Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9 ( thời gian : 120 phút – không kể thời gian chép đề)

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9 ( thời gian : 120 phút – không kể thời gian chép đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Biểu

Đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 9
( Thời gian : 120 phút – không kể thời gian chép đề)
===============

Phần I : Trắc nghiệm : ( 12 câu – Mỗi câu 0,25 đ - Tổng 3 đ)
 Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất: 
 “ Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi , nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc dục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm, rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ. Con bé đáo để thật”.
 ( Ngữ văn 9 – tập I)
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
Làng.
Lặng lẽ Sa Pa.
Cố hương .
Chiếc lược ngà.
Tác giả của văn bản đó là ai ?
A - Chế Lan Viên
B - Nguyễn Quang Sáng
C - Nguyễn Thành Long
D - Kim Lân.
Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn là gì ?
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Thuyết minh
Các từ sau từ nào không phải là từ láy:
Luýnh quýnh
Loay hoay
Lẩm bẩm
Thúc dục
Từ “lúc đó” trong câu văn: “ Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục”thuộc thành phần nào ?
Định ngữ.
Trạng ngữ.
Bỗ ngữ.
Chủ ngữ.
 6 . Từ “ Tôi” trong câu: Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp, vừa buồn cười...” là ai ?
Mẹ của con bé.
Bố của con bé.
Người kể chuyện.
Tác giả.
 7. Câu “ Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nỗi, nó lại nhìn lên” thuộc loại câu gì ?
Câu ghép.
Câu đơn
Câu rút gọn.
Câu đặc biệt.
 8. Đoạn văn thể hiện nội dung gì ?
Đánh giá về con bé đáo để.
Miêu tả nồi cơm sôi.
Con bé run sợ trước nồi cơm sôi.
Thể hiện thái độ và hành động của con bé lúc nồi cơm sôi.



Đọc câu văn : “ Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua”.Câu văn đó có chứa thành phần nào dưới đây:
Thành phần cảm thán.
Thành phần tình thái.
Thành phần phụ chú.
Thành phần Gọi - Đáp.
Câu văn : “ Tiếng nồi cơm như thúc dục nó” được sử dụng phép tu từ nào ?
So sánh.
ẩn dụ.
Nhân hoá.
Nhân hoá + so sánh.
Trong đoạn văn trên, giữa các câu được liên kết nhau chủ yếu bằng phép liên Kết nào ?
Phép nối.
Phép thế.
Phép nghịch đối.
Phép lặp.
Đoạn văn trên được trình bày theo phép lập luận nào ?
Phép phân tích.
Phép tổng hợp.
Phép quy nạp.
Phép diễn dịch.

Phần II : Tự luận ( 7 điểm)
 Vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài Đồng chí của Chính Hữu.
 ========================
























Người ra đề : Lê Thị Thành – Phan Trọng Dũng
GV Trường THCS Nguyễn Biểu



 

Đáp án:
======
Phần I : Trắc nghiệm: (3 điểm.)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án đúng
D
B
A
D
B
C
A
D
B
D
D
C

Phần II : Tự luận: ( 7 điểm).
Mở bài ( 1 đ)
Giới thiệu bài thơ Đồng chí ( Chính Hữu).
Bài thơ gợi cho người đọc nhiều cảm xúc trước tình cảm thiêng liêng cao quý của những người chiến sĩ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Thân bài: ( 5 đ)
Hình ảnh người chiến sỹ trong bài thơ:
Họ từ các miền quê khác nhau, chung nhau cái nghèo, chung nhau lý tưởng.(0,5đ).
Cuộc kháng chiến đã gắn bó họ lại với nhau (0,5 đ)
Nghệ thuật diễn đạt ( 0,5 đ): * Giọng thơ thủ thỉ , chân tình
Ngôn ngữ hàm súc, dân dã
Hình ảnh thơ sóng đôi anh và tôi
Tình cảm đồng chí
Được thử thách trong thiếu thốn ( áo rách, chân không) ( 1 đ) 
Được thử thách qua ốm đau, bệnh tật ( sốt run người) ( 1 đ) 
Được thử thách trong chiến đấu ( rừng hoang , sương muối, cạnh nhau chờ giặc) ( 1 đ)
Nghệ thuật diễn đạt: ( 0.5 đ) * Biểu tượng “tay nắm bàn tay”
Hình ảnh lảng mạn , tượng trưng “ Trăng treo đầu súng” 
Kết bài: (1 đ) 
Đóng góp của tác giả vào việc phản ánh anh bộ đội thời chống Pháp.
Tình cảm của người viết.



 
 Người thực hiện : Lê Thị Thành – Phan Trọng Dũng
 GV Trường THCS Nguyễn Biểu

File đính kèm:

  • docDe thi TN 11.doc