Đề kiểm tra Năm học 2010-2011 Môn: Ngữ Văn 10 Trường THPT Gang Thép

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Năm học 2010-2011 Môn: Ngữ Văn 10 Trường THPT Gang Thép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA 
TRƯỜNG THPT GANG THÉP NĂM HỌC 2010-2011
 Môn: Ngữ văn 10
 Thời gian: 45 phút 

Câu 1 (4 điểm)
 Từ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian, hãy nêu rõ sự khác nhau giữa Văn học dân gian và Văn học viết.
Câu 2 (6 điểm)
 a. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được diễn ra bởi những quá trình nào?
 b. Thông qua bài ca dao dưới đây, con người cũng đã thực hiện một hoạt động giao tiếp. Hãy phân tích các nhân tố giao tiếp:
 - Người nói là ai và nói với ai?
 - Cuộc giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh cụ thể nào?
 - Người nói nói về vấn đề gì?
 - Câu nói nhằm mục đích gì?
 - Cách nói có hấp dẫn và có thuyết phục người nghe không?
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần



















ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 
MÔN: NGỮ VĂN 10
Câu 1: (4 điểm)
 Sự khác nhau giữa văn học dân gian và Văn học viết:
Về thời điểm ra đời: VHDG ra đời sớm từ khi chưa có chữ viết; VHV ra đời muộn hơn khi đã có chữ viết.
Về tác giả: VHDG là kết quả của qua trình sáng tác tập thể vì thế các tác phẩm không mang dấu ấn cá nhân; VHV do cá nhân sáng tác nên mang đậm dấu ấn cá nhân.
Về phương thức lưu truyền: VHDG lưu truyền theo phương thức truyền miệng; VHV lưu truyền bằng chữ viết.
 Về hình thức tồn tại: VHDG gắn bó với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng; VHV cố định thành những văn bản viết mang tính độc lập của một tác phẩm văn học.
(Mỗi ý 1 điểm)

Câu 2: (6điểm)
a. - Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động...
 - Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai qua trình: tạo lập văn bản (do người nói hoặc người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người đọc hoặc người nghe thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
(Mỗi ý 0.5 điểm) 
b. Bài ca dao là một hoạt động giao tiếp 
người nói là người nông dân đang cày ruộng, nói với những người khác (đại từ ai chỉ tất cả mọi người)
Hoàn cảnh cụ thể: Lúc người nông dân đang cày ruộng vất vả, vào buổi trưa nóng bức.
Nội dung vấn đề: Nói về mối quan hệ giữa bát cơm đầy, dẻo thơm và sự làm việc vất vả, đắng cay.
Mục đích: Nhắc nhở mọi người phải có ý thức trân trọng, nâng niu thành quả lao động mà mình đã đổ ra biết bao công sức mới có được thành quả đó.
Cách nói rất cụ thể, có hình ảnh nên hấp dẫn và có sức thuyết phục.
(Mỗi ý 1 điểm)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra 1 tiet mon ngu van 10.doc