Đề kiểm tra môn Sinh học - Học kì II lớp 9 - Đề số 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Sinh học - Học kì II lớp 9 - Đề số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 2 ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC, HỌC KÌ II, LỚP 9 A. MA TRẬN (BẢNG 2 CHIỀU) Các mức độ nhận thức Các chủ đề chính Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chương VI/Phần I: ứng dụng di truyền học Chương I: TNKQ Câu 2.2 TL TNKQ Câu 2.3 TL Câu 7 1,5 TNKQ TL Câu 4 1 câu 1,5 3 câu Hệsinh thái 0,25 0,25 1,0 1,5 Chương II Câu3 1,5 Câu 6 2,0 Câu 2.1 Câu 2.4 0.5 4 câu 4,0 Chương III Chương IV Câu 2.6 0,25 Câu 1 Câu 2.5 1.75 Câu 5 1,0 2 câu 1,75 2 câu 1,25 Tổng 3 câu 2.0 1 câu 2,0 5 câu 2.5 2 câu 2.5 1 câu 1,0 12 câu 10,0 B. NỘI DUNG ĐỀ I. Trắc nghiệm khách quan (4,5 điểm) Câu 1: Chọn một hay nhiều nội dung thích hợp ở cột bên phải (kí hiệu bằng a, b, c....) ứng với mỗi hoạt động của con người ở bên trái (kí hiệu 1, 2, 3...) gây ra sự phá hủy môi trường. Ví dụ: 1.a (1,5đ) Hoạt động của con người 1. Hái lượm 2. Săn bắt động vật hoang dã 3. Đốt rừng lấy đất trồng trọt 4. Chăn thả gia súc 5. Khai thác khoáng sản 6. Phát triển nhiều khu dân cư 7. Chiến tranh Hâụ quả phá huỷ môi trường tự nhiên a) mất nhiều loài sinh vật b) mất nơi ở của sinh vật c) xói mòn và thoái hóa đất d) ô nhiễm môi trường e) cháy rừng g) Hạn hán h) Mất cân bằng sinh thái Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D, E) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (1,5đ) 1. Tập hợp những cá thể sinh vật nào là quần thể sinh vật? A. Các cá thể cá chép ở 2 hồ nước khác nhau. B. Các cây lúa trong 2 ruộng lúa. C. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, ... trong 1 hồ nước. D. Các cá thể voi, hổ, báo, khỉ, ... trong rừng. 2. Các con cá chép trong hồ nước có mối quan hệ A. Cạnh tranh B. Cộng sinh C. Vừa cộng sinh vừa cạnh tranh D. Hội sinh 3. Giun đũa sống trong ruột người là ví dụ mối quan hệ: A. Cộng sinh . B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh. 4. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể: A. Mật độ. B. Độ nhiều. C. Cấu trúc tuổi. D. Tỉ lệ đực cái. 5. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây hậu quả xấu tới tự nhiên là: A. Khai thác khoáng sản. B. Săn bắt động vật hoang dã. C. Phá hủy thảm thực vật, lấy rừng lấy đất trồng trọt. D. Chăn thả gia súc. 6. Cây trồng nổi tiếng của vùng núi phía Bắc là: A. Trồng cây công nghiệp như quế, hồi,.... cây lương thực có lúa, nương. B. Trồng chè, sắn củ, khoai lang. C. Trồng cà phê, cao su, chè. D. Trồng lúa nước. Câu 3: Có các sinh vật sau: cua, mèo rừng, sâu, cây, dê, cỏ, chim sâu, hổ, vi sinh vật, chuột. (1,5đ) Sắp xếp các sinh vật trên thành ba nhóm: sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ. II. Tự luận (5,5 điểm) Câu 4: Tại sao khi trồng cây cảnh để trong nhà, thỉnh thoảng người ta phải đưa ra ngoài nắng. (1đ) Câu 5: Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?(1đ) Câu 6: Thế nào là quần xã sinh vật? Nêu các dấu hiệu điển hình của quần xã. (2đ) Câu 7: Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ. (1,5đ)
File đính kèm:
- Sinh 9 HK 2 hay co ma tran de 2.doc