Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hà Linh

doc13 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hà Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN – TIẾT 113 ( ĐỀ 1)
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nhớ rừng
Câu 1
(0,25)
Quê hương
Câu 1
(1,5)
Câu 2
(0,25)
Khi con tu hú
Câu 5
(0,25)
Tức cảnh 
 Pác Bó
Câu 3
(0,25)
Ngắm trăng - 
Đi đường
Câu 2
(2,0)
Chiếu dời đô
Câu 4
(0,25)
Hịch tướng sĩ
Câu10
( 1,0)
Câu 6
(0,25)
Nước Đại Việt ta
Câu 8
(0,25)
Bàn luận về phép học
Câu 7
(0,25)
Thuế máu
Câu 3
(2,0)
Đi bộ ngao du
Câu 4
(0,5)
Văn nghị luận trung đại
Câu 9
(1,0)
Tổng số câu
4 câu
1 câu
3 câu
1 câu
2 câu
1 câu
1 câu
1 câu
Tổng số điểm/
 phần trăm
(1,0đ)
10%
(1,5)
15%
(1,5đ)
15%
(2,0đ)
20%
(1,25đ)
10,25%
(2,0đ)
20%
(0,25đ)
2,5%
(0,5đ)
5%
Người ra đề Tổ trưởng
 Trần Ngọc Mai
 Nguyễn Thị Hà Linh
Trường: THCS Gia An.	 Kiểm tra 1 tiết
Họ và tên:.. Môn: Ngữ Văn.
Lớp: 8 Tiết: 113
GV: Nguyễn Thị Hà Linh	 Thời gian: 45 phút.
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
Chữ kí của phụ huynh
 Đề 1:
I. Trắc nghiệm: ( 4,0điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Tên thật của nhà thơ Thế Lữ là gì?
A. Nguyễn Thứ Lễ. B. Vũ Đình Liên. C. Nguyễn Kim Thành D. Trần Văn Ninh.
Câu 2: Ý nào nói về người dân làng chài đón thuyền về trong văn bản “ Quê hương” được nhà thơ thể hiện.
A. Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. B. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.
C. Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. D. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Câu 3: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh được sáng tác theo thể thơ gì?
A. Song thất lục bát. B. Thất ngôn bát cú. C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Tự do.
Câu 4: Văn bản “ Chiếu dời đô” là của tác giả nào?
A. Trần Quốc Tuấn. B. Nguyễn Thiếp. C. Nguyễn Trãi. D. Lí Công Uẩn.
Câu 5: Tâm trạng của người tù trong văn bản “ Khi con tu hú” khi mùa hè đến như thế nào?
A. Náo nức, vui tươi. B. Chờ đón, hồi hộp. C. Ngột, chết uất. D. Chán nản, tuyệt vọng.
Câu 6: Trong văn bản “ Hịch tướng sĩ” tác giả đã nêu lên tội ác của bọn giặc và lòng căm thù giặc của mình để nhằm khích lệ điều gì?
A. Khích lệ ý chí lập công danh xã thân vì nước.
B. Khích lệ lòng căm thù giặc của các tướng sĩ.
C. Khích lệ lòng trung quân ái quốc, lòng ân nghĩa chung thủy.
D. Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ của các tướng sĩ.
Câu 7: Mục đích chân chính của việc học mà Nguyễn Thiếp đưa ra trong văn bản “ Bàn về phép học” là gì?
A. Có danh lợi. B. Có tri thức. C. Có đạo đức. D. Có tri thức, đạo đức.
Câu 8: Nguyên lí nhân nghĩa được tác giả Nguyễn Trãi thể hiện trong văn bản “ Nước Đại Việt ta” là gì?
A. Yên dân, điếu phạt. B. Lãnh thổ, chủ quyền. C. Văn hiến, lịch sử. D. Nhân tài. 
Câu 9: Nối ý ở cột A và cột B sao cho phù hợp.
Cột A ( Văn bản)
Cột B ( Thể loại)
Đáp án
1. Chiếu dời đô.
a. Tấu
1 +
2. Hịch tướng sĩ.
b. Cáo
2 +..
3. Nước Đại Việt ta.
c. Chiếu
3 +..
4. Bàn về phép học.
d. Hịch
4 +
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm.; ruột đau như cắt, nước mắt; chỉ căm tức chưa.,..quân thù.
II. Tự luận: ( 6,0đ)
Câu 1: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá trong văn bản “ Quê hương” được tác giả thể hiện như thế nào? ( 1,5điểm)
Câu 2: Trong bài thơ “ Ngắm trăng” Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong điều kiện như thế nào? Cuộc ngắm trăng diễn ra như thế nào? Qua đó phản ánh vẻ đẹp nào của Bác? ( 2,0điểm)
Câu 3: Trong văn bản “ Thuế máu” Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt của bọn thực dân qua phần II ( chế độ tình nguyện) như thế nào? ( 2,0điểm)
Câu 4: Đọc văn bản “ Đi bộ ngao du”, em hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du? ( 0,5điểm)
 Bài làm
Đáp án- biểu điểm. đề 1
I. Trắc nghiệm. ( 4,0điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
C
D
C
B
D
A
1+ c
2+ d
3+ b
4+ a
- Vỗ gối.
- Đầm đìa.
- xả thịt lột da
- Nuốt gan uống máu
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
1,0
II. Tự luận: ( 6,0điểm)
Câu 1: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá trong văn bản “ Quê hương”.
- Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. ( 0,25điểm)
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã. ( 0,25điểm)
- Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. ( 0,25điểm)
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. ( 0,25điểm)
- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. ( 0,25điểm)
►Dũng mãnh, hùng tráng đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. ( 0,25điểm)
Câu 2: Trong bài thơ “ Ngắm trăng” Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong điều kiện như thế nào? Cuộc ngắm trăng diễn ra như thế nào? Qua đó phản ánh vẻ đẹp nào của Bác? .
- Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong điều kiện: không rượu, không hoa. ( 0,5điểm)
- Cuộc ngắm trăng diễn ra như thế nào: Người và trăng cùng ngắm nhau chân thành bằng lòng say mê. ( 1,0điểm)
- Phản ánh vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên của Bác. (0,5điểm)
Câu 3: Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt của bọn thực dân qua phần II. 
* Các thủ đoạn, mánh khóe của bọn lính: 
- Lùng ráp, vay bắt, cưỡng bức. ( 0,25điểm)
- Dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với người giàu. ( 0,25điểm)
- Trói, xích, nhốt như xúc vật. ( 0,25điểm) 
à Động từ mạnh → tàn bạo. ( 0,25điểm)
* Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. 
- Rêu rao về lòng tự nguyện của người dân. ( 0,5điểm)
à Giọng thơ trào phúng, giễu cợt, dẫn chứng sinh động. ( 0,25điểm)
è Thủ đoạn lừa bịp trơ trẽn. ( 0,25điểm)
Câu 4: 
- Được tự do thưởng ngoạn. ( 0,25điểm)
- Trau dồi tri thức, tính tình vui vẻ. ( 0,25điểm)
MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN – TIẾT 113 ( ĐỀ 2)
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nhớ rừng
Câu 1
(0,25)
1 câu
(0,25)
Quê hương
Câu 2
(0,25)
1 câu
(0,25)
Khi con tu hú
Câu 3
(0,25)
1 câu
(0,25)
Tức cảnh 
 Pác Bó
Câu 4
(0,25)
1 câu
(0,25)
Ngắm trăng - 
Đi đường
Câu1
(1,0)
1 câu
(1,0)
Chiếu dời đô
Câu 5
(0,25)
1 câu
(0,25)
Hịch tướng sĩ
Câu 6
(0,25)
1 câu
(0,25)
Nước Đại Việt ta
Câu10
(1,0)
1 câu
(1,0)
Bàn luận về phép học
Câu 7
(0,25)
Câu 2
(2,0)
1 câu
(0,25)
1 câu
(2,0)
Thuế máu
Câu 3
(2,5)
Câu 8
(0,25)
1 câu
(0,25)
1 câu
(2,5)
Đi bộ ngao du
Câu 4
(0,5)
1 câu
(0,5)
Văn nghị luận trung đại
Câu 9
(1,0)
1 câu
(1,0)
Tổng số câu
4 câu
1 câu
3 câu
1 câu
2 câu
1 câu
1 câu
1 câu
10 câu
4 câu
Tổng số điểm/
 phần trăm
1,75đ
17,5%
1,0đ
10%
1,5đ
15%
2,0đ
20%
0,5đ
5%
2,5đ
25%
0,25đ
2,5%
0,5đ
5%
4,0đ
40%
6,0đ
60%
Người ra đề Tổ trưởng
 Trần Ngọc Mai 
Nguyễn Thị Hà Linh
Trường: THCS Gia An.	 Kiểm tra 1 tiết
Họ và tên:.. Môn: Ngữ Văn.
Lớp: 8 Tiết: 113
GV: Nguyễn Thị Hà Linh	 Thời gian: 45 phút.
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
Chữ kí của phụ huynh
 Đề 2:
I. Trắc nghiệm: ( 4,0điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1: Tên thật của nhà thơ Thế Lữ là gì? ( 0,25đ)
A. Nguyễn Thứ Lễ. B. Vũ Đình Liên. C. Nguyễn Kim Thành D. Trần Văn Ninh.
Câu 2: Ý nào nói về người dân làng chài đón thuyền về trong văn bản “Quê hương” được nhà thơ thể hiện. ( 0,25đ)
A. Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. B. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.
C. Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. D. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Câu 3: Tâm trạng của người tù trong văn bản “ Khi con tu hú” khi mùa hè đến như thế nào?
( 0,25đ)
A. Náo nức, vui tươi. B. Chờ đón, hồi hộp. C. Ngột, chết uất. D. Chán nản, tuyệt vọng.
Câu 4: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh được sáng tác theo thể thơ gì?( 0,25đ)
A. Song thất lục bát. B. Thất ngôn bát cú. C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Tự do.
Câu 5: Văn bản “ Chiếu dời đô” là của tác giả nào? ( 0,25đ)
A. Trần Quốc Tuấn. B. Nguyễn Thiếp. C. Nguyễn Trãi. D. Lí Công Uẩn.
Câu 6: Trong văn bản “ Hịch tướng sĩ” tác giả đã nêu lên tội ác của bọn giặc và lòng căm thù giặc của mình để nhằm khích lệ điều gì? ( 0,25đ)
A. Khích lệ ý chí lập công danh xã thân vì nước.
B. Khích lệ lòng căm thù giặc của các tướng sĩ.
C. Khích lệ lòng trung quân ái quốc, lòng ân nghĩa chung thủy.
D. Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ của các tướng sĩ.
Câu 7: Mục đích chân chính của việc học mà Nguyễn Thiếp đưa ra trong văn bản “ Bàn về phép học” là gì? ( 0,25đ)
A. Có danh lợi. B. Có tri thức. C. Có đạo đức. D. Có tri thức, đạo đức.
Câu 8: Văn bản “Thuế máu” là đoạn trích trong văn bản nào? ( 0,25đ)
A. Bình Ngô đại cáo. B. Thiên đô chiếu. C. Bản án chế độ thực dân pháp. D. Luận học pháp. 
Câu 9: Nối ý ở cột A và cột B sao cho phù hợp. ( 1,0điểm)
Cột A ( Văn bản)
Cột B ( Thể loại)
Đáp án
1. Chiếu dời đô.
a. Tấu
1 +
2. Hịch tướng sĩ.
b. Cáo
2 +..
3. Nước Đại Việt ta.
c. Chiếu
3 +..
4. Bàn về phép học.
d. Hịch
4 +
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. (1,0điểm)
 Việc nhân nghĩa cốt ở..
Quân điếu phạt trước lo.
Như nước ta từ trước
Vốn xưng nền..đã lâu.
II. Tự luận: ( 6,0đ)
Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng ( phần phiên âm) của Hồ Chí Minh.( 1,0điểm)
Câu 2: Nguyễn Thiếp đã đưa ra phương pháp học đúng đắn như thế nào trong văn bản “ Bàn về phép học” ?( 2,0điểm)
Câu 3: Trong văn bản “ Thuế máu” Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt của bọn thực dân qua phần II ( chế độ tình nguyện) như thế nào? ( 2,5điểm)
Câu 4: Đọc văn bản “ Đi bộ ngao du”, em hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du? ( 0,5điểm)
 Bài làm
Đáp án- biểu điểm. đề 2
I. Trắc nghiệm. ( 4,0điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
C
C
D
B
D
C
1+ c
2+ d
3+ b
4+ a
- Yên dân.
- Trừ bạo.
- Đại Việt
- Văn hiến
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
1,0
II. Tự luận: ( 6,0điểm)
Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng ( phần phiên âm) của Hồ Chí Minh.
 “ Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, ( 0,25điểm)
 Đối thử lương tiêu nại nhược hà? ( 0,25điểm)
 Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, ( 0,25điểm)
 Nguyệt tòng song khích khán thi gia.” ( 0,25điểm)
Câu 2: Nguyễn Thiếp đã đưa ra phương pháp học đúng đắn như thế nào trong văn bản “ Bàn về phép học”.
- Mở rộng trường lớp, thành phần người học. ( 0,5điểm)
- Nội dung học: tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao. ( 0,5điểm)
- Hình thức học: học rộng nghĩ sâu, biết tóm gọn những điều cơ bản cốt yếu nhất. ( 0,5điểm)
- Học đi đôi với hành. ( 0,25điểm)
à Từ ngữ cầu khiến: tạo người giỏi, giữ vững đạo đức, tránh lối học hình thức. ( 0,25điểm)
Câu 3: Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt của bọn thực dân qua phần II. 
* Các thủ đoạn, mánh khóe của bọn lính: 
- Lùng ráp, vay bắt, cưỡng bức. ( 0,25điểm)
- Dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với người giàu. ( 0,25điểm)
- Trói, xích, nhốt như xúc vật. ( 0,25điểm) 
à Động từ mạnh → tàn bạo. ( 0,25điểm)
* Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. 
- Rêu rao về lòng tự nguyện của người dân. ( 0,5điểm)
à Giọng thơ trào phúng, giễu cợt, dẫn chứng sinh động. ( 0,5điểm)
è Thủ đoạn lừa bịp trơ trẽn. ( 0,5điểm)
Câu 4: 
- Được tự do thưởng ngoạn. ( 0,25điểm)
- Trau dồi tri thức, tính tình vui vẻ. ( 0,25điểm)
Trường: THCS Gia An.	 LÀM BÀI VIẾT SỐ 7
Họ và tên:.. Văn Nghị Luận.
Lớp: 8 Tiết: 123 + 124
GV: Nguyễn Thị Hà Linh	 Thời gian: 90 phút.
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
Chữ kí của phụ huynh
 Đề 1: Có người cho rằng: “ Chúng ta sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc khi ta được sống trong một môi trường trong lành và sạch sẽ”.
 Em có nhận xét gì về ý kiến trên?
	Bài Làm: 
........
 Đáp án- biểu điểm.
A .Yêu cầu chung:
Hình thức: - Xác định đúng yêu cầu và thể loại của đề. (Nghị luận) 
 - Diễn đạt lưu loát, bài làm không thuộc vào bài văn mẫu.
 2. Nội dung: - Làm rõ luận điểm của đề đã xác định.
 B. Yêu cầu cụ thể:
 Mở bài: Giới thiệu sơ lược về vai trò của môi trường .
 Thân bài: 
Giải thích môi trường là gì?
Nêu một số vấn đề nóng của môi trường hiện tại
Vai trò, lợi ích của môi trường đối với cuộc sống của chúng ta.
 + Môi trường với sức khỏa của con người.
 + Môi trường với thiên nhiên cuộc sống.
 + Môi trường với kinh tế của con người.
- Nêu lên nhiệm vụ của con người nói chung và học sinh nói riêng.
Mối quan hệ giữa môi trường và đời sống.
Những dẫn chứng thực tế về môi trường và đời sống trong thực tế.
 ( Dùng những dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ những vấn đề trên.)
 Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của môi trường trong cuộc sống thực tại. 
 * Biểu điểm.
Điểm 9-10: Bài viết sạch đẹp, đủ bố cục, ý hay, đáp ứng đủ nội dung của đáp án. Câu lưu loát, sâu sắc, làm rõ được luận điểm chính của bài văn, lỗi chính tả không đáng kể. Sử dụng lời văn trôi chảy.
Điểm 7-8: Bài viết có ý hay, đáp ứng khá đầy đủ nội dung đáp án, hành văn trôi chảy, sai 3-4 lỗi chính tả.
Điểm 5-6: Hiểu đề, diễn đạt đúng nội dung của đáp án nhưng chưa hay, chưa nổi bật. Sai 5-6 lỗi chính tả. Câu không rõ nghĩa, lủng củng.
Điểm 3-4: Nội dung thiếu rất nhiều so với đáp án, câu lủng củng, sai chính tả nhiều, trình bày thiếu cẩn thận.
Điểm 1-2: Viết được phần mở bài, chưa xác định được yêu cầu của đề. Bài viết còn lủng củng, bố cục không rõ ràng. Viết sai nhiều( chính tả).
Điểm 0-0,5: Viết phần mở bài không hoàn chỉnh, bỏ giấy trắng, lạc đề.
 Người ra đề Tổ trưởng
 Trần Ngọc Mai
 Nguyễn Thị Hà Linh
Trường: THCS Gia An.	 LÀM BÀI VIẾT SỐ 7
Họ và tên:.. Văn Nghị Luận.
Lớp: 8 Tiết: 123 + 124
GV: Nguyễn Thị Hà Linh	 Thời gian: 90 phút.
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
Chữ kí của phụ huynh
 Đề 2: Có người cho rằng: “Một nguyên nhân dẫn đến hượng tượng ô nhiễm môi trường ngày nay là do con người không có ý thức bảo vệ môi trường”.
 Em hãy làm rõ ý kiến trên?
	Bài Làm: 
........
 Đáp án- biểu điểm.(2)
A .Yêu cầu chung:
Hình thức: - Xác định đúng yêu cầu và thể loại của đề. (Nghị luận) 
 - Diễn đạt lưu loát, bài làm không thuộc vào bài văn mẫu.
 2. Nội dung: - Làm rõ luận điểm của đề đã xác định.
 B. Yêu cầu cụ thể:
 Mở bài: Giới thiệu sơ lược về vai trò của môi trường .
 Thân bài: 
Giải thích môi trường là gì?
Nêu một số vấn đề nóng của môi trường hiện tại.
 + Ô nhiễm nguồn nước.
 + Cháy rừng.
 + Xói mòn đất
 + Một số hiện tượng tự nhiên khác mà thiên nhiên gây ra
Vai trò, lợi ích của môi trường đối với cuộc sống của chúng ta.
 + Môi trường với sức khỏa của con người.
 + Môi trường với thiên nhiên cuộc sống.
 + Môi trường với kinh tế của con người.
- Nêu và làm rõ một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: khai thác rừng bừa bãi, xả rác,
- Nêu lên nhiệm vụ của con người nói chung và học sinh nói riêng.
Mối quan hệ giữa môi trường và đời sống.
Những dẫn chứng thực tế về những tác hại của môi trường trong thực tế.
 ( Dùng những dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ những vấn đề trên.)
 Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của môi trường trong cuộc sống thực tại và ý thức bảo vệ môi trường của con người. 
 * Biểu điểm.
Điểm 9-10: Bài viết sạch đẹp, đủ bố cục, ý hay, đáp ứng đủ nội dung của đáp án. Câu lưu loát, sâu sắc, làm rõ được luận điểm chính của bài văn, lỗi chính tả không đáng kể. Sử dụng lời văn trôi chảy.
Điểm 7-8: Bài viết có ý hay, đáp ứng khá đầy đủ nội dung đáp án, hành văn trôi chảy, sai 3-4 lỗi chính tả.
Điểm 5-6: Hiểu đề, diễn đạt đúng nội dung của đáp án nhưng chưa hay, chưa nổi bật. Sai 5-6 lỗi chính tả. Câu không rõ nghĩa, lủng củng.
Điểm 3-4: Nội dung thiếu rất nhiều so với đáp án, câu lủng củng, sai chính tả nhiều, trình bày thiếu cẩn thận.
Điểm 1-2: Viết được phần mở bài, chưa xác định được yêu cầu của đề. Bài viết còn lủng củng, bố cục không rõ ràng. Viết sai nhiều( chính tả).
Điểm 0-0,5: Viết phần mở bài không hoàn chỉnh, bỏ giấy trắng, lạc đề.
 Người ra đề Tổ trưởng
 Trần Ngọc Mai
 Nguyễn Thị Hà Linh

File đính kèm:

  • docde.doc