Đề kiểm tra môn: ngữ văn Trường THCS Đồng Giao
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn: ngữ văn Trường THCS Đồng Giao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra môn: Ngữ văn Bài viết số 1 Thời gian: 90 phút Đề bài: Người ấy sống mãi trong lòng tôi. đáp án 1. Yêu cầu: * Hình thức: -Tạo lập được văn bản tự sự - Bố cục rõ ràng - Văn phong lưu loát, diễn đạt, dùng từ trong sáng, không sai lỗi chính tả - Tình cảm sâu sắc, trong sáng * Nội dung: - Giới thiệu được nhân vật, mối quan hệ với bản thân - Ngoại hình: tuổi tác, thân hình, khuôn mặt, đôi mắt...( chú ý nhấn mạnh nét đặc biệt để lại ấn tượng sâu đậm) - Tính nết: ( hiền lành, giầu đức hi sinh, giầu tình yêu thương) - Sở thích:... - Kỉ niệm gắn bó giữa HS và nhân vật - Cảm nghĩ của học sinh với nhân vật: yêu mến, kính phục... 2. Cho điểm: - Bài được điểm :9-10 đạt được yêu cầu trên - Bài được điểm: 7- 8 nếu đạt được 2/3 yêu cầu trên - Bài được điểm: 5- 6 nếu đạt được nửa yêu cầu, không lạc đề nhưng chưa sâu sắc. - Bài được điểm: 3- 4 giành cho bài viết tỏ ra chưa hiểu đề, lan man, chữ xấu, sai nhiều chính tả. - Bài được điểm 1- 2 là những bài lạc đề, chữ xấu, bẩn, không có bố cục rõ ràng. bài viết số 2 Thờigian: 90 phút Đề bài: Hãy kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn. Đáp án 1. Yêu cầu: * Hình thức: -Tạo lập được văn bản tự sự - Bố cục rõ ràng - Văn phong lưu loát, diễn đạt, dùng từ trong sáng, không sai lỗi chính tả - Tình cảm sâu sắc, trong sáng * Nội dung: - Giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra sự việc - Kỉ niệm đó xảy ra với thày, cô giáo dạy môn nào... - Diễn biến sự việc ( Tuỳ học sinh lựa chọn trình tự sự việc: không gian, thời gian) -Thái độ của học sinh trước thầy cô - Thái độ của thày, cô trước sự việc và trước học sinh - Sau khi giáo viên xử lí sự việc xong, tình cảm và suy nghĩ của học sinh... - Cảm nghĩ của học sinh với thày, cô: yêu mến, kính phục... - Bài học và suy nghĩ mà học sinh rút ra sau sự việc 2. Cho điểm: - Bài được điểm :9-10 đạt được yêu cầu trên - Bài được điểm: 7- 8 nếu đạt được 2/3 yêu cầu trên - Bài được điểm: 5- 6 nếu đạt được nửa yêu cầu, không lạc đề nhưng chưa sâu sắc. - Bài được điểm: 3- 4 giành cho bài viết tỏ ra chưa hiểu đề, lan man, chữ xấu, sai nhiều chính tả. - Bài được điểm 1- 2 là những bài lạc đề, chữ xấu, bẩn, không có bố cục rõ ràng. Kiểm tra : Văn Thời gian: 45 phút Đề bài: PhầnI: Trắc nghiệm ( 4 điểm) Trả lời bằng cách ghi lại đáp án ứng với câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Cho đoạn văn: “...Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi nghe như một tiếng thì thầm tha thiết nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng rồi kháp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tíêc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực..” Câu1:Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? của nhà văn nào? A. Hai cây phong- Ai ma tốp B. Đôn ki hô tê – Xec van tet C. Chiếc lá cuối cùng- O.Hen ry D. Cô bé bán diêm- An đéc xen Câu2:Trong đoạn văn trên tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào? A.Miêu tả + biểu cảm B.Tự sự + miêu tả C. Biểu cảm + tự sự D. Nghị luận + biểu cảm Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn trên? A. So sánh B. Nhân hoá C. Nói quá D.Điệp ngữ. Câu 4:a) Câu văn đầu đoạn văn là loại câu gì? A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu đặc biệt D. Câu tỉnh lược b) Nó có bao nhiêu kết cấu C-V (không bao nhau)? A – 1 B – 2 C – 3 D – 4 Câu 5: Đặt tên cho đoạn trích trên? II. Phần tự luận: (6 điểm) Câu1: (2điểm) Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 2: ( 4 điểm) Qua các văn bản “ Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, em có thể khái quát như thế nào về phẩm chất của người mẹ , người vợ- người phụ nữ Việt Nam? Đáp án: Phần trắc nghiệm: 1- A ( 0,5 ); 2- B (0,5 ); 3- A, B (1 điểm), 4: B - B ( 1 điểm) 5: Hai cây phong. Phần tự luận: Câu 1:* Về hình thức phải tạo được đoạn văn hoàn chỉnh, có văn phong trong sáng, có liên kết lô gic. * Về nội dung: - đặc tả một cách sinh động hình ảnh hai cây phong. - Bộc lộ tình yêu quê hương của tác giả một cách xúc động. Câu2: Yêu cầu: -Khái quát gọn mà đủ phẩm chất cao đẹp của người mẹ, người vợ – người phụ nữ Việt Nam qua 3 văn bản truyện kí đã học. Viết thành một đoạn văn cảm nhận khoảng 10- 15 dòng, không sai chính tả, có sức khái quát, có cảm xúc. Về nội dung: Tuy chưa thật đầy đủ, nhưng qua ba nhân vật: người mẹ, ngườivợ- người phụ nữ Việt Nam sáng ngời những phẩm chất đáng quý. Đó là: tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con, trong những hoàn cảnh đớn đau, tủi cực, gay cấn nhất họ không chỉ bộc lộ bản chất hiền dịu, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hi sinh quên mình, chống lại bạo tàn để bảo vệ chồng con. Cho điểm: Bài đạt nội dung, yêu cầu trên cho :4 điểm Bài đạt 2/3 số nội dung, trình bày sạch đẹp : 3 điểm Bài sơ sài, chữ xấu, viết lan man : 1- 2 điểm. Bài viết số 3 Thời gian: 90 phút: Đề bài: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. Đáp án: * Yêu cầu: - Tạo lập được văn bản thể loại thuyết minh - Bố cục rõ ràng - Diễn đạt, dùng từ trong sáng, không sai lỗi chính tả. * Nội dung: - Giới thiệu được chiếc áo dài là trang phục mang bản sắc dân tộc. - Nguồn gốc, xuất xứ chiếc áo dài. - Các kiểu áo dài xưa và nay. - Giới thiệu đặc điểm chiếc áo dài. - Công dụng chiếc áo dài đối với người phụ nữ Việt Nam. - Cách sử dụng trang phục áo dài. - ý nghĩa trang phục áo dài trong đời sống hiện nay. * Cho điểm: - Bài được điểm :9-10 đạt được yêu cầu trên - Bài được điểm: 7- 8 nếu đạt được 2/3 yêu cầu trên - Bài được điểm: 5- 6 nếu đạt được nửa yêu cầu, không lạc đề nhưng chưa sâu sắc. - Bài được điểm: 3- 4 giành cho bài viết tỏ ra chưa hiểu đề, lan man, chữ xấu, sai nhiều chính tả. - Bài được điểm 1- 2 là những bài không đúng thể loại, chữ xấu, bẩn, không có bố cục rõ ràng. đề kiểm tra tiếng việt Thời gian: 45 phút Phần trắc nghiệm:( trả lời bằng cách ghi lại đáp án đúng nhất ứng với mỗi câu hỏi) Cho đoạn văn: “...Khốn nạn... Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!” ( Trích: Lão Hạc – Nam Cao ) Câu1: Trong đoạn văn trên có mấy từ láy? A- 1; B- 2; C- 3; D- 5 Câu 2: Trong đoạn văn trên có mấy từ tượng thanh? A- 1; B- 2; C- 3; D- 4 Câu 3: Trong đoạn văn có những từ nào là tình thái từ, trợ từ, thán từ? Phần tự luận: Bài kiểm tra 15 phút Câu1: Hãy tóm tắt sự việc chính của tác phẩm “ Lão Hạc” – Nam Cao Câu2: Tìm từ địa phương trong đoạn thơ sau và cho biết tác dụng của chúng? “ Rồi Bác đi rém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng” đáp án: Câu 1: ( 7 điểm ) Sự việc chính trong truyện ngắn “ Lão Hạc”- Nam Cao Lão Hạc là người sống cô đơn, vợ mất sớm, con trai đi làm phu đồn điền cao su, lão nuôi con chó vàng của con để lại, quý mến nó như “ đứa con cầu tự”. Vì đói kém, vì bị ốm, lão tiêu vào số tiên dành dụm cho con, lão không đủ khả năng nuôi chó nên phải bán nó đi. Sau khi bán chó, lão sang nhà ông giáo – người hàng xóm- giữ hộ ba sào vườn cho con trai sau này cùng với ba mươi đồng bạc để khi chết có tiền lo ma chay. Sau đó, không còn gì để ăn, lão Hạc xin bả chó để tự tử, cái chết vật vã thê thảm. Câu2: ( 3 điểm ) Chỉ đúng từ địa phương: “ giật thột” , “ nhón chân” Tạo mầu sắc địa phương. Bài kiểm tra 15 phút ( số 2) Câu 1: Đọc các câu văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất: “ – U bán con thật đấy ư? Nào! Em không cho bán chị Tí! Nào!Có bán thì bán cái Tỉu này này!” a)Các từ in đậm thuộc loại từ nào? A- động từ; B, Tính từ; C. Tình thái từ; D. Trợ từ, thán từ. b)Theo em có thể bớt các từ in đậm được không? Nếu bớt hậu quả sẽ như thế nào? Câu 2: Phân biệt “ Nói quá” và “ Nói khoác”? đáp án: Câu1:( 5 điểm) a – C (1 điểm) b: nếu lược bỏ các tình thái từ các câu văn không còn sắc thái tình cảm. Trong đoạn văn này chúng ta sẽ gặp những câu khẳng đinh, mất đi cảm xúc và tâm trạng làm nũng rất trẻ con của thằng Dần. Câu2: (5 điểm) Nói quá là một biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây ấn tượng và cảm xúc đối với người nghe. Nói quá làm cho bản chất sự việc, hiện tượng, mục đích giao tiếp được bộc lộ rõ hơn, nhờ đó ý nghĩa hàm ẩn được người đọc, người nghe nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn. Nói khoác tuy cũng là nói phóng đại nhưng lại là nói sai sự thật, nhằm mục đích khoe khoang và xuyên tạc bản chất sự vật, hiện tượng làm cho người đọc người nghe hiểu sai vấn đề. Nói khoác có tác dụng tiêu cực. bài kiểm tra15 phút số 3: Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn trình bày theo cách quy nạp thuyết minh về đặc điểm cấu tạo của cái phích. Đáp án: *Yêu cầu: Tạo được đoạn văn thuyết minh quy nạp. Diễn đạt trong sáng, không sai chính tả, độ dài khoảng 15 dòng *Nội dung: - Cấu tạo: gồm 2 phần + ruột phích: bằng thuỷ tinh, tráng bạc, có lớp chân không ở giữa có tác dụng ngăn sự thoát nhiệt. + Vỏ phích bằng nhựa ( kim loại): hình dáng..., kích thước, tác dụng... * Cho điểm: - Bài được điểm :9-10 đạt được yêu cầu trên - Bài được điểm: 7- 8 nếu đạt được 2/3 yêu cầu trên - Bài được điểm: 5- 6 nếu đạt được nửa yêu cầu, không lạc đề nhưng chưa sâu sắc. - Bài được điểm: 3- 4 giành cho bài viết tỏ ra chưa hiểu đề, lan man, chữ xấu, sai nhiều chính tả. - Bài được điểm 1- 2 là những bài không đúng thể loại, chữ xấu, bẩn. Bài viết số 5: Đề bài: Hãy thuyết minh đặc điểm chính của thể thơ bảy chữ dựa vào kiến thức và các văn bản đã học. ( Muốn làm thằng Cuội, Đập đá ở Côn Lôn, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.) Đáp án: * Yêu cầu: - Tạo lập được văn bản thể loại thuyết minh - Bố cục rõ ràng - Diễn đạt, dùng từ trong sáng, không sai lỗi chính tả. * Nội dung: Giới thiệu chung về thơ bảy chữ: là thể thơ có từ đời Đường – Trung Quốc nên thường gọi là thơ Đường. là thể thơ yêu cầu chặt chẽ về niêm luật, cách reo vần.... + Đặc điểm chung của thể thơ: Số câu, số chữ trong bài thơ. Luật bằng trắc trong thể thơ Cách reo vần của thể thơ. Cách ngắt nhịp phổ biến trong mỗi dòng thơ. Cảm nhận của em về nhạc điệu, vẻ đẹp của thể thơ. * Cho điểm: - Bài được điểm :9-10 đạt được yêu cầu trên - Bài được điểm: 7- 8 nếu đạt được 2/3 yêu cầu trên - Bài được điểm: 5- 6 nếu đạt được nửa yêu cầu, không lạc đề nhưng chưa sâu sắc. - Bài được điểm: 3- 4 giành cho bài viết tỏ ra chưa hiểu đề, lan man, chữ xấu, sai nhiều chính tả. - Bài được điểm 1- 2 là những bài không đúng thể loại, chữ xấu, bẩn, không có bố cục rõ ràng. Bài viết số 6: Đề bài:Câu nói của M. Go-rơ-ki “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì? Đáp án: * Yêu cầu: - Tạo lập được văn bản thể loại nghị luận. - Bố cục rõ ràng - Diễn đạt, dùng từ trong sáng, không sai lỗi chính tả. * Nội dung: cần có những nội dung chính sau: -Giải thích được ý nghĩa câu nói: + Sách chứa đựng trí tuệ của con người, là nguồn kiến thức. + Kiến thức: + Kiến thức là con đường sống: - Tác dụng của sách trong đời sống con người: + bổ sung kiến thức quý giá cho con người. + Giáo dục nhân cách cho con người. - Thái độ đối với sách: yêu quý, trân trọng, giữ gìn, bảo vệ. - Cách đọc sách: + Đọc nhanh, đọc nhiều, đọc rồi ghi lại thông tin trong sách. - Cách chọn sách: chọn sách có nội dung tốt để đọc, không chọn sách có nội dung có hại. * Cho điểm: - Bài được điểm :9-10 đạt được yêu cầu trên - Bài được điểm: 7- 8 nếu đạt được 2/3 yêu cầu trên - Bài được điểm: 5- 6 nếu đạt được nửa yêu cầu, không lạc đề nhưng chưa sâu sắc. - Bài được điểm: 3- 4 giành cho bài viết tỏ ra chưa hiểu đề, lan man, chữ xấu, sai nhiều chính tả. - Bài được điểm 1- 2 là những bài không đúng thể loại, chữ xấu, bẩn, không có bố cục rõ ràng. Bài kiểm tra Văn Đề bài: Câu 1: Hãy chép thuộc lòng bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh và nêu nội dung chính? Câu2 : Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ: “ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ, hăng nh con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vợt trờng giang. Cánh buồm gơng to nh mảnh hồn làng Rớn thân trắng bao la thâu góp gió...” Câu 3: Sự phát triển của quan niệm về Tổ quốc đợc thể hiện nh thế nào trong hai bài Sông núi nớc Nam và Nớc Đại Việt ta? Đánh dấu X vào các ô trong bảng trống dới đây: Nội dung quan niệm về Tổ quốc Sông núi nớc Nam Nớc Đại Việt ta Bờ cõi núi sông Vua (đế) Làm chủ, cai trị, ở Sách trời ( Thiên th) Văn hiến Phong tục tập quán Truyền thống lịch sử Từ đó, có thể rút ra nhận xét gì về sự phát triển t tởng, nhận thức của ông cha ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV? Đáp án: Câu1: Chép đúng, đủ cho: 1,5 đ ( sai 2 từ trừ 0,5 đ) Nêu được nội dung chính: Bài thơ là niềm yêu thích được sống giữa thiên nhiên và núi rừng của Bác, đồng thời là niềm lạc quan cách mạng của Bác. Câu2: Sau khi giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, đoạn thơ, cần làm rõ vẻ đẹp tư tưởng thẩm mĩ của đoạn thơ: Tình yêu quê hương làng biển trong sáng, nồng nhiệt giúp tác giả hình dung trong trí nhớ cảnh làng chài trong buổi mai đi đánh cá như bức tranh cụ thể trước mắt. Phân tíchvẻ đẹp của các hình ảnh chiếc thuyền nh con tuấn mã đè sóng ra biển, đặc biệt là hình ảnh cánh buồm- mảnh hồn làng đã thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật thành công của nhà thơ. Cảm nhận của người viết. Đạt yêu cầu trên 3 đ ( cho 1-2 điểm bài viết đạt nội dung nhưng còn sai chính tả, diễn đạt) Câu 3: Bảng đúng 1.5 đ Nội dung quan niệm về Tổ quốc Sông núi nớc Nam Nớc Đại Việt ta Bờ cõi núi sông Vua (đế) Làm chủ, cai trị, ở Sách trời ( Thiên th) Văn hiến Phong tục tập quán Truyền thống lịch sử x x x x o o o x x x o x x x NX: 1,5đ : Trải qua 5 thế kỉ từ LTK đến NT, t tởng yêu nớc đã có sự phát triển mới, ngày càng phong phú và toàn diện hơn, sâu sắc hơn.( viết thành đoạn văn) Bài viết số 7 Đề bài: Hãy nói không với các tệ nạn. Đáp án: * Yêu cầu: - Tạo lập được văn bản thể loại nghị luận. - Bố cục rõ ràng - Diễn đạt, dùng từ trong sáng, không sai lỗi chính tả. * Nội dung: - Giải thích được : tệ nạn xã hội..., nêu một số tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma tuý, mại dâm. - Tác hại của tệ nạn xã hội với đời sống con người và xã hội + đối với cá nhân người mắc tệ nạn xã hội: - về đạo đức + đối với gia đình: - về kinh tế - về hạnh phúc gia đình + đối với xã hội:- ảnh hưởng về sức lao động - về sức khoẻ cộng đồng - về an ninh xã hội.... - Thái độ với tệ nạn xã hội: Không mắc tệ nạn xã hội. Tuyên truyền trong địa bàn dân cư. Gần gũi, giúp đỡ động viên tinh thần những người mắc phải tệ nạn... * Cho điểm: - Bài được điểm :9-10 đạt được yêu cầu trên - Bài được điểm: 7- 8 nếu đạt được 2/3 yêu cầu trên - Bài được điểm: 5- 6 nếu đạt được nửa yêu cầu, không lạc đề nhưng chưa sâu sắc. - Bài được điểm: 3- 4 giành cho bài viết tỏ ra chưa hiểu đề, lan man, chữ xấu, sai nhiều chính tả. - Bài được điểm 1- 2 là những bài không đúng thể loại, chữ xấu, bẩn, không có bố cục rõ ràng. Bài kiểm tra tiếng việt: đề bài: Câu 1: Xác định hành động nói và kiểu câu trong những câu văn sau: Câu đã cho kiểu câu hành động nói Này U ăn đi! Để mãi! U có ăn thì con mới ăn. Sáng ngày, người ta đánh U có đaukhông? Không đau con ạ! Câu 2: Hãy viết một câu hứa tích cực học tập trong hè và đạt kết quả tốt trong năm học tới. Câu 3:Hãy viết câu sau đây bằng cách đặt cụm từ in đậm vào vị trí khác trong câu này. “Hoảng quá anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.” Hãy phân tích sự khác nhau trong cách diễn đạt ở câu đã cho với câu viết lại trên đây? Câu 4: Hãy cho biết trong câu thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? “ Bác ngồi đó, lớn mênh mông Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...” ( Tố Hữu)
File đính kèm:
- Bo de ngu van lop 8.doc