Đề kiêm tra một tiết Môn: Ngữ Văn 9

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiêm tra một tiết Môn: Ngữ Văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 9..... §Ò kiªm tra mét tiÕt 
 Môn: Ngữ văn 
 Điểm 
 Lời phê của giáo viên




 Đề bài:
I .Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm ) Chọn phương án đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng của phương án đó
Câu 1 : Dòng nào nhận định không đúng về tác phẩm “ Truyền kì mạn lục”?
Là tác phẩm viết bằng chữ Nôm.
Khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử của Việt Nam.
Truyền kì mạn lục có tất cả 20 truyện.
Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh nhưng gặp nhiều oan khuất, bất hạnh. 
Câu 2: Hình ảnh chiếc bóng trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” giữ vai trò gì trong câu chuyện.?
 A. Làm câu chuyện hấp dẫn. C. Là yếu tố truyền kì.
B.Thắt nút, mở nút câu chuyện. D. Thể hiện tính cách nhân vật.
Câu 3: Nhân vật chính trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” là: 
 A. Vũ Thị Thiết. B. Linh Phi. C. Trương Sinh D. Bé Đản .
Câu 4: Đọan trích “Cảnh ngày xuân” kết cấu theo trình tự nào sau đây?
 	 A. Theo trình tự không gian của cảnh du xuân 
 	 B. Theo trình tự nguyên nhân kết quả 
 	 C.Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân
 	 D.Kết hợp trình tự thời gian và không gian
Câu 5: Dòng nào nhận định không đúng về nghệ thuật của "Truyện Kiều"?
 A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện . 
 B. Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện . 
 C. Trình bày diễn biến sự việc theo lối chương hồi .
 D. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ hình tượng nhân vật tài tình .
Câu 6: Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã nói lên bao nỗi nhớ và buồn thương của Thuý Kiều. Đó là nỗi buồn thương và nhớ ai?
 A. Nhớ về tuổi thơ vui vẻ, hạnh phúc. 
 B. Nhớ quê nhà . 
 C. Nhớ hai em 
 D. Nhớ cha mẹ và Kim Trọng.
Câu 7: Truyện Kiều còn có tên gọi nào khác?
 A. Kim Vân Kiều Truyện. 
 B. Đoạn trường tân thanh. 
 C. Truyện Vương Thuý Kiều. 
 D. Truyện Kim Kiều.
Câu 8: Đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt nga" thể hiện khát vọng gì của tác giả? 
 A. Cứu người giúp đời. 
 B. Trở nên giàu sang phú quý. 
 C. Có công danh hiển hách. 
 D. Có tiếng tăm vang dội. 
Câu 9: Em hiểu câu thơ “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi.
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” mang ý nghĩa gì?
A. Phải biết quý trọng ân nghĩa. 
 B. Cuộc sống trong sạch, tự do, ngoài vòng danh lợi . 
 C. Cuộc sống nhỏ nhen, mưu danh, trục lợi .
 D. Thấy việc nghĩa không làm thì không phải là người anh hùng.
Câu 10 : Ý nào không đúng khi giới thiệu Hoàng Lê nhất thống chí?
 A. Là tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán.
 B. Viết theo thể chí- có 17 hồi.
 C. Là sáng tác của tập thể tác giả dòng họ Ngô Thì.
 D. Cuốn tiểu thuyết kết thúc ở việc Nguyễn Huệ lập nên triều Tây Sơn.
Câu 11: Nhận xét nào thể hiện rõ cách dụng binh tài giỏi của Quang Trung?
Tổ chức cuộc hành quân thần tốc giành thắng lợi
Giữ được bí mật tuyệt đối.
Sắp xếp quân tiền,hậu, tả, hữu, trung hợp lí.
Vừa hành quân vừa đánh giặc.
Câu 12: Trong lời phủ dụ tướng sĩ Nghệ An, vua quang Trung đã nhấn mạnh điều gì?
 A. Khắng định chủ quyền dân tộc. B. Không lắng nghe ý kiến của quần thần
 C. Một anh hùng dân tộc D. Kêu gọi sự nỗ lực nghĩa quân.
II. Phần tự luận: ( 7 điểm)
 Câu 1 : Chép thuộc lòng tám câu thơ cuối trong đoạn trích“ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. ( 2 đ )
 Câu 2: Tóm tắt tác phẩm“Truyện kiều” của Nguyễn Du. ( 2 đ )
 Câu 3 : Nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” có những vẻ đẹp nào? Nêu dẫn chứng minh họa. Thái độ của tác giả ở đây là gì? (3đ)

















Họ và tên..............................
Lớp 9.......... KIÊM TRA VĂN ( PHẦN TRUYỆN)
 (Thời gian:45’) 
 Điểm 
 Lời phê của thầy cô giáo




 Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Nội dung chính được thể hiện trong văn bản" Chiếc lược ngà" là:
A. Sự đoàn tụ của gia đình ông Sáu sau tám năm xa cách;
B. Tình cảm sâu sắc, cảm động tha thiết của cha con ông Sáu;
C. Nỗi day dứt ân hận của bé Thu khi chia tay cha;
D. Nỗi vui mừng của ông Sáu khi gặp được con.
Câu 2: “ Sau năm 1975, sáng tác của ông – đặc biệt là truyện ngắn- đã thể hiện những tìm tòi đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật...”, ông là ai?
A. Nguyễn Minh châu; C. Nguyễn Thành Long; 
B. Kim Lân; D. Nguyễn Quang Sáng.
Câu 3: Cảnh vật thiên nhien trong truyện “ Bến quê” được miêu tả theo trình tự nào?
A. Từ xa đến gần; B. Từ gần đến xa; C. Từ trong ra ngoài; D. Từ trên xuống dưới.
Câu 4: Những khám phá của riêng Nhĩ về bãi bồi bên kia sông Hồng đã đem đến cho anh tâm trạng gì?
A. Ngạc nhiên, sung sướng; C. Say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn; 
B. Buồn bã, trầm uất; D. Tự hào, hãnh diện
.Câu 5: Ý nào sau đây được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện “Bến quê”gửi đến người đọc
A. Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người;
B. Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, quê hương;
C. “ Quê hương là chùm khế ngọt”;
D. Trước khi ra đi hãy biết sống với quê hương của mình.
Câu 6: Sử dụng vai kể là nhân vật chính - Ngôi số 1 là truyện:
 A. Bến quê; B. Chiếc lược ngà; C. Lặng lẽ Sa Pa; D. Những ngôi sao xa xôi.
Câu7 :Truyện “ Những ngôi sao xa xôi ” của Minh Khuê được viết vào thời kỳ nào ?
A. Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang ác liệt;
B. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi;
C.Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp; 
D.Trong giai đoạn xây dựng, đổi mới đất nước. 
Câu 8 : Phương diện nào sau đây không được dùng để khắc hoạ nhân vật Phương Đinh.
A. Ngoại hình; B. Tâm trạng; C.Trang phục; D. Hành động.
Câu  9: Nội dung chính được thể hiện qua truyện “ Những ngôi sao xa xôi” của Minh Khuê là gì ?
A. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn;
B. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn;
C. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ;
D. Vẻ đẹp của người lính công binh trên con đường Trường Sơn.
Câu 10: Nét nghệ thuật thành công nhất của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là gì ?
A. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện;
B. Nghệ thuật trần thuật
C. Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật;
D. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật..
Câu 11 : Nhận xét nào sau đây nói về chân dung của  “Rô - bin - xơn ”?
 A. Kì dị, hài hước; B. Lố lăng, kệch cỡm; C. Kì cục, lập dị; D. Xấu xí, dị dạng.
Câu 12 :Tác giả muốn nói lên điều gì qua đoạn trích  “Rô - bin- xơn ngoài đảo hoang” 
A. Tái hiện cuộc sống thú vị của Rô – bin – xơn;
B Ca ngợi cái ăn mặc lạ lùng của Rô - bin – xơn;
C. Tái hiện cuộc sống khó khăn và tinh thần lạc quan của Rô - bin – xơn;
D. Miêu tả sự hài hước của Rô - bin - xơn.
Phần II: Trắc nghiệm tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1 : ( 2 điểm)
a. Nêu tình huống của truyện ‘Bến quê’’ ?
b. Tình huống truyện này có gì đặc sắc ?
Câu 2 : (2 đ): Phân tích những nét chung và riêng của các cô gái trong tổ trinh sát phá bom trong “ Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê.
Câu 3 :( 3 đ): Viết đoạn văn ngắn, phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật  “Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang”
Bài làm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Họ và tên.....................
Lớp 9................. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (Thời gian:45’)
 Điểm 
 Lời phê của thầy cô giáo



 Đề bài:
Phần I: TNKQ( 3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau: 
Câu 1: Phần in đậm trong câu “Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ” là:
A. Thành phần phụ chú; C. Thành phần tình thái;
B. Thành phần gọi- đáp; D. Thành phần cảm thán.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về khởi ngữ.
A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ;
B. Khởi ngữ còn gọi là đề ngữ;
C. Khởi ngữ là thành phần chính của câu;
D. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Câu 3.Câu nào sau đây không có khởi ngữ.
A. Cá này rán thì ngon; C. Tôi thì tôi xin chịu;
B. Nam Bắc hai miền ta có nhau; D. Về trí thông minh thì nó là nhất.
Câu 4. Thành phần biệt lập của câu là:
A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu;
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu;
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ chỉ thời gian, địa điểm...được nói tới trong câu;
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
Câu 5: Từ “có lẽ ” trong câu “ trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần:
A. Thành phần trạng ngữ; C. Thành phần bổ ngữ;
B. Thành phần biệt lập tình thái; D. Thành phần biệt lập cảm thán.
Câu 6: Nhận định nào không đúng về thành phần phụ chú?
A. Dùng để bổ xung một số chi tiết cho nội dung chính của câu;
B. Dùng để nêu thái độ của người nói;
C.Thường được đặt ở giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn;
D. Dùng để tạo lập hoặc duy trì giao tiếp.
Câu 7: Câu nào sau đây không có thành phần gọi – đáp.
A. Ngày mai anh phải đi rồi ư? 
 B. Ngủ ngon A - kay ơi, ngủ ngon A - kay hỡi! 
C. Thưa cô em xin phép đọc bài ạ!
D. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.
.Câu 8: Trong câu “ Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi”( trích chiếc lược ngà) thành phần phụ chú có quan hệ nào với từ ngữ trước đó?
A. Quan hệ bổ sung; C. Quan hệ điều kiện;
B. Quan hệ nguyên nhân; D. Quan hệ tương phản.
Câu 9: Câu nào sau đây có chứa hàm ý?
A. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão;
B. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn;
C. Lão cũng chỉ tầm ngầm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó;
D. Chẳng ai hiểu biết lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
Câu 10: Câu in đậm chứa hàm ý gi?
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ mấy giờ rồi?
A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ; C. Phê bình học sinh đó đi học muộn;
B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút; D. Hỏi học sinh đó bây giờ là mấy giờ.
Câu 11: Để sử dụng hàm ý, cần có những điều kiện nào?
A. Người nói ( người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói, còn người nghe ( người đọc) Phải có năng lực giải đoán hàm ý;
B. Người nghe ( người đọc) có trình độ văn hoá cao;
C. Người nói phải tuân thủ các phương châm hội thoại;
D. Người nói (người viết) phải biết sử dụng các phép tu từ.
Câu 12. Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?
A. Này, hãy đến đây nhanh lên! C. Mọi người, kể cả nó,đều nghĩ là sẽ muộn;
B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá! D.Tôi đoán chắc ngày mai anh sẽ đến.
Phần II: Trắc nghiệm tự luận ( 7 điểm)
Câu1:(1 điểm) Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
Câu 2:(2 điểm) Đặt câu. a. Một câu có thành phần biệt lập cảm thán.
 b. Một câu có thành phần khỡi ngữ.
Câu 3 (1điểm) Những câu sau đây có hàm ý như thế nào?
 a. Con bảo “ Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”.
 b. A. Thuỷ học có giỏi không?
 B. Bạn ấy hát chèo rất hay.
Câu 4: (3 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu) nói về cảm xúc của em sau khị học xong tác phẩm “Chiêc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng trong đó có chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
Hết










File đính kèm:

  • docde kiem tra cua hoc sinh ngon ngon.doc