Đề kiểm tra Ngữ văn 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 24

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Ngữ văn 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trần Quốc Toản	 ĐỀ THI HỌC KÌ I
	Họ và tên: 	..	 Môn: Ngữ Văn 10 (cơ bản)
	Lớp:	..	 Thời gian: 90 phút
ATrắc nghiệm.
I- Trắc nghiệm điền khuyết (điền từ vào dấu 3 chấm).
1. ... làsáng tác của quần chúng nhân dân được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng.
A. Văn học dân gian.	B. Văn học Chữ Hán. 
C. Văn học chữ Nôm.
2. ... viết về xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp.
A. Truyện thần thoại.	B. Truyện cổ tích.	 C. Truyện cười.
3. Nhân vật trong truyện Ngụ ngôn thường là ... 
A. người mồ côi.	 B. người con riêng. C. con vật và đồ vật.
4. Ca dao than thân thường viết về thân phận ... trong xã hội Phong Kiến.
A. người nông dân.	 B. người phụ nữ.	 C. người bình dân.
5. ... được coi là “túi khôn của nhân loại”.
A. Ca dao.	 B. Thành ngữ. 	 C. Tục ngư.õ
6. Cảm hứng ngợi ca là cảm hứng chủ đạo trong ... 
A. sử thi dân gian.	 B.truyền thuyết.	 C: truyện thơ.
7. Văn học Trung đại Việt Nam gồm hai thành phần văn học chủ yếu là văn học ... và văn học ...
	A. chữ Hán và chữ Nôm.	 	B. chữ Nôm và chữ Hán. 
 	C. chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
8. Sử thi “Ôđixê” Viết vào giai đoạn người Hi Lạp chuẩn bị bước vào chế độ xã hội  	A. công xã nguyên thủy.	B. chiếm hữu nô lệ.
	C. Phong Kiến.
II- Trắc nghiệm lựa chọn (đánh dấu x vào ô đúng nhất).
1. Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp người ta phân biệt thành mấy loại văn bản?
A. 4 loại o 	 B. 5 loạio	C. 6 loạio	D. 7 loạio
2. Phân tích một bài ca dao trước tiên phải nắm vững những điều gì?
A. Chủ đề bài ca dao o	B. Bài ca dao viết theo thể thơ gìo
C. Bài ca dao dài hay ngắn o	D. Lời tâm sự của aio
3. Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỉ XIX phát triển qua mấy giai đoạn? 
A. 2 giai đoạn o	B. 3 giai đoạn o	C. 4 giai đoạn o	D. 5 giai đoạn o
4. Tác phẩm văn học nào sau đây thể hiện chủ nghĩa nhân đạo rõ nét nhất?
A. Nam quốc sơn hào	B. Tỏ lòng o	
C. Bình Ngô đại cáo o	D. Cảnh ngày hè o
5. Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là.
A. Tính cụ thể o	 	B. Tính cảm xúc o 	
C. Tính cá thể o	D. Cả 3 đáp án trên o
6. Trong đoạn trích “Uylixơ trở về” Uylixơ đã giết bao nhiêu người vương tôn quý tộc không trung thành.
A. 160 người o	B. 106 người o	C. 180 người o	D. 108 người o
7. Truyện cổ tích được chia ra làm mấy loại?
A. 2 loạio	 B. 3 loại o	 	C. 4 loạio	 	D. 5 loạio
8. Tác phẩm Dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lý tưởng hóa. 
	A. Sử thio	B. Thần thoạio	C. Truyền thuyết o	D. Cổ tích o
III – Trắc nghiệm đúng sai.
1. Bài thơ “ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” chủ yếu thể hiện nỗi cô đơn của tác giả trước cảnh vật.
	A. Đúng o	B. Sai o
2. Trong hai câu thơ “ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dựng lên bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt.
	 A. Đúng o	B. Sai o
3 Truyện cười thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lý nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của người bình dân.
	A. Đúng o	B. Sai o
4. Bài thơ “Tỏ lòng” là bày tỏ khát vọng hoài bão lớn lao của vị tướng đời Trần.
	A. Đúng o	B. Sai o
5. Hoán dụ là dựa trên sự liên tưởng giống nhau (liên tưởng tương đồng) của hai đối tượng bằng so sánh ngầm.
	A. Đúng o	 B. Sai o
6. Truyện cổ tích “Tấm Cám” thuộc truyện cổ tích sinh hoạt.
	A. Đúng o	B. Sai o
7. Trong đọan trích “Lời tiễn dặn” chủ yếu thể hiện tâm trạng đau khổ của chàng trai. 
	A. Đúng o	B. Sai o
8. Tục ngữ là câu nói ngắn gọn hàm súc, có hình ảnh, có vần nhịp, đúc kết những kinh nghiệm sống. 
	A. Đúng o	B. Sai o
B- Phần tự luận ( Học sinh chọn một trong hai đề sau).
	1. Tôi không bao giờ quên được việc ấy.
	2. Một thành viên trong gia đình chúng tôi.
	------------Hết-----------
ĐÁP ÁN
A- Trắc nghiệm.
I- Trắc nghiệm điền khuyết.
Câu1 - A.	Câu 2 - B.	Câu 3 - C.	Câu 4 - B.	Câu 5 - C. 	Câu 6 - A.	Câu7- A. 	Câu 8 – B.
II- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Câu 1 – C. 	Câu 2 - A.	Câu 3 - C.	Câu 4 - B.	 Câu 5 - D.	
Câu 6 – D.	 Câu 7 - B. 	Câu 8 - C.
III- Trắc nghiệm đúng sai.
Câu 1 - B.	 Câu 2 - A.	 Câu 3 – B.	Câu 4 – A.	 Câu 5 – B.	
Câu 6 - B.	Câu 7 - A.	Câu 8 – A.
B- Tự luận.
I- Kĩ năng:
	- Đề 1: học sinh viết được một bài văn tự sự theo yêu cầu của đề:Tự sự là chính có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
	-Đề 2:Viết được một bài văn biểu cảm theo yêu cầu của đề: biểu cảm là chính có kết hợp tự sự và miêu tả. 
II- Kiến thức.
* Đề 1	:-Giới thiệu về một kỉ nệm khó quên.
	-Kể lại kỉ niệm đó. Kể theo một trình tự nhất định (kể theo trình tự diễn biến của sự việc).
	-Lí do vì sao em chọn kỉ niệm đó để kể.
	-Khẳng định đó một kỉ niệm khó quên, sẽ theo em suốt cuộc đời.giúp em cảm nhận thêm hoặc rút ra một bài học nào đó trong cuộc sống.
*Đề 2:	-Giới thiệu về người thân trong gia đình.
	-Cảm xúc, tình cảm, ấn tượng của em về người thân của mình.
	-Lí do vì sao chọn người thân đó đểviết.
	-Khẳng định đó là người mà em có ấn tượng nhất; và đó là động lực, niềm tin giúp em cố gắng phấn đấu hơn trong cuộc sống.	
III-Thang điểm.
	Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề, bài viết có cảm xúc. Trình bày rõ ràng, mạch lạc. Chữ viết đẹp, đúng chính tả.
 Điểm 5-6: Đáp ứng được cơ bản yêu cầu của đề, các ý triển khai phù hợp. Tính biểu cảm chưa cao, còn sai một số lỗi chính tả.
	Điểm 3-4: Bài viết mới đáp ứng được một nửa yêu cầu của đề, sắp xếp các ý chưa phù hợp, chữ viết xấu, sai lỗi chính tả.
	Điểm 1-2: Chưa đi đúng trọng tâm yêu cầu của đề, ý văn không rõ ràng, chữ quá xấu, sai nhiều lỗi chính tả.
	Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. 
 ---------Hết--------

File đính kèm:

  • doc0607_Van10ch_hk1_TTQT.doc