Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9 45 phút

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hoàng Xuõn Hón đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9
Loại đề: ĐK Tiết PPCT: 48 Thời gian: 45 phỳt

Đề ra:
I/ Trắc nghiệm khách quan:
Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1. Dòng nào nêu đủ nhất những thể loại truyện trung đại đã học trong chương trình Ngữ Văn 9?
A. Chí, kí, phóng sự, truyền kì	B. Truyền kì, truyện thơ, tuỳ bút
B. Chí , kí, truyện thơ, tuỳ bút	D. Chí, tuỳ bút, truyện thơ. truyền kì
2. Truyện trung đại đã tập trung thể hiện những chủ đề nào?
A. Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị
B. Nói về người phụ nữ với những vẻ đẹp và số phận bi kịch.
C. Nói về những người anh hùng với những lí tưởng đạo đức, trí tuệ cao đẹp.
D. Cả A, B, C đều đúng
3. Dòng nào nêu đúng định nghĩa về thể loại truyền kì?
A. Viết bằng chữ Hán theo lối tiểu thuyết chương hồi, ghi chép chân thực những sự kiện lịch sử.
B. Viết bằng chữ Nôm, theo lối hư cấu, dựa trên các sự kiện lịch sử.
C. Viết bằng chữ Hán, theo lối hư cấu, dựa trên các cốt truyện dân gian.
D. Viết bằng chữ Nôm, theo lối chương hồi, dựa trên các cốt truyện dân gian.
4. Dòng nào nêu đúng định nghĩa của thể chí.
A. Viết bằng chữ Hán, theo lối hư cấu, dựa trên cốt truyện dân gian.
B. Viết bằng chữ Hán theo lối tiểu thuyết chương hồi, ghi chép chân thực những sự kiện lịch sử.
C. Viết bằng chữ Nôm theo lối tiểu thuyết chương hồi, ghi chép chân thực những sự kiện lịch sử.
D. Viết bằng chữ Nôm, theo lối hư cấu, dựa trên các sự kiện lịch sử.
5. Điền tên văn bản vào cột A cho đúng với cột B (các đoạn trích Truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên)
A. Tên văn bản
B. Giá trị nhân đạo của văn bản
1. 
a, Đề cao lòng dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
2. 
b, Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người
3. 
c, Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người
4. 
d, Khẳng đinh, đề cao vẻ đẹp của con người
II/ Tự luận:
Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua các đoạn trích Truyện Kiều.

Hết

Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra môn Ngữ Văn lớp 9

I/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1-4: 2 điểm, mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
D
C
B

Câu 5: ( 1điểm) mỗi ý đúng 0,5đ
A. Tên văn bản
B. Giá trị nhân đạo của văn bản
1. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
a, Đề cao lòng dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
2. Kiều ở lầu Ngưng Bích
b, Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người
3. Mã Giám Sinh mua Kiều
c, Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người
4. Chị em Thuý Kiều
d, Khẳng đinh, đề cao vẻ đẹp của con người
II/ Phần tự luận: (7 điểm)
	Học sinh biết viết một bài Tập làm văn với bố cục ba phần:
	- Mở bài: Giới thiệu khái quát về hình ảnh người phụ nữ: Đẹp người, đẹp nết nhưng số phận bất hạnh (1đ)
	- Thân bài: Cần làm nổi bật vẻ đẹp hình thức, phẩm chất:
	+ Vũ Nương: Tính thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
	+ Thuý Vân: Vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang.
	+ Thuý Kiều: đẹp sắc sảo; có tài năng; hiếu thảo, thuỷ chung
	- Số phận bi kịch: (3đ)
	+ Vũ Nương tự kết liễu đời mình vị bị nghi ngờ thất tiết. Nàng luôn khát khao hạnh phúc, hết lòng vun đắp cho tổ ấm gia đình lại bị chồng con rẫy bỏ
à Giá trị tố cáo xã hội phong kiến phụ quyền.
	+ Thuý Kiều bất hạnh vì 15 năm lưu lạc; tình yêu tan vỡ, phải sống trong cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”
à Giá trị tố cáo xã hội phong kiến để đồng tiền tác oai, tác quái, đẩy số phận người phụ nữ vào cảnh bi kịch.
	- Kết bài: Thái độ trân trọng, cảm thông của người viết. Đánh giá thái độ của tác giả (cảm thông sâu sắc với số phận nhân vật) (1đ)
Lưu ý: Cho điểm tối đa cho mỗi ý khi bài viết có bố cục chặt chẽ, cách viết mạch lạc, trình bày đẹp, có trích dẫn chứng.
Trường THCS Hoàng Xuõn Hón đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9
Loại đề: HK Tiết PPCT: 82-83 Thời gian: 90 phỳt

Đề ra:
I/ Trắc nghiệm :
Viết chữ cái đầu câu trả lời đúng vào bài làm
1- Dòng nào sau đây nêu đúng định nghĩa về thể loại truyền kì.
. Viết bằng chữ Hán theo lối tiểu thuyết chương hồi, ghi chép chân thực những sự kiện lịch sử.
B. Viết bằng chữ Nôm, theo lối hư cấu, dựa trên các sự việc có thật.
C. Viết bằng chữ Hán, theo lối hư cấu, dựa trên các cốt truyện dân gian.
D. Viết bằng chữ Nôm, theo lối chương hồi ghi lại các sự kiện lịch sử.
2. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà thuộc về chủ đề nào?
A. Về văn hoá	B. Về hội nhập	C. Về lối sống
D. Về hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc
3. Nội dung chính của bài thơ “ánh trăng” (Nguyễn Duy) là:
A. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của một đêm trăng sáng.
B. Miêu tả cảnh đẹp một đêm trăng ở thành phố
C. Bày tỏ tấm lòng ân nghĩa, thuỷ chung với quá khứ
D. Bày tỏ cảm xúc về cuộc sống ở nông thôn và thành phố
4. Hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có ý nghĩa gì?
A. Biểu tượng cho cuộc sống bình dị, vất vả của người bà, người phụ nữ trong gia đình.
B. Biểu tượng cho sự hi sinh của người phụ nữ trong gia đình
C. Biểu tượng cho mái ấm gia đình.
D. Biểu tượng cho sự tần tảo, chăm chút, tấm lòng yêu thương, chia sẻ của người bà.
5. Từ “ngọn” trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
B. Giờ cháu đã đi xã. Có ngọn khói trăm tàu
C. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
D. Ngh ngọn gió phương này thổi sang phương ấy.
6. Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp các yếu tố nào?
A. Miêu tả	B. Biểu cảm	C. Thuyết minh	D. Nghị luận
II/ Tự luận:
1. Giới thiệu vài nét về tác giả Chính Hữu và nêu chủ đề tư tưởng của bài thơ “Đồng chí”
2. Cảm nhận của em về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Hết

A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm- mỗi ý đúng 0,5 điểm).

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
D
C
D
A
A

B. Phần tự luận: (7 điểm)
 Câu1: (2 điểm)
+ HS trình bày được: -Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926. Quê ở Can Lộc - Hà Tĩnh. Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Chính Hữu được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. (1đ)
	- Bài thơ “Đồng chí” thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ. (1đ)
Câu 2: (5 điểm)
	Học sinh biết viết một bài Tập làm văn ngắn với bố cục ba phần:
	- Mở bài:
	+ Giới thiệu ngắn gọn về vị trí đoạn trích. 
	+ Đánh giá chung: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn tích tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
	 (1đ)
	- Thân bài:
	+ Cảnh ở lầu Ngưng Bích mênh mông, bát ngát, rợn ngợp làm nổi bật hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi của Kiều khiến nàng càng buồn tủi. (Cần phân tích được đặc điểm không gian, thời gian qua cảm nhận của Kiều) (1đ)
	+ Trong cảnh ngộ đó nàng nhớ đến người thân và lo lắng cho số phận của mình:
	. Nhớ người yêu ………….. à tấm lòng thuỷ chung
	. Nhớ cha mẹ …………….. à hiếu thảo
	. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi; sự lo lắng sợ hãi trước tương lai mờ mịt của bản thân. (Chú ý các hình ảnh có tính chất tượng trưng như cánh buồm, hoa, nội cỏ…)
	 (2đ)
	- Kết bài:
	+ Đoạn trích tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình, là đoạn trích miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều. (0,5đ)
	+ Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Kiều. Tác giả rất thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của nhân vật à giá trị nhân đạo (0,5đ)
Trường THCS Hoàng Xuõn Hón đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9
Loại đề: DK	 Tiết PPCT: 74 Thời gian: 45 phỳt

Đề ra:

A. Phần trắc nghiệm:
I/ Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để có những nhận định đúng về các phương châm hội thoại:
1. Phương châm về lượng
a. Cần chú ý nối ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
2. Phương châm về chất
b. Cần nói tế nhị và tôn trọng người khác
3. Phương châm quan hệ
c. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa
4. Phương châm cách thức
d. Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
5. Phương châm lịch sự
e. Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (từ 2 đến 7)
2. Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng Tiếng Việt?
A. Tạo từ ngữ mới	 C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ.
B. Mượn từe ngữ của tiếng nước ngoài	D. Cả A và B đều đúng
3. Từ “vô tình” có những lớp nghĩa nào?
A. Không có tình nghĩa, không có tình cảm	C. Không có tội tình gì
B. Không chủ định, không cố ý 	D. Cả A và B đều đúng
4. Nhận định nào nói đúng đặc điểm của thuật ngữ?
A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm	C. Cả A và B đều đúng
B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm	D. Cả A và B đều sai
5. Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn gián tiếp?
A. bác lái xe bao lần dùng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không chịu xuống.
B. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm ông nhọc quá.
C. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều.
D. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian?
6. Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì?
A. Phải nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
B. Phải biết cách sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói.
C. Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa
D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu
7. Dòng nào nêu đúng các từ địa phương Nam Bộ?
A. Vàm kinh, nói trổng, lui cui, cái vá, lòi tói, tập kết
B. Bàm kinh, nói trổng, lui cui, lòi tói, tập kết, cây xoài
C. Vàm kinh, nói trổng, lui cui, lui cui, cái vá, lòi tói
D. Vàm kinh, nói trổng, lui cui, cái vá, cây xoài, lòi tói

B/ Phần tự luận: (6 điểm)

I. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong những câu sau:
a, Chị ấy thực sự là một giai nhân đẹp
b, Hôm nay là ngày sinh nhật của em gái tôi.
c, Buổi chiều hoàng hôn trên sông thật đẹp.
d, Không khí giờ học diễn ra rất cảm xúc
e, Nguyện vọng của anh sẽ được đề bạt lên cấp trên giải quyết.
2. Cho tình huống: Một cậu bé năm tuổi tìm bóng, hỏi bố. Bố đáp:
	- Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy. 
Hết

Đáp án và biểu điểm Ngữ Văn 9 - kiểm tra định kì

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: (1 điểm)
Nối 1 với c; nối 2 với d; nối 3 với e; nối 4 với a; nối 5 với b
Câu 2-7: (3 điểm) mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu
2
3
4
5
6
7
Đáp án
D
D
C
D
A
C

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (a) Thừa từ “đẹp” 
	- Cách sửa: bỏ từ “đẹp” hoặc thay từ “giai nhân” bằng từ “người”
à Chị ấy là một người đẹp
b) Thừa từ “ngày” 
Cách sửa: bỏ từ “ngày”
c, Dùng lặp từ
Cách sửa: Bỏ từ “Buổi chiều” hoặc “hoàng hôn”
d, Dùng sai từ “cảm xúc”
Cách sửa: Thay từ “cảm xúc” bằng từ “xúc động” hoặc “cảm động”
e, Dùng sai từ “đề bạt” (không hiểu nghĩa của từ)
Cách sửa: Thay từ “đề bạt” bằng “đề bạt”
Câu 2: (3 điểm)
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức: Em bé 5 tuổi chưa thể nhận biết được đâu là cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”. Nên cách trả lời của ông bố là mơ hồ.
Trình bày : 0,5 điểm
Trường THCS Hoàng Xuõn Hón đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9
Loại đề: đK Tiết PPCT: 75 Thời gian: 45 phỳt

Đề ra:
A. Phần trắc nghiệm: 
1. Hãy sắp xếp nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp:
A
B
1. Đồng chí
a, Bằng Việt
2. Đoàn thuyền đánh cá
b, Tố Hữu
3. Bếp lửa
c, Chính Hữu
4. Làng
d, Huy Cận
5. ánh trăng
e, Nguyễn Khoa Điềm
6. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
g, Nguyễn Quang Sáng
7. Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ
h, Kim Lân
8. Chiếc lược ngà
i, Nguyễn Duy
9. Lặng lẽ Sa Pa
k, Phạm Tiến Duật

l, Nguyễn Trung Thành

m, Nguyễn Thành Long
1……..; 2……..; 3……..; 4……..; 5……..; 6……..; 7……..; 8…..; 9……
Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất (từ 2 đến 11)
2. Hai tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ tiểu đội xe không kính” giống nhau ở điểm nào?
A. Viết về đề tài người lính C. Cùng nói lên sự hi sinh của những người lính
B. Cùng viết theo thể thơ tự do	D. Cả A và B đều đúng
3. Hình tượng người lính trong bài thơ “Đồng chí” được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào?
A. Hoàn cảnh xuất hiện	C. Tình cảm đồng đội thắm thiết, sâu sắc
B. Điều kiện sống có nhiều thiếu thốn, gian lao D. Cả ba ý trên.
4. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả C. Miêu tả, tự sự, thuyết minh
B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả	D. Biểu cảm, tự sự, thuyết minh
5. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là gì?
A. Cảm hứng về lao động	C. Cảm hứng về chiến tranh
B. Cảm hứng về thiên nhiên	D. Cả A và B đều đúng
6. Câu thơ nào sau đây có từ “lưng” không được dùng với nghĩa gốc?
A. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ C. Lưng núi thì tho mà lưng mẹ thì nhỏ
B. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời	D. Từ trên lưng mẹ, em tới chiến trường
7. Trong bài thơ “ánh trăng”, từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Thình lình	C. Vành vạnh
B. rưng rưng	D. đèn điện
8. Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?
A. Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn giặc Tây và Việt gian bán nước.
B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc
C. Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc
D. Cả B và C đều đúng
9. Tâm lí nhân vật chính trong tác phẩm “Làng” được tác giả miêu tả bằng cách nào?
A. Bằng hành động, cử chỉ	C. Bằng những lời độc thoại
B. Bằng những lời đối thoại	D. Cả A,B,C đều đúng
10. Người kể chuyện trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” là bạn của ông Sáu, điều đó có tác dụng gì?
A. Vừa dẫn dắt câu chuyện được khách quan, vừa bày tỏ thái độ, tình cảm với các nhân vật.
B. Làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, đáng tin cậy và xúc động.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
11. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
A. Tác giả	B. Anh thanh niên	 C. Ông hoạ sĩ già	D. Cô gái

B. Phần tự luận: (6điểm)
Hãy tóm tắt ngắn gọn cốt truyện và nêu chủ đề của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
Hết

Đáp án và biểu điểm:

A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) câu 1: 1đ; câu 2 đến câu 7: 3 điểm
Câu 1: 1 với c; 2 với d; 3 với a; 4 với h; 5 với i; 6 với k; 7 với l; 8 với g; 9 với m

Câu
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đáp án
D
D
B
D
C
D
D
D
C
C

B. Phần tự luận:
	- Tóm tắt cần nêu được các ý cơ bản:
	+ Anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m so với mực nước biển. Công việc của anh là đo gió, đo mưa… góp phần vào việc dự báo thời tiết hàng ngày. (1 đ)

File đính kèm:

  • docDe thi HSG huyen(1).doc