Đề kiểm tra một tiết - Môn: Sinh học 8

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra một tiết - Môn: Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ubnd huyện cát hải
trường th và thcs hoàng châu
đề kiểm tra một tiết
Năm học 2012 – 2013
Môn : SINH học 8 
Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: 
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau : 
1. Cơ quan phân tích thị giác gồm:
Tế bào thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác, vùng thị giác ở thuỳ chẩm
Tế bào thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác, cầu mắt.
Tế bào thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác, vùng thị giác ở thuỳ thái dương
D. Tế bào thụ cảm thị giác, vùng thị giác ở thuỳ chẩm.
2. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu :
A. ống dẫn nước tiểu. 	 B. Thận	C. Bóng đái. 	D. ống đái
3. Thiếu iốt trong khẩu phần ăn sẽ bị mắc bệnh:
Tiểu đường
Bệnh Bazơđô
Bướu cổ
Chảy máu chân răng.
4. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là:
A. Lọc máu lấy lại các chất dinh dưỡng cho cơ thể .
B. Đón nhận các chất thải từ tế bào rồi chuyển ra ngoài.
C. Lọc máu, hấp thụ lại các chất cần thiết, thải bỏ các chất cặn bã, chất độc, chất dư thừa để đưa ra ngoài cơ thể. 	
D. Hấp thụ lại các chất cần thiết cho cơ thể.
5. Điều khiển hoạt động các nội quan như hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, sinh dục, bài tiết do:
A. Hệ thần kinh vận động. 	B. Hệ thần kinh sinh dưỡng.
C. Thân nơron 	D. Sợi trục.
6. não nếu bị chấn thương sẽ:
Mất tất cả các phản xạ có điều kiện đã được thành lập.
Mất tất cả các phản xạ không có điều kiện.
Mất tất cả các phản xạ không có điều kiện và có điều kiện đã được thành lập.
Không ảnh hưởng đến các phản xạ có điều kiện.
7. Chức năng của tiểu não là :
A. Dẫn truyền các xung thần kinh từ tuỷ sống lên não bộ và ngược lại.
B. Giữ thăng bằng cho cơ thể.
C. Điều hoà và phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể. 
D. Giữ thăng bằng và điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể. 
8. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là phản xạ không điều kiện?
Tay chạm phải vật nóng rụt tay lại. B. Trời nóng thì toát mồ hôi. 
C. Qua ngã tư thấy đèn đỏ thì dừng lại. D. Nhắm mắt lại khi đèn pha chiếu vào mắt
Câu 2. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào cuối mỗi câu sau:
1. Điểm vàng và điểm mù cùng nằm trên màng giác.
2. Điểm vàng chứa các tế bào thần kinh hình nón tiếp nhận cảm giác ánh sáng.
3. Điểm mù là nơi không có tế bào thần kinh thị giác nên ảnh rơi vào điểm này sẽ không nhìn thấy gì.
4. Không nên dụi khi bụi vào mắt, nên nhắm mắt lại để nước mắt tiết ra và cuốn bụi theo.
II. Phần tự luận. (7 điểm)
Câu 1.(3đ) Kể tên các tật thường gặp ở mắt, nguyên nhân, cách khắc phục? Để tránh mắc tật cận thị khi ngồi học em cần chú ý điều gì?
Câu 2.(2,5đ) Những đặc điểm nào của đại não chứng tỏ sự tiến hoá của người so với các động vật khác trong lớp thú?
Câu 3. (1,5đ)
Để bảo vệ hệ bài tiết khỏi các tác nhân có hại em phải xây dựng các thói quen sống như thế nào?
đáp án - biểu điểm
Môn: Sinh 8 – Tiết 57
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1:
1 – A 	2 - B 	3 - C 	4 - C 
5 - B 	6 - A 	7 – D 	8 - B
Câu 2.
1 – S 	2 - Đ 	3 - Đ 	4 - Đ
II. Phần tự luận. (7 điểm)
Câu 1.(3đ) 
* Tật cận thị: mắt chỉ có khả năng nhìn gần
- Nguyên nhân: cầu mắt quá dài hoặc do không giữ đúng khoảnh cách khi đọc sách.	1đ
- Cách khắc phục: đeo kính cận (kính mặt lõm)
*Tật viễn thị: Mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
- Nguyên nhân: cầu mắt quá ngắn hoặc do thể thuỷ tinh bị lão hoá.	1đ
- Cách khắc phục: đeo kính viễn (kính mặt lồi)
* Để tránh mắc tật cận thị khi ngồi phải ngay ngắn, đúng tư thế, khoảng cách từ mắt đến sách vở từ 25 – 30 cm, phải đủ ánh sáng, không nên đọc sách liên tục trong thời gian dài	1đ
Câu 2. (2,5điểm)
- Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú.	0,75đ
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron. 	0,75đ
- ở người ngoài các vùng vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú còn có các vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói, chữ viết. 	1đ
Câu 3(1,5 điểm)
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết. 	0,5 đ
- Khẩu phần ăn uống hợp lí. 	0,5 đ
- Đi tiểu đúng lúc. 	0,5 đ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Sinh học 8 – Tiết 57
Chủ đề
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1:
Bài tiết
- Nắm được các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Hiểu thực chất của quá trình bài tiết nước tiểu.
- Xây dựng các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
Số câu hỏi
1
2
1
4
Số điểm
0,25
0,5
1,5
2,25
Chủ đề 2:
Thần kinh và giác quan
- Các bộ phận của cơ quan phân tích thính giác.
- Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng.
- Chức năng của tiểu não, đại não.
- Các tật của mắt và cách phòng tránh. 
- Đặc điểm của điểm vàng và điểm mù trên màng lưới.
- Phân biệt được phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện.
- Biện pháp bảo vệ mắt khỏi tác nhân có hại.
- Đặc điểm tiến hoá của não người so với não động vật.
Số câu hỏi
7
1
2
1
11
Số điểm
1,75
3
0,5
2,5
7,75
Người ra đề 	Duyệt đề
 Lê Thị Hằng 	 	 Trần Thị ánh Tuyết

File đính kèm:

  • docde KT sinh 8 tiet 57doc.doc
Đề thi liên quan