Đề kiểm tra - Môn: Sinh lớp 9 - Trường THCS Cao kì

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra - Môn: Sinh lớp 9 - Trường THCS Cao kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ: THCS CAO KỲ
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN:sinh , LỚP: 9
BÀI KIỂM TRA 1TIẾT
 Thời gian làm bài: 45phút
Câu 1 (1,5điểm) 
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 
 1. Người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn trong chọn giống chủ yếu để: 
 a) Củng cố các đặc tính quý, tạo dòng thuần.
 b) Tạo giống mới.
 c) Kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần.
 d) Tạo ưu thế lai.
 2. Hiện tượng thoái hóa giống ở một số loài sinh sản hữu tính là do:
 a) Lai khác loài, lai khác chi.
 b) Lai khác giống, lai khác thứ.
 c) Lai khác dòng.
 d) Tự thụ phấn, giao phối cận huyết.
 3. Lai khác thứ có mục đích:
 a) Chỉ để sử dụng ưu thế lai.
 b) Chỉ để tạo giống mới.
 c) Để sử dụng ưu thế lai và tạo giống mới.
 d) Để cải tiến giống.
 4. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích:
 a) Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính
 b) Đánh giá vai trò của chất tế bào lên sự biểu hiện tính trạng.
 c) Phát hiện biến dị tổ hợp.
 d) Để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
 5. Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta dùng:
 a) Lai khác dòng đơn b) Lai kinh tế.
 c) Giao phối gần d) Lai khác dòng kép,
 6. Để tạo được một giống tốt, người ta thường tiến hành:
 a) Nhân giống trực tiếp đột biến có lợi.
 b) Nhân giống trực tiếp biến dị tổ hợp có lợi.
 c) Dựa vào biến dị tổ hợp, đột biến được đánh giá, chon lọc qua một thế hệ.
 d) Dựa vào biến dị tổ hợp, đột biến được đánh giá, chon lọc qua nhiều thế hệ.
Câu 2 (1,5điểm) 
Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2,3...để hoàn chỉnh câu sau:
 Nhân tố....(1)..............................là tất cả các nhân tố...(2)............................tới sinh vật. Các nhân tố sinh thái được chia thành....(3)................................nhóm các nhân tố sinh thái...(4)..............................và nhóm các nhân tố sinh thái sống. Nhóm nhân tố sinh thái sống bao gồm...(5)............................. con người và các nhân tố sinh thái....(6)..............................khác.
Câu 3 (1,5điểm) 
Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để viết các chữ ( a,b,c...) vào cột trả lời 
Cột A
Cỏc mối quan hệ
Cột B
Thể hiện
Trả lời
1. Cộng sinh
2. Hội sinh
3. Cạnh tranh
4. Kí sinh, nửa kí sinh
5. Sinh vật ăn sinh vật khác
a. Giun đũa sống trong ruột người
b. Cây nắp ấm bắt côn trùng
c. Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu
d. Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng
e. Địa y sống bám trên cành cây
g. Trên một cánh đồng lúa khi cỏ dại phát triển năng suất lúa giảm
1- ......
2- .......
3 .......
4- .......
5- .......
Câu 4 (1,0điểm) 
Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống ?
Câu 5 (1,0điểm) 
 a. Nêu khái niệm và ví dụ về khống chế sinh học. 
 b. Nguyên nhân và ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học là gì? 
Câu 6 (2,0 điểm) 
Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +560C, trong đó điểm cực thuận là +320C.
Hãy cho biết giới hạn chịu đựng trên và dưới của loài xương rồng nói trên.
Vẽ sơ đồ giới hạn nhiệt độ của loài xương rồng nói trên.
Câu 7 (1,5 điểm) 
Có một quần xã sinh vật gồm các loài: vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ.
Vẽ sơ đồ có thể có về mạng lưới thức ăn trong quần xã sinh vật đó. Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1.
Đáp án
Điểm
1 - a; 2 - d; 3 - c; 4-d; 5-b; 6-d; ( Mỗi ý đúng 0,25đ)
1,5
Câu 2.
Đáp án
Điểm
1. sinh thái; 2. tác động; 3. hai nhóm; 4. không sống; 5. nhân tố sinh thái; 6. các sinh vật ( Mỗi từ điền đúng 0,25đ)
1,5
Câu 3.
Đáp án
Điểm
1- c; 2- e; 3- d,g; 4-a; 5-b ( Mỗi câu ghép đúng 0,25đ)
1,5
Câu 4.
Đáp án
Điểm
- Nếu nhân giống thì sang thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện tính trạng.
1,0
Câu 5.
Đáp án
Điểm
a. Khái niệm hiện tượng khống chế sinh học 
- Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng tăng số lượng loài này kìm hãm sự phát triển số lượng cá thể của loài kia. (0,25 điểm)
- Ví dụ: Môi trường thuận lợi sâu bọ phát triển. Sự gia tăng số lượng sâu bọ dẫn đến số lượng chịm ăn sâu bọ tăng theo. Khi số lượng chim ăn sâu bọ tăng, số lượng sâu bọ giảm. ( 0, 25 điểm)
b. Nguyên nhân và ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học:
- Nguyên nhân: Trong quần xã hình thành mối quan hệ ding dưỡng loài này sử dụng loài khác làm thức ăn và lại bị loài khác nữa ăn " mối quan hệ khống chế số lượng lẫn nhau. ( 0,25 điểm)
- ý nghĩa: Số lượng cá thể mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng, từ đó toàn bộ quần xã cũng dao động trong thế cân bằng tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quẫn xã. ( 0,25 điểm)
1,0
Câu 6.
Đáp án
Điểm
giới hạn chịu đựng trên: +560C ( 0,5 điểm)
giới hạn chịu đựng dưới: 0oC ( 0,5 điểm)
Vẽ đúng sơ đồ ( 1,0 điểm)
2,0
Câu 7.
Đáp án
Điểm
Sơ đồ mạnh lưới thức ăn có thể có trong quần xó sinh vật.
 Dê Hổ
 Cỏ Thỏ Cáo VSV
 Gà Mèo rừng
Mắt xích chung: hổ, thỏ,cáo, gà, mèo rừng.
1,0
0,5
NGƯỜI BIÊN SOẠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Nguyễn Thị Thanh Tuyền

File đính kèm:

  • dockhiem tra 45p sinh 9.doc