người ấy”
	+ Giới thiệu cụ thể về đối tượng… (Kết hợp miêu tả)
	- Sự việc chính 
	- Kết thúc sự việc 
C. Kết bài: 
- Khẳng định lại mối quan hệ với đối tượng 
- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân 
2) Hướng dẫn cho điểm: 
- Phần mở bài: 0,5đ. Thể hiện được ngôi kể (ngôi thứ nhất) rõ đối tượng, sự việc… 
- Phần thân bài: 8 điểm 
ý 1 (2điểm) giới thiệu cụ thể về đối tượng, kết hợp được với miêu tả. 
ý 2 (4 điểm) Kể cụ thể, chi tiết về các tình huống để nhân vật gắn bó với người kể chuyện. 
ý 3. ( 2 điểm) kết thúc sự việc. 
- Phần kết bài: 0,5đ đảm bảo các ý như ở đáp án. 
+ Trình bày, chữ viết: 1 điểm 
* Lưu ý: Biểu điểm trên cho tối đa cho những bài viết có cốt truyện, sâu sắc, có ý nghĩa; biết kết hợp tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình.
HếTTrường THCS: Hoàng Xuân Hãn
Đề kiểm tra ĐK	 Tập làm văn số 2
	Tiết 35, 36 (Thời gian 90 phút)

I. Đề ra: Kể về việc làm của mình mà em thấy có ý nghĩa. 
 
II. Đáp án và hướng dẫn chấm 
1) Đáp án: 	Bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau
	A. Mở bài:
	* Giới thiệu nhân vật, sự việc chính của một bài làm có ý nghĩa 
	B. Thân bài: 
	* Diễn biến của câu chuyện 
	- Hoàn cảnh, địa điểm…. Của câu chuyện 
	- Tình huống, chi tiết… (chú ý sự bất ngờ) 
	- Xử lý tình huống chi tiết… 
	- Kết cục của sự việc (Việc làm nào đó)
	* Yếu tố miêu tả và biểu cảm:
	Hình ảnh của nhân vật trong quá trình kể; không gian cảnh vật, tình cảm, suy nghĩ của em trong câu chuyện (và các nhân vật khác) 
	C. Kết bài: 
	Khẳng định việc làm của mình là có ý nghĩa và cảm xúc của bản thân, lời khuyên. 
2) Hướng dẫn cho điểm 
	* Mở bài: 0,5 đ - rõ ngôi kể, đối tượng, sự việc 
	* Thân bài: 8 điểm 
	ý 1: 1 điểm. Đảm bảo ý cơ bản và kết hợp miêu tả không gian 
	ý 2: 3 điểm. Kể cụ thể tình huống, chi tiết dẫn đến việc làm của em 
	Kết hợp miêu tả đối tượng và cảm xúc, suy nghĩ trước hoàn cảnh sự việc (đánh giá cao các chi tiết bất ngờ) 
	ý 3: 3 điểm. Việc làm cụ thể của em (miêu tả, biểu cảm) 
	ý 4: 1 điểm . Kết thúc sự việc (việc làm của mình)
	* Kết bài: 0,5điểm. Đảm bảo các ý như đáp án 
	* Trình bày chữ viết: 1 điểm
	* Lưu ý: Biểu điểm trên cho tối đa cho những bài viết có cốt truyện sâu sắc, ý nghĩa, biết kết hợp nhuần nhuyễn miêu tả và biểu cảm trong tự sự.
HếTTrường THCS: Hoàng Xuân Hãn
Đề kiểm tra ĐK	 Tập làm văn số 3
	Tiết 55, 56 (Thời gian 90 phút)


I. Đề ra: áo dài – tà áo truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Em hãy giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam.
Hết.
II. Đáp án và hướng dẫn cho chấm bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
	A. Mở bài: 0, 5đ
	Giới thiệu chiếc áo dài và vị trí của nó trong lòng người Việt Nam và bạn bè thế giới. 
	B. Thân bài: 8 đ
	- Giới thiệu xuất xứ chiếc áo dài 
	- Cấu tạo của chiếc áo dài, chất liệu thường dùng để may áo dài (1,5đ)
	- Vị trí của chiếc áo dài trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam (2đ)
	- Chiếc áo dài tôn vinh vẻ đẹp cho người phụ nữ Việt Nam (2đ)
	- Tà áo dài Việt Nam với bạn bè thế giới ( 1,5đ)
	C. Kết bài: (0,5đ)
	* Trình bày và chữ viết: 1 điểm
	* Lưu ý: Biểu điểm trên cho tối đa cho những bài viết sâu sắc và có tính thuyết phục cao. Hành văn mạch lạc, có hình ảnh.
Hết

Trường THCS: Hoàng Xuân Hãn
Đề kiểm tra hk I	 Môn Ngữ Văn 
	Tiết 67, 68 (Thời gian 90 phút)

A. Phần Trắc nghiệm khách quan: 8 câu mỗi câu đúng 0,5đ
	Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi sau, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của đầu câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi. 
	Trong lòng mẹ 	(trích)
	“… Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo. 
	- Con nín đi ! Mẹ đã về với các con rồi kia mà. 
	Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còn còm cõi xơ xác như cô nhắc lại lời của người họ nội của tôi. Mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của đôi gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?
	Tôi ngồi lên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
Câu 1. Tác giả đoạn văn là ai? 
	A. Ngô Tất Tố 
	B. Vũ Bằng 
	C. Nam Cao 
	D. Nguyên Hồng 
Câu 2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
	A. Miêu tả 
	B. Biểu cảm 
	C. Tự sự 
	D. Lập luận 
Câu 3. Câu nào thể hiện rõ nhất cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng? 
	A. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại
	B. Tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở
	C. Mẹ tôi cũng sụt sùi nức nở theo.
	D. Tôi ngồi lên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt.
Câu 4. Đoạn văn trên có mấy từ địa phương? 
	A. 1 từ 	B. 2 từ 	C. 3 từ 	D. Không có từ nào 
Câu 5. Trong các từ sau đây từ nào là từ tượng thanh?
	A. Xơ xác 	B. Hồng hộc 	C. Mồ hôi 	D. Hơi thở
Câu 6: 
	Có thể thay từ “nức nỡ “ trong câu ‘ Tôi oà khóc rồi cứ thế nức nỡ” bằng các từ nào trong các từ sau ?
A. Thút thít 	B. Tức tưởi 	C. Sụt sùi 	D. Rả rích 
Câu 7: 
Có thể thay từ “Mợ” bằng từ nào hợp lý nhất trong các từ sau ? 
A. Mẹ 	B. Mự 	C. Cô	D. Dì 
Câu 8: 
Đoạn văn trên có máy câu ghép ? ( gạch chân dưới câu ghép ) 
A: 2 câu 	B: 3 câu 	C: 4 câu 	D: câu 5 
	B: Phần tự luận :
Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn ơ sở các truyện ngắn đã học ( Tôi đi học : Lão Hạc: chiếc lá cuối cùng ) 

II. Đáp án và hướng dẫn cho điểm :

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
C
D
D
B
B
A
C
 
B. Tự luận: 5đ
	1) Mở bài: Dùng phương pháp định nghĩa (0,5đ)
	2) Thân bài: 4 điểm 
	ý 1: 1đ + Truyện ngắn có dung lượng nhỏ tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống (dẫn chứng).
	ý 2: 1đ + Truyện ngắn thường ít nhân vật sự kiện (dẫn chứng)
	ý 3: 1đ + Diễn ra trong một không gian thời gian hẹp (dẫn chứng)
	ý 4: 1đ + Kết cấu truyện ngắn: Đối chiếu tương phản để làm nổi bật chủ đề. 
	3) Kết bài: Vai trò giá của truyện ngắn (0,5đ) 
Hết

File đính kèm:

  • docBai kiem tra Van 8 moi.doc