Đề kiểm tra môn tiếng việt 9

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn tiếng việt 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra tiếng việt 9
Họ và tên:…………………………….
Lớp :……………………………


1, Câu văn “Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng , bánh giầy” có mấy từ đơn ?
A, 10 B, 11 C, 12 D, 13
2, Xếp những từ nẩy nở, gắt gỏng, chua chát, đưa đón, sâu sắc, ngậm ngùi, xì xào vào cột thích hợp !
Từ ghép
Từ láy



3, Liệt kê ra 5 từ trái nghĩa với từ vui vẻ:
……………………………………………………………………………………………………………..
4, Tìm 5 từ ghép có thể đảo ngược vị trí từ tố theo kiểu thương xót- xót thương mà nghĩa không thay đổi…………………………………………………………………………………..
5, Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ?
 A, 1 B, 2 C, 3 D, 4
6, Trong câu “ Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc” có mấy danh từ ?
 A, 5 B, 6 C, 7 D, 8
7, Từ in đậm trong câu thơ “ Thương thay cũng một kiếp người/Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi” thuộc từ loại nào ? 
 A, Trợ từ B, Quan hệ từ C, Thán từ D, Tình thái từ
8, Cụm “ lần xem này” là cụm ?
 A, Cụm danh từ B, Cụm động từ C, Cụm tính từ
9, Câu thơ “ Thà rằng liều một thân con/ Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây” – Truyện Kiều, sử dụng biện pháp tu từ nào ?
 A, ẩn dụ B, Hoán dụ C, Nhân hoá D, Chơi chữ
10, Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh mang tính ?
 A, Nhân hoá B, ẩn dụ C, Hoán dụ D, Điệp từ
11, Điệp ngữ có phải là thành phần câu không?
 A, Có B, Không
12, Chủ ngữ trong câu “ Tiếng suối chảy róc rách” là ?
 A, Tiếng suối B, Suối C, Tiếng suối chảy
13, Xác định thành phần câu trong câu văn sau :Tất cả quan chức nhà nước vào buổi 

sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ”

14, Trong câu thơ “ Có khi nào trên đường đời tấp nập/ Ta vô tình đi lướt qua nhau” có thành phần tình thái không?
 A, Có B, Không
15, Câu văn “ Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con” là câu ?
 A, Câu miêu tả B, Câu tồn tại
16, Câu thơ “ Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà” là câu?
 A, Câu đặc biệt B, Câu đơn bình thường C, Câu rút gọn.
17, Câu “ Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã” là câu ?
 A, Câu đơn B, Câu ghép
18, Quan hệ về nghĩa giữa các vế của câu “ Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm” là quan hệ ?
 A, Nhân – quả B, Nhượng bộ C, Tăng tiến D, Tiếp nối
19, Câu “ Tôi biết cây cầu này được người ta xây vào thế kỉ 18” là câu ?
 A, Câu chủ động B, Câu bị động.
20, Trong 2 câu “ Bác Thứ đâu rồi ? Bác Thứ làm gì đấy”, câu nào được dùng để hỏi ?
 A, Câu đầu B, Câu thứ 2 C, Cả 2 câu đều không dùng để hỏi
21, Trong 2 câu văn “ Không , chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra còn đói gì nữa” câu nào là câu phủ định bác bỏ, câu nào mang ý nghĩa bác bỏ ?
A, Câu đầu – phủ định bác bỏ, câu 2 mang ý nghĩa bác bỏ
B, Câu đầu mang ý nghĩa bác bỏ , câu 2 – phủ định bác bỏ
C, Cả 2 câu đều là câu phủ định bác bỏ
D, Cả 2 câu đều không phải là câu phủ định bác bỏ mà chỉ là những câu mang ý nghĩa bác bỏ.
22, Câu thành ngữ “ nói con cà con kê” vi phạm phương châm hội thoại nào ?
 A, PC lịch sự B, PC cách thức C, PC quan hệ D, PC về chất
23, Trong các câu sau , những câu nào chứa hàm ý ?
A, Bài thơ này mà hay à ?
B, Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? ( Nam Cao, Lão Hạc )
C, Ông hoạ sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc.
D, Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
24, Liệt kê 5 đại từ thường dùng trong phép thế :
……………………………………………………………………………………………..
25, Tìm từ có nghĩa rộng bao hàm nghĩa của các từ sau : truyện ngắn, tiểu thuyết , kịch, thơ,ca dao ………………………………………………………
26, Tìm từ thích hợp để hoàn thành trường từ vựng chỉ hoạt động trí tuệ của con người :…………………………………………………………………………………………………
27, Tìm các thành ngữ mang các ý nghĩa sau và điền vào chỗ thích hợp theo mẫu :
Mẫu : Căm phẫn uất ức -> thành ngữ : bầm gan tím ruột
- Nơi đất đai cằn cỗi hoang vu ->………………………………………..
- Phấn khởi , thoả mãn, sung sướng ->……………………………………
- Chạy thật nhanh -> …………………………………………
28, Trong tiếng Việt có bao nhiêu dấu câu ?
 A, 8 B, 9 C, 10 D, 11
29, Điểm khác nhau cơ bản về bản chất giữa dẫn gián tiếp và dẫn trực tiếp là gì ?. ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
30, Bản thân từ thuật ngữ trong khái niệm “ Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ” có phải là một thuật ngữ không ?
 A, Có B, Không

File đính kèm:

  • dockiem tra tieng viet(1).doc
Đề thi liên quan