Đề kiểm tra môn sinh học, học kỳ II, lớp 6

pdf3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn sinh học, học kỳ II, lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC, HỌC KỲ II, LỚP 6 
 Đề số 1 
 A. MA TRẬN (BẢNG 2 CHIỀU) 
 Các mức độ nhận thức 
Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng 
chính 
 TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 
Chương VI Câu 2.4 Câu 6 2 câu 
Hoa và sinh sản 0,5 1,0 1,5 
hữu tính 
Chương VII Câu 2.1 Câu 5 2 câu 
Quả và hạt 0,5 2,0 2,5 
Chương VIII Câu 2.3 Câu 2.2 Câu 2.5 4 câu 
Các nhóm TV Câu 1 
 0,5 1,5 0,5 2,5 
Chương IX Câu 2.6 Câu 4 3 câu 
Vai trò của TV Câu 2.7 
 1,0 1,0 2,0 
Chương X Câu 3 Câu 2.8 2 câu 
Vi khuẩn - Nấm 
- Địa y 1,0 0,5 1,5 
 Tổng 2 câu 1 câu 5 câu 2 câu 2 câu 1 câu 13 câu 
 1,0 1,0 3,0 3,0 1,0 1,0 10,0 
B. NỘI DUNG ĐỀ 
I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) 
Câu 1: Hãy chọn nội dung cho cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để viết các 
chữ (a,b,c,...) vào cột trả lời. Vi dụ: 1.c (1đ) 
 Cột A Cột B (đặc điểm chính) Trả lời 
 (nhóm thực vật) 
1. Các ngành a.Thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ chưa có gân 1.c 
Tảo giữa. Sống ở cạn, thường là nơi ẩm ướt. Có bào tử 
2. Ngành b. Đã có rễ, thân, lá. Có nón. Hạt hở (hạt nằm trên lá 2. 
Rêu noãn). Sống ở cạn là chủ yếu 
3. Ngành c. Có rễ, thân, lá, chưa có mạch dẫn 3. 
Dương xỉ 
4. Ngành d.Có thân, rễ, lá thật, đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu. 4. 
Hạt trần Có hoa và quả. Hạt nằm trong quả 
5. Ngành e. Đã có thân, rễ, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào 5. 
Hạt kín tử. Bào tử nảy mầm thành nguyên tản 
 f. Chưa có rễ, thân, lá. Sống ở nước là chủ yếu 
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời 
mà em cho là đúng: (4đ) 
1 Nhóm quả gồm toàn quả khô là: 
 A. Quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua 
 B. Quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải 
 C. Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi 
 D. Quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan 
2 Đặc điểm của rêu là: 
 A. Sinh sản bằng hạt có thân, lá 
 B. Chưa có rễ thật, có thân lá, chưa có mạch dẫn 
 C. Thân phân nhánh, có mạch dẫn 
 D. Nón đực nằm ở ngọn cây, có rễ, thân, lá 
3. Nhóm gồm toàn những cây Một lá mầm là: 
 A. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây đậu tương 
 B. Cây tre, cây lúa mì, cây tỏi, cây táo 
 C. Cây mía, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn 
 D. Cây trúc, cây lúa, cây ngô, cây tỏi 
4. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió 
 A.Hoa thường tập trung ở ngọn cây, có hương thơm, mật ngọt 
 B. Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao 
phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ nhẹ 
 C. Hoa thường to, sặc sỡ, tập trung ở ngọn cây, có hương thơm, mật ngọt, hạt 
phấn nhiều, nhỏ nhẹ 
 D. Hoa thường tập trung ở gốc cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao 
phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ nhẹ 
5. Điểm đặc trưng nhất của cây hạt trần là 
 A. Hạt nằm trên lá noãn hở, chưa có hoa, chưa có quả 
 B. Sinh sản hữu tính 
 C. Lá đa dạng, có hạt nằm trong qủa 
 D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn 
6. Thực vật điều hòa khí hậu bằng cách: 
 A. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng CO2 
 B. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng gió mạnh 
 C. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng O2, giảm gió mạnh 
 D. Giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, tăng CO2, giảm gió mạnh 
7. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách 
 A. Giảm bụi và VSV gây bệnh, tăng CO2 
 B. Giảm bụi và khí độc, tăng CO2 
 C. Giảm bụi, khí độc và giảm VSV gây bệnh, tăng O2 
 D. Giảm bụi, khí độc, giảm VSV gây bệnh, giảm O2 
8. Cách dinh dưỡng của vi khuẩn: 
 A. Đa số sống kí sinh 
 B. Đa số sống hoại sinh 
 C. Đa số sống tự dưỡng 
 D. Đa sô sống dị dưỡng, một số sống tự dưỡng 
II. Tự luận (5 điểm) 
Câu 3: Trình bày ích lợi của vi khuẩn (1đ) 
Câu 4: Tại sao người ta nói TV góp phần chống lũ lụt và hạn hán (1đ) 
Câu 5: Trình bày và giải thích thí nghiệm về nước cân cho hạt nảy mầm (2đ) 
Câu 6: Giải thích vì sao hoa thụ phấn nhờ gió, hạt phấn thường nhỏ, nhiều và nhẹ. (1đ). 

File đính kèm:

  • pdfBo_Sinh_62_01 (1).pdf
Đề thi liên quan