Đề kiểm tra môn Tiếng việt Lớp 3 - Phòng GD&ĐT Hương Thủy

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Tiếng việt Lớp 3 - Phòng GD&ĐT Hương Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giám thị 1 :..........................................
Giám thị 2 :.........................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯƠNG THỦY
ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 60 phút 
Họ, tên thí sinh:......................................................Lớp.............
Số báo danh:..............Trường TH :............................................
Mã phách :
"
Mã phách :
Mã đề thi : 326
Điểm
Giám khảo 1 :..................................................
	Giám khảo 2 :..................................................
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 điểm)
	Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng cho mỗi câu hỏi sau :
Câu 1: Những cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau :
A. chậm chạp - từ tốn	B. độc ác - tàn bạo
C. từ tốn - hấp tấp	D. nhanh nhẹn - vội vã
Câu 2: Cặp từ nào dưới đây được dùng để tả trạng thái :
A. vạm vỡ - gầy gò	B. hèn nhát - dũng cảm
C. thật thà - gian xảo	D. sung sướng - đau khổ
Câu 3: Dòng nào dưới đây chưa phải là câu :
A. Xa xa về phía tây, vầng mặt trời đỏ ối đang từ từ lặn xuống
B. Đường rất trơn
C. Trên những cành cây cao, dưới những tia nắng ấm, những cánh lan rừng
D. Trên sân trường, dưới những gốc phượng già học sinh tung tăng chạy nhảy
Câu 4: Nhóm dấu câu nào dưới đây là thích hợp cho mỗi chỗ trống ở câu sau :
Chào cậu . Hôm nay sao mà cậu bảnh bao thế..Chúng mình cùng đến câu lạc bộ “Chữ Việt đẹp” đi.
A. (.) (?) (!)	B. (!) (?) (!)	C. (!) (?) (.)	D. (.) (!) (!)
Câu 5: Dấu (!) nào không đúng với các câu sau :
A. Làng quê mình đẹp quá ! Đẹp quá đi !	B. Chị mở dùm em cửa sổ nhé !
C. Trăng hôm nay sáng quá !	D. Mẹ ơi, quê nội mình ở đâu ạ !
Câu 6: Những cặp từ nào dưới đây đồng nghĩa với nhau :
A. hiu quạnh - vắng ngắt	B. đứng - ngồi
C. sáng rực - vàng rực	D. bình yên - yên lặng
Câu 7: Từ trong ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ trong ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào ?
A. Đó là một từ nhiều nghĩa.	B. Đó là hai từ đồng nghĩa.
C. Đó là hai từ đồng âm.	D. Đó là hai trái nghĩa.
Câu 8: Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào nào dưới đây ?
A. nàng tiên	B. tổ tiên	C. trước tiên	D. tiên đoán
"
Câu 9: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng chính tả ?
A. Ơ - gien pô - chi - ê	B. Ơ - gien Pô - Chi - Ê
C. Ơ - gien Pô - chi - ê	D. Ơ - gien Pô - Chi - ê
Câu 10: Trong chuỗi câu “Chiều nay đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành một hố sâu hoắm”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào ?
A. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.
B. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.
C. Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
Câu 11: Quan hệ từ trong câu nào dưới đây thể hiện quan hệ tăng tiến
A. Dù nhà nghèo nhưng bạn Nhung vẫn luôn gọn gàng, sạch sẽ.
B. Trời nắng như thiêu đốt nhưng các cô chú vẫn miệt mài gặt lúa.
C. Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được.
D. Chẳng những bạn Nhung luôn gọn gàng, sạch sẽ mà bạn còn học rất giỏi.
Câu 12: Từ “dày dặn” thuộc loại từ nào?
A. Danh từ	B. Tính từ	C. Động từ	D. Đại từ
Câu 13: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?
A. mạnh mẽ, muộn màng, mượt mà, muối mặt
B. suôn sẻ, sạch sẽ, sục sạo, sơ sài
C. lộng lẫy, lồng lộng, lấp ló, long lanh
D. tươi tắn, tươi tỉnh, tỉnh táo, táo tợn
Câu 14: Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép :
A. Mấy con gà con từ bụi cây dâm bụt ùa ra kêu chíu chít.
B. Ánh nắng ban mai tràn xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
D. Mưa lộp bộp trên mái nhà, mưa tí tách ngoài hiên.
Câu 15: Từ nào dưới đây không phải là tính từ :
A. giỏi giang	B. tươi tắn	C. xanh xao	D. lao xao
Câu 16: Từ nào dưới đây không phải là danh từ :
A. đầy đủ	B. chim chóc	C. đường sá	D. chùa chiền
Câu 17: Dấu hai chấm dùng để :
A. Dẫn lời nói trực tiếp.
B. Giải thích rõ thêm điều nêu ra ở trước đó.
C. Để dẫn lời câu hội thoại hoặc để liệt kê sự việc.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 18: Từ nào dưới đây là động từ :
A. ngóng trông	B. cá sấu	C. vườn tược	D. chim chóc
Câu 19: Quan hệ từ nào dưới đây là thích hợp để điền vào chỗ trống cho câu văn sau:
Trời chưa sáng hẳn .mọi người đã thức dậy để chuẩn bị ra đồng gặt lúa.
A. và	B. là	C. nhưng	D. thì
Câu 20: Từ nào dưới đây không phải là từ láy :
A. sáng sủa	B. tươi tốt	C. sum suê	D. lanh chanh
B. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm)
1. Tìm các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau : (2 điểm)
	Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
 2. Em hãy viết một bài văn ngắn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất. (8 điểm)
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docTIẾNG VIỆT TIỂU HỌC_TIẾNG VIỆT_326.doc