Đề kiểm tra một tiết môn Sinh 7

doc30 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra một tiết môn Sinh 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
MÔN SINH 7
I/. Trắc nghiệm khách quan ( 3 đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng: 
1.Trùng roi xanh di chuyển về phía ánh sáng nhờ
A.roi và điểm mắt B.Hạt diệp lục
C.hạt dự trữ D.không bào co bóp
2.Những động vật nguyên sinh nào sau đây làm thức ăn cho động vật ở nước?
A.Trùng kiết lị ,trùng sốt rét B.Trùng lỗ, trùng bào tử
C.Trùng giày, trùng roi D.Trùng sốt rét, trùng roi
3.Thức ăn của trùng sốt rét là
A.chất dinh dưỡng ruột B.vi khuẩn 
C.vụn hữu cơ D.hồng cầu
4.San hô thích nghi với lối sống
A.bám B.kí sinh 
C. di chuyển chậm D.di chuyển nhanh
5.Cơ thể thủy tức có hình
A.trụ, đối xứng 2 bên B.trụ ,không đối xứng
C.dù D.trụ, đối xứng tỏa tròn
6.Giun kim ký sinh ở 
A.ruột non B.tá tràng
 C.ruột già D.máu
7.Giun đũa xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua 
A.da B. ăn uống
C.máu D.vật chủ trung gian
8.Trong số các đặc điểm chung của ngành Giun dẹp ,đặc điểm dễ dàng nhận biết chúng là
A.cơ thể dẹp ,đối xứng 2 bên B.giác bám phát triển
C.ruột phân nhánh D.chưa có hậu môn
9.Hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đốt là
A. tiêu hóa B. sinh sản
C.thần kinh D.tuần hoàn
10.Hệ thần kinh của giun đất có dạng
A.mạng lưới B.chuỗi hạch
C.hình ống D.hình sao
11.Đại diện nào sau đây thuộc ngành Giun dẹp?
A.Giun đất, giun đỏ B.Giun chỉ, giun móc câu
C.Sán dây, sán lá gan D.Đỉa, vắt
12.Máu giun đất có màu 
A.đỏ vì có huyết sắc tố B.vàng vì giun đất sống trong đất
C.không màu vì chưa có huyết sắc tố D.xanh vì mang sắc tố chứa đồng
II.Tự luận: ( 3 đ)
1.Trình bày cách xử lý mẫu giun đất để quan sát.
2.Trình bày cấu tạo trong của giun đất.Hệ cơ quan nào mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất?
3.Lợi ích của giun đất trong trồng trọt như thế nào?
4.Trình bày vòng đời của giun đũa.Nêu tác hại và cách phòng chống bệnh giun đũa. 
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN SINH 8
I.Trắc nghiệm khách quan:(3 đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng:
1.Tế bào mô cơ vân có đặc điểm:
A.Tế bào dài nhiều nhân,có vân ngang B.Tế bào hình thoi đầu nhọn,chỉ có 1 nhân
C Tế bào phân nhánh,có nhiều nhân C.Tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền
2.Chức năng của mô thần kinh là:
A.Nâng đỡ liên kết các cơ quan B.Co dãn tạo nên sự vận động
C.Bảo vệ hấp thụ và tiết D.Điều hòa hoạt động các cơ quan
3.Phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là
A.cung phản xạ B.vòng phản xạ
C.phản xạ D.cảm ứng
4.Xương to ra là nhờ :
A.màng xương B.sụn đầu xương
C.sụn tăng trưởng D.mô xương cứng
5.Khoang xương có vai trò:
A.Giảm ma sát trong khớp xương B.Chịu lực đảm bảo vững chắc
C.Giúp xương to ra về bề ngang D.Chứa tủy đỏ ở trẻ em,tủy vàng ở người lớn
6.Máu gồm các thành phần cấu tạo:
A.Hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu B.Huyết tương và tế bào máu
C.Huyết tương và hồng cầu C.Tiểu cầu và bạch cầu
7.Loại tế bào máu tham gia vào quá trình đông máu:
A.Hồng cầu B.Bạch cầu
C.Tiểu cầu D.Huyết tương
8.Loại bạch cầu tham gia vào sự thực bào:
A.Bạch cầu trung tính,đại thực bào B.Tế bào B
C.Tế bào T D.Bạch cầu ưa kiềm
9.Máu có kháng nguyên AB có thể truyền dược cho người có nhóm máu
A. O B.A C.B D.AB
10.Khi tâm thất co nơi máu được bơm tới là
A.động mạch chủ B.Tâm nhĩ trái
C.dộng mạch phổi D.Tâm nhĩ phải
11.Lực đẩychủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch được tạo ra từ dâu?
A.Do tâm thất co B.Do tâm nhĩ dãn
C.Do sự co bóp của các cơ quanh thành mạch
D.Do sự phối hợp hoạt động của tim và hệ mạch
12.Bắp cơ có cấu tạo
A.gồm nhiều sợi cơ B.Gồm nhiều bó cơ
C.gồm nhiều tơ cơ D.Gồm nhiều tiết cơ
II.Tự luận:(7đ)
1.Bộ xương người có đặc điểm gì tiến hóa hơn xương thú?Để cơ xương phát triển cân đối khỏe mạnh em cần làm gì?
2. Khi truyền máu cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
3. Huyết áp là gì? Vì sao nói huyết áp là chỉ số biểu thị cho sức khỏe?
4.Trình bày cách sơ cứu,băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay 
Tuần 16 Ngày soạn: 24/11/09
Tiết 31 Ngày dạy: 30/11/09 
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Thông qua các bài tập trắc nghiệm,tự luận giúp HS củng cố khắc sâu các kiến thức về hệ tiêu hóa.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy tổng hợp kiến thức.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
Học tập yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV:Bảng phụ, phiếu học tập.
HS:Ôn tập các kiến thức chương V.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
VB: GV nêu mục tiêu của bài.
Hoạt động 1:Bài tập trắc nghiệm khách quan ( 23 phút)
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
- Yêu cầu HS:Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng:
1. Loại thức ăn được biến đổi hóa học ở khoang miệng là:
A. đường B.Tinh bột
C. Protein D. Lipit
2. Enzim amilaza hoạt động được trong diều kiện:
A. pH=7,2;100 độC B. pH=6,5;37độ C
C. pH=7,2;37độ C D. pH=3;37độ C
3. Ở dạ dày biến đổi lý học có tác dụng:
A .phân giải protein thành chất đơn giản.
B. phân giải tinh bột thành chất đơn giản.
C. phân giải các chất trong thức ăn thành các chất đơn giản.
D. hòa loãng đảo trộn thức ăn.
4. Biến đổi thức ăn chủ yếu ở ruột non là:
A. hóa học. B. lý hoc.
C. lý học và hóa học D. đảo trộn thức ăn.
5. Dạ dày có mấy lớp cơ?
A. 2 lớp B. 3 lớp
C. 4 lớp D. 5 lớp
-Treo tranh câm:Các cơ quan tiêu hóa.cho HS điền chú thích.
-Yêu cầu Hs:Nối vế trái với vế phải để có câu trả lời đúng:
Cột A
Cột B
1. Biến đổi hóa học ở khoang miệng
2. Biến đổi hóa học ở dạ dày
3. Biến đổi hóa học ở ruột non
A. Gluxit- đường đơn; Protein- axitamin; Lipit-axit béo + glyxerin
B. Một phần tinh bột chín- Mantozơ
C. Protein chuỗi dài- chuỗi ngắn
- 1HS lên làm bài tập.Lớp nhận xét,bổ sung.
ĐA:1B,2C,3D,4A,5C.
- Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
- Đáp án: 1B; 2C; 3A; 
Hoạt động 2: Tự luận ( 15 phút)
Học động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Ruột non có cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?
+ Có mấy con đường hấp thụ chất dinh dưỡng ? Vai trò của gan.
+ Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa vá các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa.
- Các nhân nhớ lại kiến thức cũ. Một vài học sinh trình bày các học sinh khác bổ sung
IV. Củng cố ( 5 phút)
Nối vế trái với vế phải để có câu trả lời đúng.
Cột A
Cột B
1. Protein
2. Gluxit
3.Lipit
4. Nước
5. Muối khoáng
6. Vitamin
A. Axit béo+ glixerin
B. Nước
C. Vitamin
D. Axit amin
E. Đường đơn
G. Muối khoáng
V. Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)
Chuẩn bị bài 31: Tìm hiểu trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài và trao đồi chất giữa tế bào và môi trường trong
	* Rút kinh nghiệm:
Tuần 16 Ngày soạn:
Tiết 32 Ngày dạy:
Chương VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
- Trình bày được mối liên quan giữa trao đổi chất của cơ thể với trao đổi chất ở tế bào.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. 
- Quan sát liên hệ thực tế.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh H 31.1,2
- HS: Soạn bài
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
VB: Em hiểu thế nào là trao đổi chất ? Vật không sống có trao đổi chất không? Trao đổi chất ở người diễn ra như thế nào? 
Hoạt động 1: Trao đổi chất giữa cơ thề và môi trường ngoài ( 15 phút)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Yêu cầu HS quan sát H 31.1 để trả lời câu hỏi? 
+ Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường biểu hiện như thế nào? 
+ Cho HS hoàn thành bảng các cơ quan và vai trò của sự trao đổi chất. 
+ Treo bảng phụ để HS lên điền 
+ Theo dõi, hoàn chỉnh
- Quan sát hình vẽ + kiến thức cũ nêu: Lấy các chất cần thiết, thải cacbonic vá chất cặn bã
+ Vận dụng hiểu biết của bản thân hoàn thành bảng. 
- Một vài học sinh lên làm bài tập, lớp bổ sung.
* Tiểu kết:
Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng, oxi qua hệ tiêu hóa , hô hấp. Đồng thới tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí cacbonic từ cơ thể thải ra.
Hoạt động 2: Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong ( 15 phút)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H 31.2 trả lời câu hỏi: 
+ Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào? 
+ Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì? Và đưa tới đâu? 
+ Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào? 
- Theo dõi hoàn thiện kiến thức
- Dựa vào thông tin hình vẽ + vận dụng kiến thức. Thảo luận nhóm trả lời:
+ Máu mang oxi, chất dinh dưỡng qua nước mô đến tế bào 
+ Sản phẩm đó qua nước mô vào máu đến hệ hô hấp, bài tiết và thải ra ngoài.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* Tiểu kết:
- Các chất dinh dưỡng và oxi tiếp nhận từ máu và nước mô được sử dụng cho các hoạt động sống. Đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong đưa tới cơ quan bài tiết, cacbonic được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể
với trao đổi chất ở cấp độ tế bào ( 8 phút)
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh
- Yêu cầu HS quan sát H 31.2 trả lời câu hỏi: nêu mối liên hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào
- Theo dõi chốt lại kiến thức. 
- Quan sát hình vẽ + kiến thức mục I, II . Thảo luận nhóm và trả lời
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Tiểu kết:
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể cung cấp dinh dưỡng và oxi cho tế bào, nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, cacbonic thải ra môi trường ngoài.
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất. Như vậy trao đổi chất ở hai cấp độ có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. 
IV. Củng cố: (5 phút)
Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ giữa chúng.
V. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút)
- Học bài, trả lới câu hỏi 1, 2 SGK.
- Chuẩn bị bài 32: Tìm hiểu đồng hóa, dị hóa, chuyển hóa cơ bản, cơ chế điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.
* Rút kinh nghiệm:
 §Ò 1:
I.Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm )
 * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
1.Động vật nguyên sinh nào sau đây di chuyển nhờ lông bơi?
 A.Trùng roi. B. Trùng giày.
 C.Trùng biến hình. D. Trùng sốt rét.
 2.Trùng roi sinh sản bằng cách 
 A.phân đôi. B.tiếp hợp.
 C.phân đôi,tiếp hợp. D.phân nhiều.
 3. Tế bào mô cơ –tiêu hóa có vai trò gì trong thành cơ thể thủy tức?
 A.Sinh sản. B. Bảo vệ,vận động.
 C. Tự vệ,tấn công. D.Tiêu hóa thức ăn.
4. Đại diện nào của ruột khoang sống cộng sinh với tôm ở nhờ?
 A. Thủy tức. B. Sứa.
 C.Hải quỳ. D. San hô.
 5. Sán lông, sán lá gan được xếp vào ngành Giun dẹp vì
 A. mắt và lông bơi B.giác bám phát triển
 C. cơ quan sinh dục phát triển. D.cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên.
 6. Đặc điểm nào giúp giun đũa tiêu hóa thức ăn nhanh?
 A. Ruột thẳng từ miệng tới hậu môn.
 B.Ruột phân nhánh,chưa có hậu môn.
 C.Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển.
 D. Có lớp cuticun bọc ngoài cơ thể.
7. Khi mổ giun đất thấy thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra,đó là
 A. dịch thể xoang. B. chất nhờn.
 C.dịch ruột. D. máu giun.
 8.Mực thích nghi với lối sống
 A. chui rúc. B. ký sinh.
 C. bò chậm chạp. D.bơi nhanh.
 9. Ốc sên tự vệ bằng cách
 A. rúc mình vào vỏ. B.lẫn trốn.
 C.tiết chất nhờn D. bò nhanh.
 10. Vỏ trai có mấy lớp?
 A. 1 lớp. B.2 lớp. C.3 lớp. 4 lớp.
 11.Các đại diện nào sau đây thuộc lớp Sâu bọ?
 A.Cua nhện,mọt ẩm. B.Châu chấu,chuồn chuồn.
 C.Ve bò,bọ cạp D. Chân kiếm,rận nước.
 12. Muốn thấy hệ thần kinh tôm em cần quan sát ở
 A.mặt lưng tôm. B.phía đầu tôm.
 C. mặt bụng tôm. D.phía đuôi tôm.
II.Tự luận: ( 7 điểm )
Câu 1: Trình bày các bước mổ giun đất để quan sát cấu tạo trong.(2đ )
Câu 2: Vì sao ở nước ta,tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa cao? Để phòng bệnh giun đũa em cần làm gì?(2 đ)
Câu 3: Cơ thể trai có đặc điểm gì thích nghi với lối sống?(1 đ)
Câu 4: So sánh sự giống và khác nhau giữa sâu bọ và giáp xác.(2 đ)
Đề 2:
I.Trắc nghiệm khách quan:(3 đ)
* Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
1. Những động vật nguyên sinh sống ký sinh:
A. Trùng roi,trùng giày. B. Trùng biến hình,trùng lỗ.
B.Tập đoàn trùng roi,trùng sốt rét. D. Trùng kiết lị,trùng sốt rét.
2. Trùng giày sinh sản bằng cách
A. phân đôi. B. tiếp hợp.
C. mọc chồi. D. phân đôi,tiếp hợp.
3. Tế bào gai trong thành cơ thể thủy tức có vai trò
A. tự vệ,bắt mồi. B. sinh sản.
C.tiêu hóa thức ăn. D. co dãn tạo nên sự vận động.
4. Đại diện nào của ruột khoang sống thành tập đoàn?
A. Thủy tức. B. Sứa. C. San hô. D. hải quì.
5. Giun dẹp ký sinh có thêm đặc điểm:
A. Cơ thể dẹp,đối xứng 2 bên. 
 B. Phân biệt đầu, đuôi ,lưng, bụng.
 C. Giác bám, cơ quan sinh sản phát triển.
 D. Chưa có hậu môn.
 6.Lớp vỏ cuticun bọc ngoài của giun đất có tác dụng
 A. như bộ áo giáp chống lại sự tấn công của kẻ thù.
 B. như bộ áo giáp tránh bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa ở ruột non.
 C. giúp bám chắc của nội tạng vật chủ.
 D.giúp tiêu hóa nhanh và nhiều.
 7. Khi mổ giun đất thấy giữa thành ruột và thành cơ thể có 1 khoang trống chứa dịch .Đó là
 A. dịch ruột. B. thể xoang.
 C.dịch thể xoang. D. máu giun.
 8. Trai thích nghi với lối sống
 A. tự do,chui rúc. B. bò chạm chạp.
 C.bơi nhanh. D. ký sinh.
 9.Ốc sên có hại cho cây trồng vì:
 A. Đào lỗ đẻ trứng phá hại rễ cây.
 B. Ăn thực vật.
 C. Là vật chủ trung gian truyền bênh cho cây.
 D. Khi bò,chất nhờn làm chết cây.
 10. Mực,bạch tuộc có vỏ đá vôi tiêu giảm vì:
 A.Di chuyển tích cực. B.Di chuyển chậm chạp.
 C. chui rúc trong cát. D.Có túi mực.
 11. Những đại diện nào sau đây thuộc lớp Hình nhện?
 A. Châu chấu ,chuồn chuồn. B. Bọ cạp,ve bò.
 C.Cua,tôm ở nhờ. D.Rận nước,chân kiếm.
 12. Muốn thấy đai sinh dục của giun đất em cần quan sát ở
 A. phần đầu giun. B. phần đuôi giun.
 C. Giữa lưng giun. D. mặt bụng,phần đuôi giun.
 II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Trình bày các bước mổ giun đất để quan sát cấu tạo trong.(2 đ)
Câu 2: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì với môi trường nước?(1,5 đ)
Câu 3: Lớp Sâu bọ có đặc điểm gì giống và khác lớp Hình nhện?(2 đ)
Câu 4: Nêu vai trò thực tiễn của giáp xác.(1,5 đ)
	 Đề 1	
I.Trắc nghiệm khách quan:(7 điểm)
*Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
 1. Cấu trúc giúp tế bào trao đổi chất với môi trường:
 A.Màng sinh chất B.Chất tế bào.
 C.Nhân D.Màng sinh chất và nhân.
 2. Phản xạ là
 A. phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường nhờ các chất hóa học.
 B. là khả năng trả lời kích thích.
 C.là khả năng thu nhận kích thích.
 D. là phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
 3. Xương gồm
 A. cốt giao. B.cốt giao và muối khoáng.
 C. muối khoáng. D. chất vô cơ.
 4. Nguyên nhân gây ra sự mỏi cơ là do
 A. cơ thể được cung cấp quá nhiều ôxi .
 B. cơ thể không cung cấp đủ ôxi .
 C.cơ không hoạt động.
 D. luyện tập quá nhiều.
 5.Bạch cầu có đặc điễm:
 A. Màu hồng,hình đĩa lõm 2 mặt. B. Là phần lỏng màu vàng nhạt.
 C. trong suốt,có nhân. D.Là các mảnh chất của tế bào sinh tiểu cầu.
 6. Loại tế bào máu tham gia vận chuyển ôxi và cacbônic:
 A. Hồng cầu B. Bạch cầu.
 C.Tiểu cầu D. Huyết tương.
 7. Đặc điểm nào trong hệ hô hấp có tác dụng làm ấm không khí đi vào phổi?
 A. Phổi có nhiều phế nang với mạng lưới mao mạch dày đặc.
 B. Họng có nhiều tuyến amidan và tuyến V.A.
 C. Khí quản có lớp niêm mạc tiết chất nhày.
 D. Mũi có mạng lưới mao mạch dày đặc.
 8.Trong quá trình hô hấp,sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài diễn ra ở
 A. khí quản. B. phổi.
 B. mũi. D. thanh quản. 
 9.Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em cần
 A. nắn lại chỗ xương gãy và băng bó cho nạn nhân.
 B. nắn lại chỗ xương gãy rồi đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
 C. đặt nạn nhân nằm yên,dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau vết thương,sơ cứu và băng bó cho nạn nhân rồi đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
 D. dùng băng y tế băng bó ngay cho nạn nhân.
 10. Những vết thương chảy máu ở đâu mới dùng biện pháp buộc garô?
 A. Bụng. B. Cổ C.Đầu D.Tay,chân. 
 11. Enzim amilaza trong nước bọt có tác dụng biến đổi 
 A. tinh bột thành đường mantôzơ. B. gluxit thành đường đơn.
 C. lipit thành axit béo + glixêrin D. prôtêin thành axit amin.
 12. Loại thức ăn nào bị biến đổi về mặt hóa học ở ruột non?
 A. Prôtêin. B. Gluxit C. Lipit D. Prôtêin,gluxit,lipit.
II. Tự luận: (7 điểm )
Câu 1: So sánh 2 phương pháp hô hấp nhân tạo.(2 đ)
Câu 2: Huyết áp là gì? Vì sao nói huyết áp là chỉ số biểu thị cho sức khỏe?(1 đ)
Câu 3: Trình bày các con đường hấp thụ và vận chuyển các chất. Gan đóng vai trò gì trong sự hấp thụ?(2 đ)
Câu 4: Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại. Em cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ở lớp,ở trường?(2 đ)
 Đề 2:
I.Trắc nghiệm khách quan:(3 điểm) 
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đàu câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
 1.Tế bào mô cơ vân có dặc điểm:
 A. Tế bào dài, nhiều nhân, có vân ngang. C. Tế bào dài xếp thành lớp, thành bó
 B. Tế bào hình thoi đầu nhọn, chỉ có một nhân. D. Tế bào nằm rải rác trong chất nền
 2. Cung phản xạ là
 A. con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh.
 B. con đường mà xung thần kinh truyền từ trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.
 C. con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.
 D. con đường mà xung thần kinh truyền từ trung ương thần kinh qua cơ quan thụ cảm đến cơ quan phản ứng.
 3. Hiện tượng chạm tay vào vật nóng rụt tay lại và chạm tay vào cây trinh nữ cụp lá lại có gì giống nhau?
 A. Đều là phản xạ ở sinh vật. C. Đều là phản ứng ở sinh vật
 B. Đều là cảm ứng ở sinh D. Đều là sự trạ lời kích thích của môi trường
 4. Xương dài có cấu tạo gồm
 A. Đầu xương và thân xương C. Đầu xương và mô xương xốp
 C. Đầu xương và khoang xương D. Đầu xương và màng xương
 5. Hồng cầu có đặc điểm:
 A. Màu hồng, hình đĩa lõm hai mặt, không nhân. C. Là các mảnh chất của tế bào mẹ sinh tiểu cầu
 B. Trong suốt, có nhân D. Là phần lỏng màu vàng nhạt
 6. Loại tế bào máu tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu:
 A.Hồng cầu B. Bạch cầu
 C. Tiểu cầu D. Huyết tương
 7. Đặc điểm nào trong cấu tạo của hệ hô hấp làm tăng diện tích trao đổi khí?
 A. phổi có nhiều phế nang với mạng lưới mao mạch dày đặc
 B. Mũi có mạng lưới mao mạch dày đặc
 C. Họng có nhiều tuyến amidan và tuyến V.A
 D.Khí quản có nhiều lớp niêm mạc tiết chất nhày
 8. Hiệu quả hô hấp sẽ tăng khi
 A. thở bình thường C.Tăng nhịp thở
 B. thở sâu D. Thở bình thường, tăng nhịp thở
9. Khi sơ cứu cho người bị gãy xương cẳng tay trước hết em cần:
 A. Đặt 2 nẹp gỗ vào 2 bên chỗ xương gãy.
 B. Dùng 1 nẹp gỗ đỡ lấy cẳng tay.
 C. Nắn lại chỗ xương gãy rồi dùng băng băng từ trong ra cổ tay.
 D. Nắn lại chỗ xương gãy rồi dùng băng băng từ cổ tay vào trong.
 10. Khi buộc garô cần chú ý:
 A. Buộc chặt gần sát nhưng cao hơn vết thương về phía tim.
 B. Buộc lỏng gần sát nhưng cao hơn vết thương về phía tim.
 C. Buộc chặt gần sát nhưng dưới vết thương.
 D. Buộc chặt trên vết thương.
 11. Enzim amilaza trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện:
 A. pH = 7,2 ; t0 = 1000 C B. pH = 7,2 ; t0 = 370 C
 C. pH = 3 ; t0 =370 C D. pH = 6,5 ; t0 = 370 C
 12. Loại thức ăn nào được biến đổi về mặt hóa học ở dạ dày?
 A. Prôtêin B. Gluxit
 C.lipit D. Vitamin
II. Tự luận: (7 điểm )
 Câu 1: Ruột non có cấu tạo như thế nào phù hợp với vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng?(2 đ)
 Câu 2: Chảy máu động mạch và tĩnh mạch có gì khác nhau về biểu hiện và cách xử lý?(2 đ)
 Câu 3: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?(2 đ)
 Câu 4: Với khẩu phần ăn đầy đủ chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì các thành phần chất sau khi tiêu hóa ở ruột non là gì?(1 đ)
ĐÁP ÁN SINH 7
ĐỀ 1
I.Trắc nghiệm khách quan:(3đ)
1B 2A 3D 4C 5D 6A 7D 8D 9A 10C 11B 12C
 (0,25đ/ý)
II. Tự luận:(7đ)
Có 4 bước (0,5đ/bước).
-Do môi trường sống và trình độ vệ sinh còn thấp.Nhà vệ sinh ở nhiều nơi chưa đạt tiêu chuẩn nên ruồi nhặng nhiều.Chúng đem trứng giun góp phần phát tán rộng rãi(1đ)
-Phòng: Ăn uống hợp vệ sinh.Giữ vệ sinh cá nhân.Vệ sinh môi trường.Tẩy giun định kỳ.(1đ)
 3.Đầu tiêu giảm ,chân hình lưỡi rìu.cơ thể được bảo vệ bởi 2 mảnh vỏ.Cơ thể gồm:Ngoài là áo,giữa là mang,trong là thân,phía ngoài là chân.(1,5đ)
 4.Giống:Có vỏ kitin bọc ngoài, chân phân đốt khớp động,tăng trưởng qua lột xác.(1đ)
 Khác:(1đ)
 -Sâu bọ:Cơ thể gồm 3 phần,đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.Hô hấp bằng ống khí.
 -Giáp xác:Cơ thể gồm 2 phần,đầu có 2 đôi râu,ngực có 5 đôi cân,không có cánh.Hô hấp bằng mang. 
ĐÁP ÁN SINH 7
 ĐỀ 2
I.Trắc nghiệm khách quan(3đ)
 1D 2D 3A 4C 5C 6B 7B 8A 9B 10A 11B 12A
 (0,25đ/ý)
II.Tự luận:(7đ)
 1.Có 4 bước.(0,5đ/bước)
 2. Trai lọc nước lấy cặn vẩn trong nước làm thức ăn góp phần lọc sạch môi trường nước.Vì cơ thể trai như 1 máy lọc sống.(1,5đ)
 3. -Giống:có vỏ kitin bọc ngoài,chân phân đốt khớp động,tăng trưởng qua lột xác.(1đ)
 -Khác:(1đ)
 Sâu bọ: Cơ thể có 3 phần,đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.Hô hấp bằng ống khí.
 Hình nhện:Cơ thể có 2 phần,đầu không có râu,ngực có 4 đôi chân,không có cánh.Hô hấp bằng phổi và ống khí.
 4.Mặt lợi:(1đ)
 Mặt hại: (1đ)
ĐÁP ÁN SINH 8
 ĐỀ 1
I.Trắc nghiệm khách quan: (3đ)
 1A 2D 3B 4B 5C 6A 7D 8B 9C 10D 11A 12D (0,25đ/ý)
II.Tự luận: (7 đ)
 1.Giống:(1đ) -Phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân.
 -Thông khí với nhịp 12-20 lần/ phút,lượng khí vào phổi mỗi nhịp là 200ml.
 Khác: (1đ) -Hà hơi thổi ngạt: Dùng miệng trực tiếp đưa không khí vào phổi nạn nhân. 
 -Ấn lồng ngực: Gián tiếp đưa không khí vào phổi nạn nha6nqua lực ép vào lồng ngực.
 2. Huyết áp.(0,5đ)
 Huyết áp trung bình của 1 người bình thường là 90 mmHg (tối thiểu)- 120 mmHg (tối đa).Nếu thấp hơn 90mmHg (tối thiểu) hoặc cao hơn 140 mmHg sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý.
 3.Đường máu: (0,75đ)
 Đường bạch huyết: (0,75đ)
 Vai trò của gan: (0,5đ)
 4.Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.(1đ)
 Trồng cây xanh,giữ vệ sinh trong và ngoài phòng học,vệ sinh sân trường,không vứt rác,khạc nhổ bừa bãi.Tuyên truyền ,nhắc nhở các bạn cùng tham gia(1đ)
ĐÁP ÁN SINH 8
 ĐỀ 2
I.Trắc nghiệm khách quan: (3đ)
 1A 2C 3D 4A 5A 6C 7A 8B 9B 10A 11B 12A (0,25đ/ý)
II. Tự luận: (7 đ)
1. - Lớp niêm mạc ruột non . (0.75đ) 
 - Ruột non rất dài  (0.5đ)
 - Ruột non có mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết  ( 0.75đ)
2. Khác: 
*Biểu hiện:(0,5đ)
-Chảy máu tĩnh mạch: Nhiều ,chậm.
-Chảy máu động mạch:Nhiều phun thành tia.
*Cách xử lý:
-Chảy máu tĩnh mạch:Dùng ngón tay cái bịt miệng vết thương,sát trùng,băng bó.
-Chảy máu động mạch:Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương về phía tim rồi bóp mạnh cho máu ngừng chảy (nếu ở tay chân thì buộc garô) , sát trùng và băng bó.
3. - CO: Làm cơ thể thiếu Oxi  ( 0.5đ)
 - NOx: gây viêm sưng lớp niêm mạc cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ( 0.75đ)
 - Nicotin: Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lộc sạch không khí,có thể gây ung thư phổi. ( 0.75đ)
4. Đường đơn, axit béo + glixerin, axitamin, muối khoáng, vitamin, nước ( 1đ)
MA TRẬN ĐỀ II ( SINH 7)
Nội dung, kiến thức, kỹ năng cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Ngành Động vật nguyên sinh
C1,2
(0.5đ)
2. Ngành Ruột khoang
C4 (0.25đ)
C3 (0.25đ)
3. Các Ngành giun
C1
(2đ)
C5,6,7,12
(1đ)
4. Ngành Thân mềm
C8,9
(0.5đ)
C10 (0.25đ)
C2 (1.5đ)
5. Ngành Chân Khớp
C11 (0.25đ)
C4 (1.5đ)
C3
(2đ)
Tổng số câu
6
2
2
4
1
1
Tổng số điểm
1.5
0.5
3.5
1
1.5
2
Tỷ lệ
15
5
35
10
15
20
TuÇn 18 Ngµy so¹n:1/12/2009
TiÕt 36 Ngµy d¹y:24/12/2009
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
I Môc tiªu:
1. KiÕn thøc:
Còng cè kh¾c sau c¸c kiÒn th­c träng t©m cña phÇn §VKXS
RÌn kü n¨ng t­ duy, tæng hîp kiÕn thøc 
3. Th¸i ®é:
NghiÖm tóc, tù gi¸c lµm bµi
MA TRẬN ĐỀ I ( SINH 7)
Nội dung, kiến thức, kỹ năng cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Ngành Động vật nguyên sinh
C1,2
(0.5đ)
2. Ngành Ruột khoang
C3,4 
(0.5đ)
3. Các Ngành giun
C5,6,7
(0.75đ)
C1 (2đ)
C2 
(2đ)
4. Ngành Thân mềm
C8,9
(0.5đ)
C10 (0.25đ)
C3 
(1đ)
5. Ngành Chân Khớp
C11 (0.25đ)
C12 (0.25đ)
C4
(2đ)
Tổng số câu
5
6
1
1
2
1
Tổng số điểm
1.25
1.5
2
0.25
3
2
Tỷ lệ
12.5
15
20
2.5
30
20
TuÇn 18 Ngµy so¹n:1/12/2009
TiÕt 36 Ngµy d¹y:24/12/2009
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
I Môc tiªu:
1. KiÕn thøc:
Còng cè kh¾c sau c¸c kiÒn th­c träng t©m cña chương I, II, III, IV,V
2. Kü n¨ng:
RÌn kü n¨ng t­ duy, tæng hîp kiÕn thøc 
3. Th¸i ®é:
NghiÖm tóc, tù gi¸c lµm bµi
MA TRẬN ĐỀ I ( SINH 8)
Nội dung, kiến thức, kỹ năng cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Cơ thể người
C1 (0.25đ)
C2 (0.25đ)
2.Vận động
C3 (0.25đ)
C4 (0.25đ)
C9 (0.25đ)
3.Tuần hoàn
C10 (0.25đ)
C5,6 (0.5đ)
C2 (1đ)
4.Hô hấp
C8 (0.25đ)
C7 (0.25đ)
C4 (2đ)
C1 (2đ)
5.Tiêu hóa
C12 (0.25đ)
C11 (0.25đ)
C3 (2đ)
Tổng số câu
4
6
1
2
2
1
Tổng số điểm
1
1.5
2
0.5
3
2
Tỷ lệ
10
15
20
5
30
20

File đính kèm:

  • dockiemtra 1tietHKII0910.doc
Đề thi liên quan