Đề kiểm tra môn Sinh lớp 9 – Học kỳ II

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Sinh lớp 9 – Học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH LỚP 9 – Kọc kỳ II
Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng truớc đáp án đúng:
Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định là:
a. Quần xã sinh vật	b. Quần thể sinh vật
c. Hệ sinh thái	d. Tổ sinh thái
Dấu hiệu nào sau đây không pja3i là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
a. Mật độ	b. Cấu trúc tuổi	c. Độ đa dạng	d.Tỉ lệ đực cái
Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể?
Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung.
Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời.
Khả năng sinh sản.
Có quan hệ với môi trường.
Tảo quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. tảo cung cấp chất dinh dưỡng, còn nấm cung cấp nước là ví dụ về:
a. Ký sinh	b. Cộng sinh	c. Hội sinh	d. Cạnh tranh
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:
a. Nguồn gốc	b. Ký sinh	c. Cạnh tranh	d. Dinh dưỡng
Hậu quả của việc chặt phá rừng:
Mất nơi ở của nhiều loài sinh vật.
Xói mòn, thoái hoá đất, hạn hán.
Cháy rừng, ô nhiễm môi trường.
Cả 3 câu trên đều đúng.
Săn bắt động vật hoang dã gây hậu quả là:
Mất nhiều loài sinh vật.
Mất cân bằng sinh thái.
Cả a và b đúng.
Cả a và b sai.
Phát triển nhiều khu dân cư gây hậu quả:
Mất nơi ở và mất nhiều loài sinh vật.
Xói mòn, thoái hoá đất, hạn hán.
Ô nhiễm môi trường.
Cả 3 câu trên đều đúng.
Những biện pháp chính cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là:
Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
 Phục hồi, trồng rừng và bảo vệ sinh vật.
Kiểm soát và giảm chất thải gây ô nhiễm.
Cả 4 câu trên đều đúng.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
Do thải khí độc và các chất phóng xạ.
Do thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất độc hại.
Do tác nhân sinh học; chất thải rắn, lỏng.
Cả 3 câu trên đều đúng.
Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên gây hậu quả xấu:
Khai thác khoáng sản.
Săn bắt động vật hoang dã.
Phá huỷ thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt.
Chăn thả gia súc.
Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật?
a. Hợp tác	b. Cộng sinh	c. Dinh dưỡng	d. Hội sinh
Nhóm sinh vật đầu tiên nào có thể cư trú thành công ở một đảo mới hình thành do núi lửa?
a. Dương xỉ	b. Địa y	c. tảo	d. Rêu
Tầm gửi sống trên cây gỗ. đó là ví dụ về quan hệ:
a. Ký sinh	b. Cộng sinh	c. Cạnh tranh	d. Hợp tác
Nhân tố nào là nhân tố vô sinh?
a. Ánh sáng	b. Nhiệt độ	c. Nước và độ ẩm	d. Cả a, b, c đúng.
Nhân tố nào thuộc nhân tố hữu sinh?
a. Con người	b. Các sinh vật khác c. Cả a, b đúng.	d. Cả a, b sai.
Môi trường sống của sinh vật bao gồm:
a. Trong nước.
b. Trong không khí
c. Sinh vật	
d. Trong đất
e. Cả 4 câu đều đúng.
Ánh sáng tác động tới đời sống của thực vật:
Làm thay đổi những đặc điểm sinh thái.
Làm thay đổi đặc điểm sinh lý.
Cả a, b sai.
Cả a, b đúng.
Ánh sáng tác động tới đời sống của động vật:
Hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản.
Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển.
Làm cho động vật ngủ đông hay hè.
Câu a và b đúng.
Giun đũa sống trong ruột người, là ví dụ về quan hệ:
a. Ký sinh	b. Cộng sinh	c. Cạnh tranh	d. Hỗ trợ
Dân số tăng quá nhanh dẫn đến những trường hợp nào?
Thiếu nơi ở, lương thực và nước uống.
Làm cho kinh tế phát triển nhanh.
Tăng nguồn tài nguyên và xã hội văn minh.
Câu b và c đúng.
Quần xã sinh vật là:
Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định.
Tập hợp những sinh vật cùng loài, sống trong một không gian nhất định.
Câu a và b đúng.
Câu a và b sai.
Để tạo ưu thế lai ở cây trồng, vật nuôi người ta chủ yếu dùng phương pháp:
a. Lai khác thứ	b. Lai khác dòng	c. a và b đúng	d. a và b sai
Tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật gây ra thoái hoá giống, nhưng trong chọn giống vẫn sử dụng vì:
Củng cố tình trạng mong muốn và tạo ra dòng thuần.
Tạo ra dòng lai.
Câu a và b sai.
Câu a và b đúng.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
a. Rác thải công nghiệp, rác sinh hoạt.	b. Khói.
c. Phá rừng.	d. Cả a, b, c đều đúng.
Những dạng tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh?
a. Dầu mỡ	b. Nước	c. Than đá	d. Cả a, b, c đúng.
Trong các chất sau, chất nào gây ra hiệu ứng nhà kính?
a. N2	b. CO2	c. H2	d. O2
Hệ sinh thái có những thành phần chủ yếu nào?
Thành phần vô sinh.
Sinh vật sản xuất.
Sinh vật tiêu thụ và phân giải.
Cả a, b, c đếu đúng.
Lưới thức ăn là gì?
Là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung với nhau.
Là tập hợp các chuỗi thức ăn trong quần xã.
Là chuỗi thức ăn có quan hệ mật thiết với nhau.
Câu a và b đúng.
Trong các dạng tài nguyên dưới đây, tài nguyên nào không tái sinh?
Tài nguyên đất.
Tài nguyên rừng.
Khí đốt thiên nhiên, dầu lửa.
Năng lượng, thuỷ triều.
Vì sao các cành phía dưới của cây trong rừng lại bị rụng sớm?
Ít được chiếu sánh hơn các cành phía trên.
Quang hợp kém, không đủ chất hữu cơ tích luỹ để bù đắp cho sự tiêu hao.
Khả năng lấy nước kém hơn, nên cành sớm khô và rụng.
Ba câu trên đều đúng.
Mật độ quần thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Thay đổi theo mùa, năm và chu kỳ sống của sinh vật.
Phụ thuộc vào nguồn thức ăn.
Phụ thuộc vào những biến động bất thường của điều kiện sống.
Ba câu trên đều đúng.
Do đâu mà quần thể người có những đặc điểm khác quần thể sinh vật khác?
Do cong người có lao động.
Do con người có tư duy.
Do con người có đời sống xã hội.
Câu a và b đúng.
Tại sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên nước?
Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật.
Nước là yếu tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người.
Nguồn nước trên trái đất ngày một ít dần và bị ô nhiễm.
Ba câu trên đều đúng.
Ai chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường?
a. Thực vật	b. Động vật	c. Con người	d. Cả a, b, c đúng.
Nguyên nhân ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật là gì?
sử dụng thuốc không đúng quy cách.
Không tuân thủ quy định thời gian thu hoạch sau khi phun thuốc.
Không trung thực khi đưa bán rau quả.
Câu a và b đúng.
Làm thế nào để bảo vệ thiên nhiên?
Cải tạo hệ sinh thái bị suy thoái.
Bảo vệ tài nguyên, sinh vật, động vật quý hiếm.
Tăng cường trồng rừng.
Ba câu trên đều đúng.
Nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường là gì?
Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sữ cố ô nhiễm môi trường.
Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
 Câu a và b đúng.
Quan hệ đối địch là gì?
Là quan hệ cả 2 bên đều có lợi.
Là quan hệ 1 bên có lợi và 1 bên có hại.
Là quan hệ cả 2 bên đều có hại.
Câu a và b đúng.
Nhiệm vụ của học sinh đối với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên là gì?
Trồng cây xanh, trồng rừng và bảo vệ rừng.
Chống khai thác bừa bãi tài nguyên, khoáng sản, chặt phá rừng.
Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ rừng, trồng rừng; tiết kiệm khi sử dụng điện, nước.
Ba câu trên đều đúng.
ĐÁP ÁN
1b	2c	3b	4b	5d	6d	7c	8d	9e	10d	11c	12c	13b	14a	15d	16c	17e	18d	19c	20a	21a	22a	23c	24a	25a	26b	27b	28d	29d	30c	31d	32d	33d	34d	35c	36d	37d	38d	39b	40d	

File đính kèm:

  • doc40 cau hoi trac nghiem sinh 9 ki 2.doc
Đề thi liên quan