Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Gia An
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Gia An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Gia An Kiểm tra: 45’ ( Tiết 28/ Tuần 7) Họ và tên : Môn: Ngữ văn 6 Lớp 6:. Gv ra đề: Voòng Cấm Phùng Điểm Nhận xét của giáo viên Chữ kí PHHS I/ Trắc nghiệm: 4đ Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Hai tiếng mà nhân dân ta thường nói đến để gợi nhớ cái bọc trăm trứng là? A. Anh em B. Đồng bào C. Đồng chí D. Bạn bè Câu 2: Lang Liêu đã chọn lễ vật gì để dâng lên cho vua cha trong ngày lễ Tiên vương? Hai loại trái cây tượng trưng cho trời và đất Sơn hào hải vị, nem công chả phượng Hai loại bánh được làm từ gạo nếp: Một loại hình vuông và một loại hình tròn Vàng bạc, châu báu và ngà voi. Câu 3: Trong truyện Thánh Gióng, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào? Khi Gióng được 6 tuổi và đòi đi chăn trâu. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loa truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân. Câu 4: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng tự nhiên nào? A. Hiện tượng lũ lụt hàng năm B. Hiện tượng ngày ngắn đêm dài vào mùa đông C. Hiện tượng dông bão và mùa mưa D. Hiện tượng trái đất quay xung quanh mặt trời Câu 5: Trong truyền thuyết “ Sự tích Hồ Gươm”, trên báu vật của Đức Long Quân có khắc hai chữ gì và ý nghĩa của nó ra sao? Hai chữ “ Hoàn Kiếm”, có nghĩa là trả kiếm Hai chữ “ Minh Công”, có nghĩa là gươm được trao cho người tài giỏi. Hai chữ “ Thuận Thiên”, có nghĩa là thuận theo ý trời. Hai chữ “ Tả Vọng” có nghĩa là gươm được giao ở hồ Tả Vọng. Câu 6: Truyện cổ tích thể hiện ước mơ gì của người dân? Có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc Về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu. Mưa thuận gió hòa, ruộng đồng tốt tươi và cuộc sống sung túc. Có tài năng kì lạ để diệt trừ những kẻ tàn ác, bất lương trong xã hội. Câu 7: Việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân 18 nước chư hầu và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì? Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh và sự giàu có của nhân dân ta. Thể hiện sự tài giỏi, uyên bác của Thạch Sanh Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta. Thể hiện ước mơ, công lí về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác. Câu 8: Truyện “ Em bé thông minh” viết về kiểu nhân vật phổ biến nào trong lịch sử Việt Nam? Những người bị bất hạnh như xấu xí, mồ côi, con út, con riêng Những người có tài năng kì lạ và phi thường. Những con vật xấu xí nhưng có bản chất người Những người thông minh, tài giỏi và tài trí hơn người. Câu 9: Hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp với nhân vật và hành động của nhân vật. (1,0đ) Cột A (Nhân vật) Cột B(Hành động của nhân vật) Trả lời 1. Thánh Gióng a. Đòi gươm thần 1+ 2. Rùa Vàng b. Diệt chằn tinh 2+ 3. Em bé c. Giết giặc Ân 3+ 4. Thạch Sanh d. Giải câu đố 4+ e. Làm bánh chưng, bánh dày Câu 10: Hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống, sao cho đúng với nội dung bài học: (1,0đ) Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các và sự kiện có liên quan đến ..thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và .của nhân dân đối với các và nhân vật lịch sử được kể. II/ Tự luận: 6đ Câu 1: Trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, Vua Hùng đã đòi những sính lễ gì? Em có nhận xét gì về các sính lễ đó? (2đ) Câu 2: Hãy trình bày ý nghĩa của truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” (2đ) Câu 3: Kết thúc truyện “Thạch Sanh”, mẹ con Lí thông bị sét đánh chết phải hóa hiếp thành bọ hung, còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Cách kết thúc truyện như vậy thể hiện điều gì? (2đ) Bài làm .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I/ Trắc nghiệm: 4đ Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ ( Từ câu 1 đến câu 8) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C D A C B C D Câu 9: Mỗi ý đúng được 0,25đ 1+ C 2+A 3+D 4+B Câu 10: Mỗi ý đúng được 0,25đ nhân vật (0,25đ) lịch sử (0,25đ) cách đánh giá (0,25đ) sự kiện (0,25đ) II/ Tự luận: 6đ Câu 1: 2đ Vua Hùng đòi sính lễ: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao (1đ) Đó là những sính lễ kì lạ và quý hiếm (1đ) Câu 2: 2đ Ý nghĩa của truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên”. - Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. (1đ) - Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước (1đ) Câu 3: 2đ Cách kết thúc như vậy thể hiện công lí xã hội: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, cái thiện chiến thắng cái ác. (1đ) Thể hiện khát vọng, ước mơ của nhân dân ta về một sự đổi đời. (1đ) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 6 TIẾT 28 Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Con Rồng cháu Tiên 1 câu C1 (0,25đ) 1 câu C2 (2,0đ) 1 câu C10 (1,0đ) 2 1 Bánh chưng bánh dày 1 câu C2 (0,25đ) 1 Thánh Gióng 1 câu C3 (0,25đ) 1 Sơn Tinh Thủy Tinh 1 câu C4 (0,25đ) 1 câu C1 (2,0đ) 1 1 Sự tích hồ Gươm 1 câu C5 (0,25đ) 1 Thạch Sanh 1 câu C6 (0,25đ) 1 câu C7 (0,25đ) 1 câu C3 (2,0đ) 2 1 Em bé thông minh 1 câu C8 (0,25đ) 1 Văn học dân gian 1 câu C9 (1,0đ) 1 Tổng số câu 6 3 2 1 1 10 3 Tổng số điểm 2,25đ 0,75đ 4,0đ 1,0đ 2,0đ 4đ 6đ
File đính kèm:
- kiem tra- tiet 28.doc