Đề kiêm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Trần Phú

docx6 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 17/05/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiêm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Trần Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ KIÊM TRA TIẾT 41,42 Năm học 2023-2024
 TRƯỜNGTHCS TRẦN PHÚ Môn : Ngữ Văn – Lớp 9
 	Thời gian: 90’
I. Mục tiêu cần đạt: 
- Nắm được kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu. 
- Qua bài kiểm tra: đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt. 
II: Hình thức kiểm tra 
- Tự luận 100%
- Cách tổ chưc : Tập trung , thời gian 90 phút 
III: Thiết lập ma trận 
- Liệt kê các chuẩn kiến thức
- Giới hạn nội dung kiểm tra 
- Xác định khung ma trận 
Tên Chủ đề (nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1
Văn bản

- Đoạn trích, tác giả , tác phẩm, nội dung cơ bản 

 



Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Câu 1
3 điểm
30%



Câu 1
3 điểm
30%
Chủ đề 2 
Tiếng Việt
 
Khái niệm thành ngữ
Tìm thành ngữ và giải thích nghĩa


Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
 
Câu 2
Số điểm 1,0
10%
Câu 2
Số điểm:1,0

Câu 2
2 điểm
20%
Chủ đề 3 
Tạo lập văn bản


Cảm nhận vẻ đẹp Thúy Kiều
Trình bày hiểu biết về tác phẩm

Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
 

Câu 3 
 3 điểm
30%
Câu 3
2 điểm
20%
Câu 3
2 điểm
50%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Câu 1
3 điểm
30%
Câu 2(1/2)
Số điểm 1,0
10%
Câu 2(1/2)
Câu 3(1/2)
Số điểm: 4
40.%
Câu 3 (1/2)
Số điểm: 2
20%
Số câu: 3
Số điểm 10 
100%

IV Biên soạn đề 
I. Phần đọc - hiểu: 5 điểm
Câu 1: (3.0đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Đầu lòng hai ả Tố Nga 
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần 
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười .
Vân xem trang trọng khác vời 
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt, đoan trang 
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Đoạn thơ trên, thuộc đoạn trích nào, của tác phẩm nào? Của nhà thơ nào ?
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Nêu nội dung chính của mỗi khổ thơ?	
Câu 2 (2 điểm): 
Hãy nêu khái niệm của thành ngữ.
Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. Giải thích ý nghĩa của những thành ngữ đó.
II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm
Câu 3 (5 điểm): Viết bài văn ngắn, phân tích nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
V: HƯỚNG DẪN CHẤM 
I. Phần đọc - hiểu: 5 điểm
Câu 1: (3.0đ) trả lời các câu hỏi:
Đoạn thơ trên, thuộc đoạn trích : ”Chị em Thúy Kiều”, của tác phẩm Truyện Kiều. Của nhà thơ Nguyễn Du.
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.
Nêu nội dung chính của mỗi khổ thơ là:
Khổ 1: Giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều
+ Cốt cách đẹp như mai, tinh thần trong trắng như tuyết.
+ Cả hai chị em, mỗi người đẹp một vẻ, nhưng đều giống nhau ở mức độ hoàn hảo.
Khổ 2 : Giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân. Nàng có một vẻ đẹp đoan trang phúc hậu, vể đẹp của Vân được thiên nhiên tạo hóa ban tặng nhường cho, dự báo cuộc đời nàng sẽ được êm ấm, hạnh phúc.
Câu 2 (2 điểm): 
Khái niệm của thành ngữ
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, có thể là một hoặc nhiều câu và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa gốc (nghĩa đen) của các từ tạo nên nó, nhưng thường thì các từ trong thành ngữ thường sử dụng nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa hay còn gọi là nghĩa bóng.(1đ)
Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. Giải thích ý nghĩa của những thành ngữ đó. Học sinh tìm và giải thích được nghĩa của thành ngữ. (1đ)
II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm
Câu 3. (5.0đ) Viết bài văn ngắn phân tích những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
	* Về hình thức: 
- Bài viết có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt mạch lạc, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn chính xác.
* Nội dung: Phân tích được các phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Vũ Nương và cảm nhận vẻ đẹp của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. 
2. Yêu cầu cụ thể: HS cần viết được một số ý: 
Vũ Nương: Đẹp người, đẹp nết:
Tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, gia đình “ kẻ khó” tính tình thùy mị nết na,lại có thêm tư dung tốt đẹp.
Lấy chồng con nhà hào phú không có học lại có tính đa nghi. Sau khi chồng bị đánh bắt đi lính, nàng phải một mình phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạ con thơ, hoàn cảnh đó càng làm sáng lên những nét đẹp của nàng.
+ Là nàng dâu hiếu thảo : khi mẹ chồng bị ốm, nàng “hết sức thuốc thang” “ ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn” “ khi bà mất, nàng “ hết lời thương sót”, lo ma chay lễ tế, “như đối với cha mẹ đẻ mình” 
+ Là người vợ đảm đang, giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung không màng danh vọng: ngày chồng ra trận nàng chỉ mong “ Ngày trở về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi” chứ không mong mang được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về. “ Các biệt ba năm giữ gìn một tiết” “ chỉ có cái thú vui nghi gia nghi thất” mong ngày “ hạnh phúc xum vầy”
+ Là người mẹ hết mực thương con muốn con vui nên thường trỏ bóng mình vào vách mà nói rằng đó là hình bóng của cha. 
- Cảm nhận vẻ đẹp của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
* Biểu điểm:
- Điểm 5: Đảm bảo yêu cầu của đề ra, viết đúng kiểu bài tự sự kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Điểm 4: Viết đúng thể loại, đảm bảo nội dung, mắc từ 3 - 5 lỗi diễn đạt.
- Điểm 3: Biết viết bài văn tự sự, mắc từ 5 - 7 lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Đạt 1/3 yêu cầu trên.
- Điểm 1: Chỉ viết một vài ý sơ sài.
- Điểm 0 : Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
*******************************************
	 Giáo viên ra đề
 	Phạm Văn Thành
\
PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ KIÊM TRA TIẾT 41,42 Năm học 2023-2024
TRƯỜNGTHCS TRẦN PHÚ Môn : Ngữ Văn – Lớp 9
Họ và tên Lớp: 9a
ĐỀ RA 
I. Phần đọc - hiểu: 5 điểm
Câu 1: (3.0đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Đầu lòng hai ả Tố Nga 
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần 
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười .
Vân xem trang trọng khác vời 
Khuôn trăng đầy đặc, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt, đoan trang 
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Đoạn thơ trên, thuộc đoạn trích nào, của tác phẩm nào? Của nhà thơ nào ?
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Nêu nội dung chính của mỗi khổ thơ?	
Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản: “ Hoàng Lê nhất thống chí”- hồi thứ 14.
II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm
Câu 3 (5 điểm): Viết bài văn ngắn, phân tích nhân vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
Bài làm

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2023_2024_truong_thcs.docx