Đề kiểm tra môn sinh học 6 học kì II năm học 2010-2011

docx10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn sinh học 6 học kì II năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT VĂN YÊN
Đề số 2
Trường THCS Lang Thíp
ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC 6
 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011
(Thời gian: 45’ )
A/ Phần trắc nghiệm.(3đ).
Em hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất (chỉ trọn một trong số các câu trả lời )
Câu 1: (1đ).Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây thuộc nghành Hạt kín ?
A.Cây mít, cây rêu, cây rêu, cây ớt.
B.Cây đào, cây cao su, cây dương xỉ.
C.Cây hoa hồng, cây cải, cây dừa.
D.Cây thông, cây lúa, cây rau bợ.
Câu 2: (1đ).Trong các nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn bộ quả thịt ?
A.Quả cà chua, quả ớt, quả chanh.
B.Quả mận, quả chò, quả táo.
C.Quả đào, quả dừa, quả ổi.
D.Quả hồng, quả cải, quả đậu.
Câu 3:(1đ)Trong những nhóm cây sau đây,nhóm cây nào gồm toàn cây có hoa ?
A.Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng.
B.Cây bưởi, cây rau bợ, cây dương xỉ, cây cải.
C.Cây táo, cây mít, cây cà chua, cây lim.
D.Cây dừa, cây hành, cây thông, cây bèo vảy ốc.
B/ Phần tự luận.(7đ).
Câu 1:(3đ). So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?
Câu 2: (4đ).Các cây sống trong những môi trường đặc biệt ( sa mạc, đầm lầy ) có những đặc điểm gì ? cho một vài ví dụ.
A/ Phần trắc nghiệm.(3đ)
Câu 1: (1đ) C.
Câu 2: (1đ) A.
Câu 3: (1đ) A.
B/ Phần tự luận.(7đ).
Câu 1: (3đ).
 Rêu
 Dương xỉ
Rễ:
- Sợi có khả năng hút ( rễ giả )
- Rễ thật
Thân:
- Nhỏ, không phân cành 
- Hình trụ nằm ngang
Lá:
- Nhỏ, 1 đường gân
- Lá già: Cuống lá dài, phiến lá xẻ thùy.
- Lá non: Đầu cuộn tròn có lông trắng.
- Dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn vì cây rêu chưa có mạch dẫn còn cây DX đã có mạch dẫn chính thức.
Câu 2: (4đ) .Các cây sống trong môi trường đặc biệt như:
Cây Đước có rễ chống giúp cây có thể đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển
Một số loài cây mọc được trên các sa mạc rất khô và nóng, thượng là:
 + Các loại xương rồng mọng nước.
 + Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài: ăn sâu, hoặc lan rộng và nông.
 + Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC : 2012 – 2013
MÔN : SINH HỌC ( KHỐI 6 )
Thời gian : 60 phút
 Câu 1:(3 điểm)Có mấy cách phát tán của hạt? Cho ví dụ?
 Câu 2:(2 điểm) So sánh cơ quan sinh sản của rêu và cây dương xỉ , cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ? 
 Câu 3:(1 điểm)Cây trồng bắt nguồn từ đâu? Cây trồng khác cây dại như thế nào?
 Câu 4:(2 điểm) Nhờ vào đâu mà hàm lượng khí O2 và CO2 trong không khí luôn ổn định? 
 Câu 5:(2 điểm) Vi khuẩn có hình dạng, kích thước, cấu tạo như thế nào? Cánh dinh dưỡng của vi khuẩn?
ĐỀ THI HỌC KỲ II ( Năm học 2012- 2013)
MÔN : SINH HOC 6
THỜI GIAN : 45 phút
I TRẮC NGHIỆM : (4đ ) 
Hãy khoanh tròn vào các chữ A, B, C hoặc D mà em cho là đúng trong các câu sau: 
Câu 1. Nhóm gồm toàn những cây có một lá mầm:
A. Cây lúa, cây ngô, cây đậu B. Cây lúa, cây ngô, cây dừa.
C. Cây lúa, cây đậu, cây bưởi . D. Cây đậu, cây bưởi, cây nhãn.
Câu 2 . Tế bào sinh dục đực của cây có chứa trong :
A. Bầu nhụy B. Dầu nhụy C. Hạt phấn D. Vòi nhụy.
Câu 3 . Sinh sản nào có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái ?
A. Sinh sàn hữu tính. B. Sinh sản vô tính. 
 C. Sinh sản sinh dưỡng D. Tất cả đều dúng
Câu 4. Đặc điểm được xem là tiến hóa hơn của Rêu so với Tảo là:
A. Có chất dịêp lục B. Đã có thân, lá.
C. Đã có rễ chính thức D. Câu A , C đúng
Câu 5 .Địa y có cách dinh dưỡng nào ?
A.Tự dưỡng. B. Dị dưỡng.
C. Kí sinh. D. Hoại sinh. 
 Câu 6 . Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt một lá mầm chứa ở:
A. Trong lá mầm. B. Trong phôi nhũ C Trong phôi D Trong vỏ hạt.
Câu 7. Có hai loại quả chính là :
A. Quả nẻ, quả không nẻ. B. Quả nẻ, quả hạch.
C. Quả mọng , quả hạch. D. Quả khô , quả thịt
Câu 8. Cây không thuộc vào nhóm Hạt trần là :
A. Cây kim giao B. Cây tuế.
C. Cây trắc bách diệp. D. Cây me
II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm )
Câu 1. Hạt gồm những bộ phận nào? (2đ ) 
Câu 3. Thực vật Hạt kín có đặc điểm gì tiến hóa hơn so với các nhóm thực vật khác ? ( 2 đ) 
Câu 4: So sánh cách dinh dưỡng của vi khuẩn và nấm ? ( 2đ )
 á ĐÁP ÁN ĐỀ THI HKII SINH 6, 12-13
 + TRẮC NGHIỆM : đúng mỗi câu 0,5đ
 `1
2
3
4
5
6
7
8
B
C
A
B
A
B
D
D
II TỰ LUẬN : ( 6,0đ)
Câu 1 (2đ)
 + Hạt gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dư trữ. (0,5 đ )
Phôi gồm : rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm. ( 1,0 đ )
Chất dinh dưỡng dư trữ nằm ở lá mầm hoặc phôi nhủ. ( 0,5 đ )
Câu 2 (2đ) 
	+ Môi trường sống : đa dạng
	+ Cơ quan sinh dưỡng : có than, rễ, lá, thật, có mạch dẫn
	 Than rễ lá phát triển đa dạng giúp nó thích nghi nhiều mt
	+ Cơ quan sinh dưỡng : Có hoa…
	 Có quả…
	 Có hạt…
Câu 3 . (2đ) Đều dị dưỡng gồm :
	Hoại sinh : lấy chất hữu cơ từ cơ thể chết, phân hủy
	Ký sinh : Lấy chất hữu cơ từ cơ thể song
	Cộng sinh : Tạo chất hữu cơ với sinh vật khác
Môn: Sinh học 6. Đề số 1
 Câu 1: ( 2,5đ) 
 Quả và hạt có những cách phát tán nào? Trình bày đặc điểm của quả và hạt phù hợp với các cách phát tán đó?
 Câu 2: ( 3đ) 
 a. Mô tả cấu tạo của cây dương xỉ.
 b. Phân biệt thực vật thuộc lớp một lá mầm và thực vật thuộc lớp hai lá mầm.
Câu 3: ( 3,5đ) 
 a. Nêu các vai trò của thực vật đối với động vật và lấy ví dụ minh họa.
 b. Trình bày cấu tạo và hình thức dinh dưỡng của nấm.
Câu 4: ( 1đ) 
 Giải thích vì sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Sinh học 6. Đề số 2 
 Câu 1: ( 1đ ) Nêu các điều kiện cần cho hạt nãy mầm?
 Câu 2: (4,5 đ) 
 a. Mô tả cấu tạo của cây rêu? So sánh với thực vật có hoa? ( 2.5đ)
 b. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm? ( 2.0đ)
 Câu 3: ( 3,5đ)
 a. Nêu vai trò của thực vật đối với tự nhiên và đời sống con người và lấy ví dụ minh họa? ( 2.0đ)
 b. Trình bày cấu tạo và hình thức dinh dưỡng của vi khuẩn. ( 1.5đ)
Cõu 4: (1đ) 
 Làm thế nào để nhận biết được một cây thuộc dương xỉ? 
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.
Môn: Sinh học 6. Đề số 1
Câu 1 (2,5đ)
* Các cách phát tán của quả và hạt:
Đặc điểm
Ví dụ
- Phát tán nhờ gió
- Phát tán nhờ động vật
- Tự phát tán
- Phát tán nhờ người
- Quả và hạt có túm lông hoặc có cánh để gió mang đi (0,25đ)
- Quả có gai hoặc có móc để bám vào da hoặc lông của động vật. (0,25đ)
- Quả có hương thơm, có vị ngọt, vỏ hạt cứng để thu hút động vật ăn vào (0,25đ)
- Quả khô khi chín thì vỏ quả tự nứt ra bắn tung hạt ra ngoài. (0,25đ)
- Con người mang quả và hạt từ nơi này đến nơi khác trồng. (0,25đ)
- Quả bồ công anh, hạt hoa sữa
(0,25đ)
- Quả ké đầu ngựa (0,25đ)
- Quả dưa hấu, quả na
(0,25đ)
- Quả đậu bắp, quả đậu đen (0,25đ)
- Quả sơri, cây cao su
(0,25đ)
 Câu 2 a.
 a. Cấu tạo của cây dương xỉ
Đặc điểm
* Cơ quan sinh dưỡng
- Rễ:
-Thân: 
- Lá
* Cơ quan sinh sản:
- Là rễ thật
- Thân ngầm ở dưới mặt đất, có hình trụ (0,25đ)
+ Lá non: cuộn tròn
+ Lá già: lá kép hình lông chim
- Thân và lá đã có mạch dẫn chính thức. (0,25đ)
- Là túi bào tử nằm ở mặt sau của các lá già. (0,25đ)
- Sinh sản bằng bào tử nằm trong các túi bào tử(0,25đ)
Câu 2. b. Phân biệt thực vật thuộc lớp một lá mầm và thực vật thuộc lớp hai lá mầm
 Đặc điểm phân biệt
Lớp một lá mầm
Lớp hai lá mầm
 Kiểu rễ:
- Kiểu gân lá 
- Dạng thân
- Số lá mầm trong phôi của hạt
 - Rễ chùm (0,25đ)
- Gân song song hoặc hình cung (0,25đ)
- Đa số thân cột hoặc thân cỏ (0,25đ)
- Phôi có một lá mầm
 (0,25đ)
- Rễ cọc (0,25đ)
- Gân hình mạng 
(0,25đ)
- Thân đa dạng: thân cỏ, thân gỗ, thân bò (0,25đ)
- Phôi có hai lá mầm (0,25đ)
Câu 3. a Vai trò của thực vật đối với động vật
Vai trò của thực vật đối với động vật
Ví dụ
- Cung cấp khí ôxi cho động vật hô hấp. (0,25đ)
- Cung cấp thức ăn cho động vật (0,25đ)
- Cung cấp nơi ở cho động vật. (0,25đ)
- Cung cấp nơi sinh sản cho động vật. (0,25đ)
- chim, thú, .... (0,25đ)
- bò ăn cỏ, thỏ ăn cà rốt... (0,25đ)
- khỉ, nhiều loài kiến, mối, sóc... ở trên cây. (0,25đ)
- chim làm tổ, đẻ trứng ở trên cây (0,25đ)
Câu 3. b. Cấu tạo và hình thức dinh dưỡng của nấm. 
Ví dụ
- Cấu tạo: 
- Dinh dưỡng:
Gồm những sợi không màu (0,25đ)
 một số ít có cấu tạo đơn bào (0,25đ)
 không chứa chất diệp lục (0,25đ)
 - Bằng cách kí sinh (0,25đ) hoại sinh (0,25đ) hoặc cộng sinh (0,25đ)
Câu 4: Giải thích rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt:
- Rêu là nhóm thực vật chưa có rễ thật mà chỉ là các sợi nhỏ nên khả năng hút nước và muối khoáng của các sợi này còn hạn chế. ( 0.5đ)
- Quá trình sinh sản của cây rêu cần đến nước. ( 0.5đ)
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.
Môn: Sinh học 6. Đề số 2
Câu 1 . (1đ)
Điều kiện
Điểm
- Chất lượng hạt giống tốt
- Đủ nước
- Khụng khớ
- Nhiệt độ thích hợp
 0,25đ
 0,25đ
 0,25đ
 0,25đ
Câu 2a. ( 2,5đ)
Đặc điểm cấu tạo
Điểm
- Đó cú thõn, lỏ nhưng cấu tạo đơn giản:
+ Thõn: nhỏ, không phân nhánh: lá nhỏ
- Lá và thân chưa có mạch dẫn chính thức 
- Rễ: là rễ giả, gồm các sợi nhỏ có chức năng hút nước và muối khoáng
* So sánh với thực vật có hoa:
- Chưa có rễ thật
- Chưa có mạch dẫn
- Chưa có hoa, quả
 0,25đ
 0,25đ
 0,5đ
 0,5đ
 0,5đ
 0,5đ
Câu 2. b. 
 Đặc điểm phân biệt
Hạt một lá mầm
Hạt hai lá mầm
- Số bộ phận của hạt
- Số lá mầm trong phôi:
- Chất dinh dưỡng dự trữ chứa ở đâu:
- Một số ví dụ:
 - Ba bộ phận: Vỏ, phôi, phôi nhủ (0,25đ)
- Phôi có một lá mầm (0,25đ)
- ở phôi nhủ (0,25đ)
- Hạt ngô, hạt lúa... (0,25đ)
- Hai bộ phận: Vỏ, phôi (0,25đ)
- Phôi có hai lá mầm (0,25đ)
- ở lá mầm (0,25đ)
 - Hạt đỗ đen, hạt bưởi ... (0,25đ)
Câu 3. ( 2,5đ)
a.Vai trò của thực vật 
Ví dụ
Điểm
* Đối với tự nhiên:
- Điều hòa khí hậu.
- Bảo vệ đất và nguồn nước 
* Đối với con người:
- Có lợi:
* Có hại: 
-Thực vật góp phần làm tăng lượng mưa, giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm....
- Thực vật chống xói mòn, chống sạt lở đất, bảo vệ nguồn nước ngầm
- Cung cấp lương thực, thực phẩm: cây cải, cây cà rốt, cây lúa, cây cam...
- Cung cấp gỗ, cây làm cảnh: cây bạch đàn, phong lan các loài hoa cúc, hoa hồng...
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: cao su, cà phê...
- Cung cấp dược liệu: cây tam thất, cây nhân sâm., quế...
- Một số cây có hại cho sức khỏe con người: cây thuốc lá, cây thuốc phiện...
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3. b.(1,5đ) Cấu tạo, hình thức dinh dưỡng và sinh sản của vi khuẩn. 
Điểm
- Cấu tạo: 
- Dinh dưỡng:
- Gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi, không chứa chất diệp lục,
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Đa số dị dưỡng bằng cách kí sinh, hoại sinh hoặc cộng sinh: 
- Một số có khả năng tự dưỡng.
0,5đ
0,25đ
0,5đ
(0,25đ)
Câu 4 : ( 1, 0đ)
Để nhận biết 1 cây dương xỉ: 
+ có lá non cuộn tròn, lá già: lá kép hình lông chim 0,5đ
+ thân ngầm dưới mặt đất 0,5đ
Đề 01
Câu 1 (2đ)
Cho các quả sau: cà chua, chuối, lúa, đậu lạc, dừa, đậu xanh, cải, táo . Hãy phân loại các quả trên.
Câu 2(3đ)
a.Nêu đặc điểm của thực vật hạt kín?
b. Phân biệt thực vật hạt trần với thực vật hạt kín?
Câu 3.(3đ)
Thực vật có vai trò gì đối với thiên nhiên, môi trường?
Lấy ví dụ.
Câu 4.(2đ)
Vi khuẩn có vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống con người?
Thành phần của địa y gồm những gì? Vì sao gọi là cộng sinh?
Đề 02.
Câu 1 (2đ)
Cho các quả sau: đu đủ, cam, lúa, đậu lạc, dừa, dưa, cải, mơ . Hãy phân loại các quả trên.
Câu 2.(3đ)
Thực vật có vai trò gì đối với tự nhiên và môi trường?
Lấy ví dụ.
Câu 3(3đ)
a.Nêu đặc điểm của thực vật hạt kín?
b. Phân biệt cây 1 lá mầm với cây 2 lá mầm?
Câu 4.(2đ)
Vi khuẩn có vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống con người?
Thành phần của địa y gồm những gì? Vì sao gọi là cộng sinh?
Đáp án và biểu điểm.
Đề 01.
Câu 1 (2đ) (mỗi loại đúng 0,5đ)
Quả mọng: cà chua, chuối, 
Quả hạch: dừa,táo
Khô không nẻ:lúa, đậu lạc,
Khô nẻ , đậu xanh, cải, 
Câu 2(3đ)
a.Nêu đặc điểm của thực vật hạt kín ( mỗi ý 0,5đ)
là nhóm thực vật có hoa .
cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng
có hoa,quả,hạt. Hạt nằm trong quả 
Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau.
b. Phân biệt thực vật hạt trần với thực vật hạt kín:( mỗi ý 0,5đ)
Thực vật hạt trần chưa có hoa và quả , sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở
Thực vật hạt kín đã có hoa, quả. Sinh sản bằng hạt nằm kín trong quả.
Câu 3.(3đ)
Thực vật có vai trò gì đối với thiên nhiên, môi trường:
-Thực vật góp phần điều hòa khí hậu ,giảm ô nhiểm môi trường. (0,5đ)
.Ví dụ: thực vật cản ánh sáng, tốc độ gió, ngăn bụi. (0,5đ)
 -cân bằng lượng cacbonic và oxy trong không khí. (0,5đ)
Ví dụ: Trong quá trình quang hợp thực vật lấy cacbonic nhã oxy, Thực vật giữ đất, chống xói mòn, hạn chế hạn hán, ngập lụt (0,5đ)
ví dụ. Thực vật hạn chế lượng nước chảy khi mưa lớn, tạo nguồn nước ngầm 
 (0,5đ)
Câu 4.(2đ)
Vi khuẩn có vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống con người :
- đối với tự nhiên: (0,5đ)
phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ cho cây sử dụng.
Góp phần hình thành than đá, dầu lửa
- đối với đời sống: (0,5đ)
ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm
Thành phần của địa y gồm : một số tảo và nấm cộng sinh. (0,5đ)
Gọi là cộng sinh vì: Nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.
Tảo có diệp lục chế tạo chất hữu cơ để nuôi sông cả nấm và tảo. (0,5đ)
Đề 02.
Câu 1 (2đ) (mỗi ý đúng 0,5đ) 
Quả mọng: đu đủ, cam
Quả hạch: dừa, mơ
Quả khô không nẻ: lúa, đậu lạc, 
Quả khô nẻ: cải, . Hãy phân loại các quả trên.
Câu 2.(3đ)
Thực vật có vai trò gì đối với thiên nhiên, môi trường:
-Thực vật góp phần điều hòa khí hậu ,giảm ô nhiểm môi trường. (0,5đ)
.Ví dụ: thực vật cản ánh sáng, tốc độ gió, ngăn bụi. (0,5đ)
 -cân bằng lượng cacbonic và oxy trong không khí. (0,5đ)
Ví dụ: Trong quá trình quang hợp thực vật lấy cacbonic nhã oxy, Thực vật giữ đất, chống xói mòn, hạn chế hạn hán, ngập lụt (0,5đ)
ví dụ. Thực vật hạn chế lượng nước chảy khi mưa lớn, tạo nguồn nước ngầm 
 (0,5đ)
Câu 3(3đ)
a.Nêu đặc điểm của thực vật hạt kín ( mỗi ý 0,5đ)
là nhóm thực vật có hoa .
cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng
có hoa,quả,hạt. Hạt nằm trong quả 
Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau.
b. Phân biệt cây 1 lá mầm Rễ chùm, gân song song, hạt một lá mầm
cây 2 lá mầm: rễ cộc, gân hình mạng, hạt có 2 lá mầm
Câu 4.(2đ)
Vi khuẩn có vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống con người :
- đối với tự nhiên: (0,5đ)
phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ cho cây sử dụng.
Góp phần hình thành than đá, dầu lửa
- đối với đời sống: (0,5đ)
ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm
Thành phần của địa y gồm : một số tảo và nấm cộng sinh. (0,5đ)
Gọi là cộng sinh vì: Nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.
Tảo có diệp lục chế tạo chất hữu cơ để nuôi sông cả nấm và tảo. (0,5đ)
PHÒNG GD - ĐT HUYỆN NINH GIANG 
Năm học 2012 - 2013
KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn Sinh học 6
Thời gian: 45 phút
 ĐỀ BÀI
 Câu 1: ( 3 điểm) 
 Hạt có những bộ phận nào? Phân biệt hạt của cây một lá mầm với hạt của cây hai lá mầm? Lấy ví dụ từng loại hạt
 Câu 2: (3 điểm)
Có mấy cách phát tán của quả và hạt ? Nêu đặc điểm và lấy ví dụ từng cách phát tán?
 Câu 3: ( 1,5 điểm) 
Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh?
 Câu 4: (2,5 điểm) 
 Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió?
--------------------------- Hết ----------------------------
PHÒNG GD - ĐT HUYỆN NINH GIANG 
Năm học 2012 - 2013
KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn Sinh học 6
Thời gian: 45 phút
Câu 1(2.5 điểm) : 
 Hạt có những bộ phận nào? Phân biệt hạt của cây một lá mầm với hạt của cây hai lá mầm? 
Câu 2(3.5 điểm) : 
 Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín ? Đặc điểm nào giúp cây hạt kín chiếm ưu thế trong giới thực vật?
Câu 3(2 điểm) . 
 Quả và hạt có những cách phát tán nào? Mỗi loại cho 3 ví dụ?
Câu 4(1điểm) 
 Giải thích vì sao nói thực vật góp phần chống lũ lụt, hạn hán
Câu 5(1điểm): 
 Các loại thức ăn, rau, quả,… để lâu mà không qua ướp lạnh, phơi khô hoặc ướp muối thì sẽ thế nào? Có sử dụng được không? 
--------------------------- Hết ----------------------------
PHÒNG GD - ĐT HUYỆN NINH GIANG 
Năm học 2012 - 2013
KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn Sinh học 6
Thời gian: 45 phút
 ĐỀ BÀI
Câu 1: (2đ)
	Nêu và giải thích thí nghiệm hạt nảy mầm cần độ ẩm thích hợp? 
Câu 2 : (3,5đ)
	Thực vật Hạt kín có đặc điểm gì chung? Nêu những dấu hiệu bên ngoài để nhận biết thực vật Một lá mầm và thực vật Hai lá mầm? 
Câu 3 : (3,5đ)
Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam ? Tại sao nói “Rừng cây như một lá phổi xanh của con người”? 
Câu 4: (1đ) Sắp xếp các cây sau vào các nghành thực vật đã học: culi,rau câu, rau bợ, rau diếp biển,rêu, van tuế, tre, thông tre, mướp, bèo tây
--------------------------- Hết ----------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012- 2013
MÔN THI : Sinh học Lớp 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3đ) 
Nêu những điều kiện bên ngoài và bên trong cần cho hạt nảy mầm? 
Cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào nhiệt độ?
Câu 2 (2.5đ)
Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt các lọai quả ? Em hãy phân loai các loại quả chính ? mỗi loại lấy 3 ví dụ
Câu 3 ( 3đ) 
 Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
Câu 4 (3đ) 
 Theo em cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam ?
--------------------------- Hết ----------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012- 2013
MÔN THI : Sinh học Lớp 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1:( 3,5 điểm)
 Hãy cho biết hạt ngô gồm những bộ phận nào? Phân biệt dấu hiệu bên ngoài lớp cây một lá mầm và lớp cây hai lá mầm? Cho 5 ví dụ mỗi loại?
Câu 2: ( 2,5 điểm)
 So sánh cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây dương xỉ và cây rêu?
Câu 3: ( 3 điểm)
 Nêu vai trò và giá trị của thực vật đối với đòi sống con người ? Lấy các cây để ví dụ minh họa
 Câu 4 : (1,0đ)
Giải thích vì sao khi trồng rau trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, năng suất thu hoạch thấp? 
--------------------------- Hết ----------------------------
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
-----***------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2012 - 2013
MÔN: SINH HỌC LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút
( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,5 đ)
Nêu thí nghiệm để tìm hiểu điều kiện nảy mầm của hạt? Nêu kết quả thí nghiệm và giải thích?
Câu 2: (3đ)
Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây rêu? Tại sao Rêu thường sống nơi ẩm ướt?
Câu 3: (2,5 đ)
Đặc điểm chung của thực vật hạt kín.
Câu 4(2đ)
 a.Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?
 b.Vì sao phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
--------------------------- Hết ----------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012- 2013
MÔN THI : Sinh học Lớp 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1(2 điểm) : 
 Hạt có những bộ phận nào? Phân biệt hạt của cây một lá mầm với hạt của cây hai lá mầm? 
Câu 2(3 điểm) : 
 Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín ? Đặc điểm nào giúp cây hạt kín chiếm ưu thế trong giới thực vật?
Câu 3(2 điểm) . 
 Quả và hạt có những cách phát tán nào? Mỗi loại cho 3 ví dụ?
Câu 4(1điểm) 
 Giải thích vì sao nói thực vật góp phần chống lũ lụt, hạn hán
Câu 5(1điểm): 
 Vì sao các loại thức ăn, rau, quả,… để lâu mà không qua ướp lạnh, phơi khô hoặc ướp muối sẽ bị thiu, thối ? Có sử dụng được không ? 
--------------------------- Hết ----------------------------
UBND HUYỆN NINH GIANG
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
––––––––––––––
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: SINH HỌC - LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề bài
Câu 1: (3,5đ)Trình bày đặc điểm chung của thực vật hạt kín? Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt hạt kín với hạt trần?
Câu 1(2,5đ): Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
Câu 3: (3đ)Thực vật có vai trò gì đối với đời sống con người? Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
Câu 4: (1đ) Sắp xếp các cây sau vào các nghành thực vật đã học: cây lông culi, rau câu, rau bợ, rau diếp biển, rêu, vạn tuế , tre , thông tre, mướp, bèo tây
--------------------------- Hết ----------------------------
PHÒNG GD & ĐT
NINH GIANG
*****
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn : Sinh học 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1. (3 điểm): 
	a) Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, kể tên một cây làm ví dụ.
	b) Những quả và hạt có đặc điểm gì thích nghi với cách phát tán nhờ gió? Kể tên một tên cây có quả, hạt có cách phát tán nhờ gió? 
Câu 2. (2 điểm): 
	a) Giải thích vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi quả chín khô?
	b) Điều kiện bên ngoài, bên trong cần cho hạt nảy mầm.
Câu 3. (3 điểm): 
	a) Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự như thế nào?
	b) Kể tên các ngành thực vật đã học, mỗi ngành hãy kể tên một cây làm ví dụ. Trong các ngành thực vật đó ngành nào sinh sản bằng hạt; bằng bào tử?
Câu 4. (2 điểm): 
	Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ thức ăn khỏi bị ôi thiu thì có những biện pháp nào?
--------------------------- Hết ----------------------------
PHÒNG GD - ĐT HUYỆN NINH GIANG 
Năm học 2012 - 2013
KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn Sinh học 6
Thời gian: 45 phút
 ĐỀ BÀI
 Câu 1: ( 3 điểm) 
 Hạt có những bộ phận nào? Phân biệt hạt của cây một lá mầm với hạt của cây hai lá mầm? Lấy ví dụ từng loại hạt
 Câu 2: (3 điểm)
Có mấy cách phát tán của quả và hạt ? Nêu đặc điểm và lấy ví dụ từng cách phát tán?
 Câu 3: ( 1,5 điểm) 
Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh?
 Câu 4: (2,5 điểm) 
 Nấm có lợi ích gì trong đời sống con người? kể tên 5 loại nấm có lợi
--------------------------- Hết ----------------------------

File đính kèm:

  • docxde cuong va de thi sinh hoc 6 toan tap hoc ki 2.docx
Đề thi liên quan