Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9 15 phút

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3984 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9 15 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hoàng Xuõn Hón đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9
Loại đề: TX Ti ết PPCT: Thời gian: 15 phỳt

I/ Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Đọc kĩ c âu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào ý kiến đúng nhất:
1. Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” được viết theo thể loại nào?
A. Hồi kí B. Truyện ngắn
C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút
2. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” có mấy nhân vật?
A. Một	B. Hai
C. Ba	D. Bốn
3. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất	B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba	D. Ngôi thứ nhất và thứ ba
4. Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?
A. Tự giới thiệu về mình
B. Được tác giả miêu tả trực tiếp.
C. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác
D. Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ
5. Theo em, thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên là gì?
A. Công việc vất vả	B. Thời tiết khắc nghiệt
C. Sự cô đơn vắng vẻ	D. Cuộc sống thiếu thốn
6. “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng được viết cùng thể loại với tác phẩm nào?
A. Hoàng Lê nhất thống chí	B. Làng
C. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh	D. Phong cách Hồ Chí Minh
7. Đoạn trích “Chiếc lược ngà” có mấy nhân vật chính?
A. Một	B. Hai
C. Ba	D. Bốn
8. Người kể chuyện trong đoạn trích là ai?
A. Anh Sáu	B. Bác Ba
C. Bé Thu	D. Mẹ bé Thu
Phần II: Tự luận:
1. Đoạn trích “Chiếc lược ngà” (SGK) chủ yếu viết về điều gì?
2. Khi bé Thu không chịu nhận ba, những thái độ của bé Thu có đáng trách không? Vì sao?
Hết




Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9
I/ Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
C
C
C
B
B
B
II/ Phần tự luận:
1. (2đ): Đoạn trích “Chiếc lược ngà” viêt về tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
2. (2 đ): Khi bé Thu không chịu nhận ba, thái độ của bé Thu không đáng trách. Bởi vì trong tình cảm, ấn tượng của em, hình ảnh của ba không giống với ông Sáu. Hơn nữa do người lớn không chuẩn bị tinh thần để em hiểu ba của em không giống với bức ảnh chụp chung với mẹ là do bom đạn, do chiến tranh.
	Sự ương ngạnh của Thu không những không đáng trách mà còn đáng trân trọng bởi đó là biểu hiện của tình yêu ba mãnh liệt.
Trường THCS Hoàng Xuõn Hón ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9
Loại đề: TX Ti ết PPCT: Thời gian: 15 phỳt

Đề ra:
A. Trắc nghiệm:
I/ Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:

1. Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Đúng hay sai.
	A. Đúng	B. Sai
2. Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì?
A. Nắm bắt được các đặc điểm, các tình huống giao tiếp.
B. Hiểu rõ các nội dung mình định nói.
C. Biết im lặng khi cần thiết
D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.
3. Nhận định nào nói đúng nhất những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ xưng hô trong hội thoại?
A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp.
B. Xem xét mối quan hệ giữa người nói với người nghe.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
4. Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
A. Ông, bà, bố, mẹ, chú , bác, cô, gì, dượng, mợ.
B. Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó.
C. Anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh.
D. Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh.
5. “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV	B. Thế kỉ XV	B. Thế kỉ XVI	D. Thế kỉ XVII
6. Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương?
A. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
B. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
D. Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.
B/ Tự luận:
Đọc câu sau đây và trả lời câu hỏi:
	Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi.
	Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng.
	(Nguyễn Khoa Điềm)
1. ở câu nào từ “mặt trời” được dùng với nghĩa gốc?
2. ở câu nào từ “mặt trời” được dùng theo nghĩa chuyển? Xác định phương thức chuyển nghĩa của nó.

Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9

I/ Trắc nghiệm: (3đ) mỗi câu đúng 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
A
C
C
C
A

II/ Tự luận:
(1) “Mặt trời” ở câu (1) được dùng với nghĩa gốc: là hiện tượng tự nhiên vận động theo quy luật tuần hoàn, mang ánh sáng chiếu dọi xuống trái đất, vạn vật; giúp cây cối phát triển… (3đ)
“Mặt trời” ở câu (2) được dùng với nghĩa chuyển
(Chỉ em bé - em Cu Tai - em chính là tương lai, là niềm vui , là sự sống của mẹ…) - Phương thức ẩn dụ. (4đ)


	+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên khi xe dừng nghỉ 30 phút… (1đ)
	+ Những suy ngĩ của anh thanh niên về cuộc sống, về công việc… (1đ)
	+ ấn tượng mà anh để lại cho ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ… (1đ)
	- Chủ đề: (2đ) Truyện ca ngợi những con người lao động thầm lặng.


File đính kèm:

  • docDe kiem tra TX.doc
Đề thi liên quan