Đề kiêm tra - Môn: Sinh 9 - Trường THPT Bình Điền

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiêm tra - Môn: Sinh 9 - Trường THPT Bình Điền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT TT Huế ĐỀ KIÊM TRA
Trường THPT Bình Điền MÔN:SINH
 Thời gian : 90 phút
Câu 1: (2.5 điểm)
	Thế nào là thường biến? Hãy phân biệt thường biến với đột biến? 	
Câu 2:(1.0 điểm)
	Vì sao tự thụ phấn hoặc giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở 	nhiều loài nhưng không gây ảnh hưởng ở một số loài khác? 
Câu 3: (1.5 điểm)
	Hãy giải thích sơ đồ sau:
	 ADN→ mARN→ Prôtêin→ Tính trạng 
Câu 4: (2 điểm)
	Hội chứng Đao là gì? Vẽ sơ đồ minh hoạ và giải thích.Vì sao phụ nữ 	không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35
Câu 5:(3 điểm)
	Ở thế hệ P,lai hai cây đậu Hà lan, thu được F1.Cho F1 giao phấn với F1 	F2 thu được : 7206 hạt vàng trơn , 2398 hạt vàng nhăn,2403 hạt xanh 	trơn và 799 hạt xanh nhăn.
	a) Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2.
	b) Từ đó suy ra kiểu gen,kiểu hình của bố mẹ đem lai. Lập sơ 	 đồ minh họa.
.Hết..
Sở GD & ĐT TT Huế ĐÁP ÁN
Trường THPT Bình Điền MÔN: SINH
Thời gian : 90 phút
Câu 1: (2 điểm )
	Nêu được khái niệm : 0.5 điểm
	Phân biêt thường biến và đột biến:
Thường biến
Đột biến
Khái niệm
-Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen(0.25đ)
Là những biến đổi về vật chất di truyền (ADN hoặc NST)(0.25đ)
Nguyên nhân 
-Do điều kiện sống của môi trường thay đổi (0.25đ)
Do những tác nhân trong hay ngoài tế bào (0.25đ)
Tinh chất 
-Là biến dị không di truyền được (0.125đ)
-Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định-Có lợi (0.125đ)
-Là biến dị di truyền được
 (0.125đ)
-Xuất hiện riêng lẽ, không xác định-Có lợi, có hại hoặc trung tính (0.125đ)
Vai trò
Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường (0.25đ)
Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.(0.25đ)
Câu 2: (1 điểm)
	Tự thụ phấn và giao phối gần qua nhiều thế hệ →Tỉ lệ thể dị hợp giảm,tỉ lệ thể đồng hợp tăng trong đó có đồng hợp lặn gây hại→Thoái hoá giống.	(0.5đ)
	Một số loài tự thụ phấn hay giao phối gần không gây thoái hoá vì chúng mang những cặp gen đồng hợp không gây hại.	(0.5đ)
HS lấy được ví dụ 
Câu 3: (1.5điểm)
	+ ADN là khuôn mẫu →mARN. (0.25đ)
	+ mARN là khuôn mẫu →Prôtêin. (0.25đ)
	+ Prôtêin tương tác với môi trường →Tính trạng.	(0.25đ)
Bản chất:
 +Trình tự Nuclêôtit/ADN →trình tự Nuclêôtit/mARN→trình tự axit amin/phân tử Prôtêin.Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý→àtính trạng.. (0.75đ)
Câu 4: (2 điểm)
 Bệnh Đao là hội chứng do đột biến di bội.Người bệnh có 3 NST ở cặp NST 21.	(0.5đ )
Sơ đồ : Xét ở cặp NST 21
 	P: 2NST cặp 21 x 2NST cặp 21
	Gp : 2NST cặp 21( giao tử đột biến) 1NST cặp 21 
	F : 3 NST 21 (Ba nhiễm) ( 1.0đ)
Ngoài 35 tuổi phụ nữ không nên sinh con vì: Con sinh ra dễ mắc các bệnh và tật di truyền,đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh Đao rất lớn. (0.5đ )
Câu 5:( 3điểm)
	a)Xét từng cặp tính trạng : 	
	+ Vàng/Xanh =3/1 ,suy ra hạt vàng trội hơn hạt xanh
	Quy ước : A: hạt vàng, a:hạt xanh (0.25 đ)
	+Trơn/ Nhăn= 3/1,suy ra hạt trơn trội hơn hạt nhăn
	Quy ước: B : hạt trơn, b: hạt nhăn (0.25đ)
	+F2 thu được theo tỉ lệ các tính trạng là 9:3:3:1 suy ra F2 có 16 kiểu gen→F1 cho 4 giao tử→ F1dị hợp hai cặp gen.(AaBb) (1.0đ)
	Sơ đồ lai:
 F1xF1 : AaBb x AaBb (0.25đ)
 GF1: AB,Ab,aB,ab AB,Ab,aB,ab (0.25đ)
 F2 : 9A-B-(9hạt vàng trơn)
 3A-bb(3hạt vàng nhăn)
 3aaB-(3 hạt xanh trơn)
 1aabb(1 hạt xanh nhăn) (0.25đ)
	b) F1 có kiểu gen AaBb(vàng trơn)→P phải thuần chủng 2 cặp gen.
Có 2 trường hợp xảy ra: 	 (0.25đ)
	TH1 : AABB x aabb 	( 0.25đ)
	TH2 : Aabb x aaBB 	(0.25đ)
.Hết..

File đính kèm:

  • docde_dapan_HSG_SINH9.doc
Đề thi liên quan