Đề kiểm tra môn: Vật lý lớp 6 – Học kì I (năm 2012 - 2013)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn: Vật lý lớp 6 – Học kì I (năm 2012 - 2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Vật Lý Lớp 6 – HKI (2012-2013) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Chữ kí Giám khảo Mã phách (Học sinh làm bài trực tiếp vào Đề) A./ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1: (3 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: 1/ Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài của cái bàn. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng? A) 2m B) 20dm C) 200cm D) 200,0cm 2/ Một con cò muốn uống nước trong một cái lọ. Nó dùng mỏ cắp từng viên sỏi thả vào trong lọ làm nước dâng lên. Thể tích nước dâng lên bằng: A) Thể tích của một hòn sỏi B) Thể tích nước trong lọ C) Tổng thể tích của các hòn sỏi D) Thể tích của cái lọ 3/ Dùng lực kế có thể đo trực tiếp đại lượng nào sau đây? A) Khối lượng hộp sữa B) Trọng lượng của túi đường C) Thể tích của chai nước D) Chiều dài của thửa ruộng 4/ Một xe ô tô có trọng tải 5 tấn thì có trọng lượng là bao nhiêu? A) 5N B) 500N C) 5 000N D) 50 000N 5/ Đơn vị hợp pháp của trọng lượng riêng trong hệ SI là: A) N/m2 B) N/m3 C) N/m D) N/kg 6/ Khi nói về khối lượng riêng của một chất, phát biểu nào sau đây là đúng? A) Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó B) Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét chất đó C) Khối lượng riêng của một chất là khối lượng chứa trong một mét vuông chất đó D) Khối lượng riêng của một chất là lượng chất chứa trong một mét vuông chất đó Câu 2: (2 điểm). Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: 7/ Giới hạn đo của thước là . ghi trên thước, còn độ chia nhỏ nhất của thước là . giữa hai vạch liên tiếp trên thước 8/ Để đo khối lượng riêng của một chất ta cần cân . của vật làm từ chất đó và đo . của vật, từ đó tính ra khối lượng riêng của chất đó. B./ PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Một bình chia độ có 15 vạch chia, chỉ số bé nhất và lớn nhất trên bình lần lượt là 0 và 150cm3. Người ta dùng bình này để hứng lượng nước tràn ra từ bình tràn khi đo thể tích của một vật có kích thước lớn. Mực nước hứng được ở bình chia độ ở vạch thứ 8. Hỏi thể tích vật có kích thước lớn đó là bao nhiêu? Câu 2 (3 điểm): Một kilôgam sữa đặc có thể tích 800cm3 a) Tính khối lượng riêng của sữa? b) Tính trọng lượng của thùng sữa 20 lít? BÀI LÀM PHẦN TỰ LUẬN TRƯỜNG THCS NHÔN PHÚ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2012 – 2013) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 -------------------------------------------- A./ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm). Câu 1: (3,0 điểm. Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C C B D B A Câu 2: (2,0 điểm. Mỗi cụm từ điền đúng 0,5 điểm) 7/ độ dài lớn nhất ; độ dài 8/ khối lượng ; thể tích B./ PHẦN TỰ LUẬN: (5điểm): Câu 1 (2 điểm). Vì bình chia độ có 15 vạch chia, chỉ số bé nhất và lớn nhất trên bình là 0 và 150cm3 nên khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp là 10cm3 (1 điểm) Do đó, nếu nước trong bình chia độ ở vạch thứ 8 thì thể tích của vật sẽ là 80cm3 (bằng thể tích nước hứng được trong bình chia độ) (1 điểm) Câu 2 (3 điểm). a) Khối lượng riêng của sữa: D = = 1250(kg/m3) (1 điểm) b) Trọng lượng riêng của sữa: d = 10.D = 10. 1250 = 12500(N/m3) (1 điểm) Trọng lượng của thùng sữa 20 lít: P = d.V = 12500. 0,02 = 250(N) (1 điểm) _________________________________________ Ghi chú : Điểm toàn bài được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số.
File đính kèm:
- KTHK I mon Vat li lop 6.doc