Đề kiểm tra môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Yên Trấn

doc8 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Sinh học lớp 9 - Trường THCS Yên Trấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Yên Trấn Đề Kiểm tra môn sinh học Lớp 9
 Loại đề: TX 1 Tiết PPCT 14 Thời gian làm bài: 15 phút.
Đề ra:
 Câu I: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng:
Lai phân tích là:
Phép lai giữa các cá thể mạng kiểu gen dị hợp.
Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mạng tính trạng lặn.
 Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.
ở cà chua quả màu đỏ trội hoàn toàn so với quả màu vàng. Cho lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ với cà chua quả vàng. Kết quả F1 là:
 a. 1 quả đỏ : 1 quả vàng b. Toàn quả đỏ
 c. 3 quả đỏ: 1 quả vàng d. 3 quả vàng : 1 quả đỏ
3. Một tế bào ruồi giấm ( 2n = 8) đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân thì có bao nhiêu NST:
 a. 8, b. 64 c. 32 d. 16
4. Trong loại tế bào nào NST thường tồn tại thành cặp tương đồng:
 a. Hợp tử. b. Tế bào sinh dưỡng
 c. Tế bào sinh dục sơ khai d. Chỉ a và b đúng.
 e. Cả a, b, c đúng
5. Kết quả của quá trình giảm phân tạo ra loại tế bào nào?
a. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2 n
b. Tinh trùng có bộ NST n
c. Giao tử có bộ NST n
d. Trứng có bộ NST n
Câu II: Phân biệt nhiễm sắc thể thường với nhiễm sắc thể giới tính?
-Hết -
* * * * * * * 
Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra thường xuyên (tiết 14):
Câu I; 5 điểm, mỗi ý đúng cho 1 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
b
b
d
e
c
Câu II: 5 điểm.
NST thường
NST giới tính
Tồn tại với số cặp > 1 trong tế bào lưỡng bội
-Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
- Mang gen quy định tính trạng thường
- Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng XX hay không tương đồng XY
- Chủ yếu mang gen quy định giới tính.
	-- Hết--
Trường THCS Yên Trấn Đề Kiểm tra môn sinh học Lớp 9
 Loại đề: TX Tiết PPCT 26 Thời gian làm bài: 15 phút.
Đề ra:
 Câu I: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng:
1.Đột biến là gì? 
a. Biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST)
b. Biến đổi của kiểu gen
c. Biến đổi của gen
d. Biến đổi của nhiễm sắc thể.
2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến NST:
a. Điều kiện sống của sinh vật thay đổi.
b. Quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào bị rối loạn.
c. Các tác nhân lí, hoá học của ngoại cảnh.
d. Cả a và c đúng.
3. Thế nào là đột biến đa bội:
a. Hiện tượng cả bộ NST tăng lên hoặc giảm đi.
b. Hiện tượng 1 vài cặp NST bị biến đổi.
c. Hiện tượng số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n và lớn hơn 2n.
d. Hiện tượng bộ NST trong giao tử lơn hơn n.
4. Thường biến có đặc điểm.
a. Là biến dị kiểu hình nên không di truyền được cho thế hệ sau.
b. Là biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền (NST, ADN) nên di truyền được.
c. Phát sinh ngẫu nhiên và thường có hại
d. Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng, tương ứng với điều kiện môi trường.
e. Gồm b và d đúng.
g. Gồm a và d đúng.
5. Dị bội có số lượng NST là:
	a. 3n, 4n, (2n +1)
	b. 3n, 4n, 5n
	c. 2n, (2n -2), 3n
	d. ( 2n +1), (2n -1) , (2n -2)
Câu II: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? 
Câu III: Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật?
- Hết -
Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra thường xuyên (tiết 26):
Câu I: 5 điểm, mỗi ý đúng cho 1 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
a
c
c
g
d
Câu II: 2 điểm.
Đột biến gen có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên gây rối loạn tổng hợp protêin
Câu III: 3 điểm
 Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì: Qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST, biến đổi cấu trúc NST làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên gây ra rối loạn trong hoạt động cơ thể, dẫn đến bệnh tật, thậm chí gây chết.
	-- Hết --
 Trường THCS Yên Trấn Đề Kiểm tra 1 tiết môn sinh học Lớp 9
 Loại đề: ĐK Tiết PPCT 21 Thời gian làm bài: 45 phút.
Đề ra:
 Câu I: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời em cho là đúng:
1. ở đậu Hà lan quả màu lục trội hoàn toàn so với quả màu vàng. Cho lai giống đậu quả màu lục có kiểu gen dị hợp với quả màu vàng. kết quả F1 sẽ là:
	a. Toàn quả màu lục b. 3 quả màu lục : 1 quả màu vàng
	c. 1 quả màu lục: 1 quả màu vàng d. 3 quả màu vàng : 1 quả màu lục
2. Biến dị tổ hợp là:
	a. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
	b. Sự xuất hiện các tổ hợp mới của các tính trạng ở bố mẹ do lai giống.
	c. Loại biến dị phát sinh do sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền của P.
	d. Cả a, b, c đều đúng.
3. Một tế bào của 1 loài sinh vật có 2n = 12 đang ở kì sau của nguyên phân có bao nhiêu NST:
a. 12 NSTđơn b. 24 NSTđơn c. 12 NSTkép d. 24 NSTkép
4. Nhiễm sắc thể giới tính khác NST thường ở điểm nào?
a. NST thường chỉ có ở tế bào sinh dưỡng, NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục (giao tử)
b. NST thường gồm nhiều cặp, NST giới tính chỉ gồm 1 cặp.
c. NST thường mang gen quy định tính trạng thường, NST giới tính mang gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính.
d. Cả b và c đúng.
e, Cả a và c đúng.
5. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở kỳ nào của chu kỳ tế bào?
	a. Kì trung gian b. Kì đầu, c. Kì giữa, d. Kì cuối
6. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN dẫn đến kết quả:
 a. A = X, G = T , b. A + T = G + X c. A + G = T + X, d. A - G = X -T
Câu II: Phân tích bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ:
	Gen (1 đoạn ADN) m ARN Protêin Tính trạng
Câu III: Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân?
-hết-
Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra ĐK tiết 21:
Câu I ( 3 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
 1. c 2. d. 3 .b 4.d 5 . a 6. c, 
Câu II: 3,0 điểm
 Mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ:
- ADN là khuôn mẫu để tổng hợp nên phân tử mARN, trình tự sắp xếp các nuclêotit trên ADN quy định trình tự sắp xếp các Nu trên ARN
- mARN là khuôn mẫu để tổng hợp nên chuỗi axit amin cấu thành phân tử protêin, trình tự sắp xếp các nuclêotit trên ARN quy định trình tự sắp xếp các axit amin.
- Protêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào và biểu hiện thành tính trạng cơ thể.
Câu III: Những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân ( 4 điểm):
Nguyên phân
Giảm phân
Loại tế bào
Xảy ra ở hầu hết tế bào trong cơ thể (hợp tử, TB sinh dưỡng, TB mầm sinh dục)
Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục thời kì chín
Hoạt động của NST
Không xảy ra sự tiếp hợp NST
Xảy ra sự tiếp hợp NST vào kì đầu I
1 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và phân li
2 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và phân li
Kết quả
Từ 1 TB mẹ 2n NST qua 1 lần phân bào => 2 TB con đều có 2n NST
Từ 1 TB mẹ 2n NST qua 2 lần phân bào => 4 TB con đều có n NST
	 Hết
Trường THCS Yên Trấn Đề Kiểm tra học kì môn sinh học Lớp 9
 Loại đề: HK Tiết PPCT 35 Thời gian làm bài: 45 phút.
Đề ra:
A. Phần trắc nghiệm khách quan:
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời em cho là đúng:
Câu 1: ở chó lông ngắn trội hoàn toàn so với chó lông dài. Cho chó lông ngắn thuần chủng lai với chó lông dài. Trường hợp nào sau đúng với kết quả của F1:
 a. Toàn chó lông ngắn.	 b. Toàn chó lông dài.
 c. 1 chó lông ngắn, 1 chó lông dài. d. 3 chó lông ngắn, 1 chó lông dài.
 Câu 2. Trong loại tế bào nào NST thường tồn tại thành cặp tương đồng:
	a. Hợp tử b. Tế bào sinh dưỡng
	c. Tế bào sinh dục sơ khai d. Chỉ a và b đúng.
	e. Cả a, b,c đều đúng.
Câu 3: Thế nào là tính trạng tượng phản ?
 a. Những biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng tương phản.
 b. Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.
 c. Hai tính trạng trái ngược nhau: Một loại trội, một loại lặn.
 d. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: ý nghĩa của quá trình thụ tinh là:
Bộ NST 2 n đặc trưng của loài được phục hồi.
Hợp tử có tính di truyền kép
Góp phần tạo ra nhiều biến dị tổ hợp
Cả a,b,c đúng
 Chỉ a, b đúng.
Câu 5: Quá trình tự nhân đôi ADN xảy ra ở đâu?
Tại trung thể
Tại 1 số bào quan chứ ADN như ti thể, lạp thể.
Chủ yếu trong nhân tế bào, tại NST
Tại ribôxôm.
Câu 6: . Gen là gì?
a. Một đoạn của phân tử ADN thực hiện một chức năng di truyền nhất định.
b. Một đoạn ADN chứa thông tin quy định cấu trúc của 1 loại protêin.
c. Một đoạn ADN thực hiện chức năng tổng hợp ARN vận chuyển hay ARN ribôxôm.
d. Một đoạn ADN thực hiện chức năng điều hòa quá trình sinh tổng hợp protêin.
 B: Phần tự luận:
 Câu 1: So sánh quá trình tổng hợp ARN với quá trình nhân đôi ADN?
Câu 2: Có những dạng đột biến nào ? Phân biệt thường biến và đột biến.
-Hết-
Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra học kỳ I:
 A.Phần trắc nghiệm khách quan: 3 điểm
 Mỗi ý đúng cho 0,5điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
e
b
d
c
a
 B: Phần tự luận:
Câu 1: (4 điểm.)
 Giống nhau: (2đ)
- Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN dưới tác dụng của enzim
- Xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian
- Đều có hiện tượng tách 2 mạch đơn ADN
 Đều có hiện tượng liên kết giữa các Nuclêotit của môi trường nội bào với nuclêotit trên mạch đơn ADN theo nguyên tắc bổ sung
Khác nhau: (2đ)
Quá trình tổng hợp ARN
Quá trình nhân đôi ADN
- Xảy ra trên 1 đoạn ADN tương ứng với 1 gen nào đó
- Chỉ 1 mạch của ADN làm mạch khuôn
- Mạch ARN sau khi được tổng hợp rời ADN ra tế bào chất
- Xảy ra trên toàn bộ các gen của ADN
- Cả 2 mạch ADN làm mạch khuôn
-1 mạch ADN liên kết với mạch mới tổng hợp thành ADN con
Câu 2: (3 điểm)
* Các dạng đột biến: ( 1điểm) + Đột biến gen
	 + Đột biến cấu trúc NST
	 + Đột biến số lượng NST
* Phân biệt thường biến và đột biến.
Thường biến (1đ)
- Là biến dị kiểu hình nên không di truyền được
- Phát sinh đồng loạt cùng một hướng
- Có lợi cho sinh vật
Đột biến ( 1đ)
- Là biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền nên di truyền được
- Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên.
- Thường có hại cho sinh vật.
	---Hết --
* * * * * * * *

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Sinh hoc 9.doc
Đề thi liên quan