Đề kiểm tra môn Sinh học 8

doc8 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn sinh học 8
 Đề 1:
Câu 1 : (3 điểm) Chon đáp án đúng nhất trong các câu trả lời 
NơI diễn ra quá trình tổng hợp protein:
a. Lưới nội chất b. Riboxom
c. Màng sinh chất. d. Nhiễm sắc thể.
 2. Bắp cơ có cấu tạo :
a. Gồm nhiều bó cơ b. Gồm nhiều tơ cơ.
c. Gồm nhiều sợi cơ. d. Gồm các tơ cơ mảnh.
 3. Ngăn tim có thành cơ tim dày nhất:
a. Tâm thất trái. b. Tâm thất phải. c. Tâm nhĩ trái. d. Tâm nhĩ phảI.
 4. Xương dài ra do : 
a. Sụn đầu xương. b. Sụn tăng trưởng. c. Mô xương xốp. d. Mô xương cứng. 
 5. Quá trình đồng hóa có các đặc điểm :
 a. Phân giảI chất hữu cơ- Tích lũy năng lượng. 
 b. Tổng hợp các chất – GiảI phóng năng lượng. 
 c. Tổng hợp các chất - Tích lũy năng lượng. 
 d. Phân giảI các chất – giảI phóng năng lượng.
 6. Enzim pepsin làm biến đổi hóa học loại chất dinh dưỡng :
 a. Gluxit b. Lipit c. Protein . d. Axit Nucleic.
Câu 2: (1 điểm) Máu có cấu tạo như thế nào? 
Câu 3: ( 1,5 điểm) GiảI thích cơ chế sự trao đổi khí ở phổi và tế bào ?
Câu 4: (2,5 điểm) Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ ?
Câu 5: (2 điểm ) Khi gặp người chảy mấu ở lòng bàn tay , em làm thế nào ? 
Đáp án :
Câu 1 : Mõi ý đúng được 0,5 điểm 
1-b, 2- a, 3- a, 4- b, 5- c, 6-c.
Cau 2: Thành phần cấu tạo của máu : 
Máu gồm hai thành phần : Huyết tương (55%) và các tế bào máu. 0,5 điểm
 + Huyết tương gồm : 90 % là nước và 10 % các chất dinh dưỡng, hooc môn , khàng thể và chất thải. 0,25 điểm.
 + Tế bào máu gồm : Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. 0,25 điểm 
Câu 3 : Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuyếch tán từ nơI có nồng độ cao đến nơI có nồng độ thấp . 0,5 điểm 
ở phổi : O2 phế bào vào máu, CO2 từ máu ra phế bào. 0,5 điểm 
ở tế bào : O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào ra máu. 0,5 điểm 
Câu 4: 
Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ : 
Ruột non dài 2,8m à 3m ) 0,5 điểm 
Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông ruột cực nhỏ . 0,5 điểm
Ruột non có mạng mao mạch máu và mach bạch huyết dày đặc. 0,5 điểm
à Làm tăng diện tích bề mặt và khả năng hấp thụ của ruột non. 1 điểm 
Câu 5 Khi gặp người chảy máu ở lòng bàn tay thì em tiến hành như sau : 
Dùng ngón tay cáI bịt chặt miệng vết thương trong vài phút( cho tới khi máu không chảy ra nữa). 0,5 điểm .
Sát trùng vết thương bằng cồn iot. 0,5 điểm .
Khi vết thương nhỏ , có thể dùng băng dán. 0,5 điểm .
Khi vết thương lớn cho ít bông vào giữa hai miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại 0,5 điểm .
Đề 2 
Câu 1 (3 điểm) Chon dấp án đúng nhất 
Gồm các tế bào xếp sít nhau có chứ năng bảo vệ hấp thụ và tiết.
Mô cơ. b. Mô biểu bì. c. Mô liên kết. D. Mô thần kinh.
Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì : 
 a. Xương có muối khoáng. b. Xương có chất hữu cơ. 
 c. Xương có sự kết hợp hai thành phần chính là Muối khoáng và chất hữu cơ.
d. Xương có cấu trúc hình ống .
3. Màng xương có chức năng :
a. Bảo vệ xương. b. Giảm ma sát trong các khớp xương.
 c. Giúp xương phát triển to về bề ngang,. d. Chịu lực ,đảm bảo vững chắc.
4. Vai trò của hồng cầu :
a. Vận chuyển chất dinh dưỡng đI nuôI cơ thể. b. Vận chuyển O2 và CO2 
c. Vận chuyển các chất thải. d. Cả a, b và c đều đúng. 
5. Quá trình dị hóa có các đặc điểm :
 a. Phân giảI chất hữu cơ- Tích lũy năng lượng. 
 b. Tổng hợp các chất – GiảI phóng năng lượng. 
 c. Tổng hợp các chất - Tích lũy năng lượng. 
 d. Phân giảI các chất – Giải phóng năng lượng.
6 . Ngăn tim có thành cơ tim mỏng nhất:
a. Tâm thất trái. b. Tâm thất phải. c. Tâm nhĩ trái. d. Tâm nhĩ phảI.
Câu 2: (3 điểm ) Vẽ sơ đồ truyền máu , nguyên tắc truyền máu . Theo em phong trào hiến máu nhân đạo có ý nghĩa gì ? 
Câu 3: (1 điểm ) Hệ hô hấp có cấu tạo như thế nào?
Câu 4: (1 điểm ) Khi gặp người bị điện giật em làm thế nào ?
Cau 5: (2 điểm ) Trình bày sự biến đổi thức ăn ở dạ dày ?Theo em muốn bảo vệ dạ dày ta phảI ăn uống như thế nào ?
Đáp án :
 Câu 1 : Mỗi ý đúng được 0,5 điểm 
1-b, 2- c, 3- c, 4-b, 5-d, 6-d.
Câu 2: 
1. Viết đúng sơ đồ 1 điểm 
2. Nêu đúng 3 nguyên tắc 
- Truyền nhóm máu phù hợp đẳm bảo hồng cầu người cho không bị ngưng kết trong máu người nhận . 0,5 điểm 
- Truyền nhóm máu không có mầm bệnh (máu sạch ) 0,5 điểm 
- Truyền từ từ 0,5 điểm 
3. ý nghĩa của việc hiến màu nhân đạo : 0,5 điểm 
- Có máu dự trữ cấp cứu kịp thời cho người bệnh hoặc tai nạn.
- Thể hiện lòng tương thân tương áI trong cộng đồng 
Câu 3 : Hệ hô hấp gồm : 
Đường dẫn khí : Mũi, thanh quản , khí quản và phế quản. 0,5 điểm
Hai lá phổi : Có hàng triệu phế nang. 0,5 điểm 
Câu 4: Khi gặp người bi điện giật thì :
Tìm vị trí cầu dao hay công tắc điện để ngắt dòng điện 0,5 điểm 
Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân . 0,5 điểm
Câu 5 : 
Những biến đổi thức ăn ở dạ dày: 1 điểm 
Biển đổi lí học : Làm nhuyễn và đảo trộn cho thấm đều dịch vị 
Biển đổi hóa học : Protein được phân cắt thành chuỗi ngắn.
Biện pháp bảo vệ dạ dày: 1 điểm 
Ăn uống đúng bữa, đủ khẩu phần , không ăn quà vặt .
Không uống rượu bia và tuyên truyền mọi người không nên uống nhiều rượu bia.
Đề kiểm tra môn sinh học 7
Đề 1: 
Câu 1 (3 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất 
1. Trùng kiết lị có đặc điểm giống trùng chân giả :
a. Có chân giả. b. Sống tự do ngoài thiên nhiên. 
c. Có di chuyển tích cực . d. Không có hại .
2. Nhóm động vật nào thuộc ngành giun đốt:
a. Giun đũa, giun đát, đỉa, rươi. b. Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi.
c. Giun kim , đất, đỉa, rươi. d. Giun kim, giun rễ lúa, giun đất, giun đỏ.
3. Tập tính phun hỏa mù để chạy trốn chỉ có ở : 
a. Trai sông. b. ốc sên. c. Mực . d. Bạch tuộc. 
4. Những thân mềm có hình thức sống : di chuyển tốc độ nhanh:
a. Trai ,sò, ngao, ngán. b. ốc sên, ốc vặn. ốc bươu vàng.
c. Trai, mực, bạch tuộc. d. Mực nang, mực ống, bạch tuộc. 
5. Lớp động vật thuộc ngành chân khớp có giá trị thực phẩm lớn nhất : 
a. Lớp giáp xác. b. Lớp hình nhện. c. Lớp sâu bọ. d. Cả a, b và c đúng .
6. Những động vật có vai trò thụ phấn cho cây trồng thuộc lớp : 
a. Lớp giáp xác. b. Lớp hình nhện. c. Lớp sâu bọ. d. Cả a, b và c đúng .
Câu 2: Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét (1đ )
Câu 3: Trình bày các bước mổ tôm (2d) 
Câu 4: Vì sao san hô sống tập đoàn (1d)
Câu 5: Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đói với con người ?(1d)
Cau 6: Nêu 2 đặc điểm cấu tạo cảu cá chép thích nghi với đời sống? (1d )
Cau 7 : Vẽ sơ đồ vòng đời sán lá gan (1d) 
Đáp án : 
Cau 1 : Mỗi đáp án dúng được 0,5 điểm 
1-a, 2- b, 3- c, 4- d, 5-a, 6- c.
Câu 2 :Mỗi ý được 0,25 điểm 
Vệ sinh môi trường.
Dùng thuốc diệt muỗi.
Tuyên truyền ngủ màn.
Phát thuốc chữa bệnh cho mọi người.
Câu 3: Các bước mổ tôm :
- Găm tôm nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim. 0,5 điểm 
- Mổ tôm : 
 + Dùng kẹp nâng ,kéo cát hai đường AB và A’ B’ song song tờ giữa cơ thể đến gốc hai mắt kép thì cắt ngang BB’ . 0,5 điểm
 + Cắt hai đường AC ,A’C’ ngược xuống phía đuôi. 0,5 điểm
Đổ nước ngập cơ thể tôm. 0,5 điểm
Dùng kẹp khẽ năng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài và bắt đầu quan sát . 0,5 điểm 
Câu 4: Nêu được 2 đặc điểm được 1 đ.
Câu 5: San hô sống tập đoàn vì: Khi sinh sản mọc chồi cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau được 1 đ.
Câu 6: 1. Đặc điểm của giun đũa: đầu giun đũa nhọn và nhiều giun con có kích thước nhỏ nên chúng chui được vào ống mật 0,5 đ 
Hậu quả người bệnh sẽ đau bụng dư dội và rối loạn tiêu hóa do tắc ống mật 0,5đ.
Đề 2:
Câu 1: 2 đ’ Chọn đáp án đúng nhất:
Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ:
Có diệp lục. c. Có điểm mắt.
Cả a,b và c đều đúng. d. Có roi.
Nhóm đọng vật nào thuộc ngành giun dẹp:
Giun đũa, giun kim, giun đất. c. Sán lá gan, sán bã trầu, giun kim.
Sán dây, sán lá gan, sán lá máu. d. Giun đất, sán lá gan, sán bã trầu.
Những thân mềm có hình thức sống vùi lấp:
Trai, sò, ngao, ngán. b. ốc sên, ốc vặn, ốc bươu vàng.
c. Trai, mực, bạch tuộc. d. Mực nang, mực ống, bạch tuộc.
4. Mực xếp cùng ngành với ốc sên vì : 
a. Thân mềm, không phân đốt, b. Có vỏ đá vôI bao bọc.
c. Cơ quan di chuyển đơn giản. d. Cả a, b và c đều đúng. 
Câu 2 : 1 điểm Sắp xếp các bước mổ giun cho phù hợp 
Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi.
Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể , dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôI bằng hai đinh ghim.
Phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim tới đó .Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu.
Câu 3: Trình bày vai trò của ngành động vật nguyên sinh?(1 điểm)
Câu 4: Nêu biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh? (1 điêm)
Câu 5: Đặc điểm chung của lớp sâu bọ ? (1,5 điểm)
Câu 6: Nêu 2 đặc điểm cấu tạo của cá? (1 điểm )
Câu 7: Hô hấp châu chấu khác tôm sông như thế nào ? (1 điểm)
Câu 8: So sánh hình dạng của thủy tức và sứa? (1 điểm)
Đáp án :
Câu 1 : Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm 
1-a, 2b , 3a, 4a
Câu 2: 1-c, 2-a, 3-b, 4-d
Cau 3: Vai trò của động vật nguyen sinh:
-* Lợi ích 1 điểm 
 - Là thức ăn cho nhiều loài động vật 
 - Chỉ thị dộ sạch của môI trường nước.
 - Cung cấp nguyên liệu chế giấy giáp.
 - Là vật chỉ thị địa tầng.
* Tác hại : 0,5 điểm 
 - Gây bệnh cho người và động vật.
Câu 4: Biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh:
Ăn uống hợp vệ sinh 
Vệ sinh môI trường, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm.
Không ăn rau sống, thịt lợn bò gạo.
Mõi ý đúng được 0,25 điểm 
Câu 5: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm 
Đặc điểm chung của lớp sâu bọ :
Cơ thể chia làm 3 phần : Đầu, ngực bụng,
Phần đầu có 1 đôI râu, phần ngực có 3 đôI chân và hai đôI cánh.
Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 6: Nêu hai đặc điểm cấu tạo ngoài của cá 1 điểm 
Câu 7:
- Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí 0,5 điểm 
- Tôm hô hấp bằng mang, 0,5 điểm 
Câu 8: 
Giống nhau :Đ ều có đối xứng tỏa tròn 0,5 điểm 
Khác nhau : + Thủy tức : có hình trụ ,miệng ở trên 0,25 điểm 
 + Sứa hình dù, miệng ở dưới 0,25 điểm 

File đính kèm:

  • docde sinh 7 ky 1.doc
Đề thi liên quan