Đề kiểm tra Ngữ văn 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 9

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Ngữ văn 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ 1 VĂN 10
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữa cái đầu câu trả lời đúng nhất:
	Múa giáo non sông trải mấy Thu
	Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
	Công danh nam tử còn vương nợ
	Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
1) Văn bản trên của tác giả nào?
 A.Lý Thường Kiệt	B. Phạm Ngũ Lão	C. Nguyễn Trãi D. Nguyễn Bĩnh Khiêm
2) Tác phẩm đó được viết vào thời kỳ nào?
 A. Thời kỳ chống Tống	B. Thời kỳ nước ta chống Nguyên
 C. Thời kỳ nước ta chống quân Minh	D. Thời kỳ nước ta chống quân Thanh
3) Văn Bản trên thuộc loại thơ gì?
 A. Tả cảnh ngụ tình	B. Nói chí	D. Tỏ lòng D. Triết lý
4) Văn Bản trên được viết theo thể thơ gì?
 A. Thất ngôn bát cú đường luật 	B. Song thất lục bát
 C. Đường luật tứ tuyệt	D. Ngũ ngôn
5. Tác phẩm là thuộc văn bản nào?
A. Tự sự	B. Trữ tình	C. Miêu tả	D. Thuyết minh
6) tác phẩm Thuật Hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão ra đời trong hoàn cảnh thế nào?
A. Khi quân đội đã lớn mạnh	B. Khi quân đội đã tan tác
C. Khi cuộc kháng chiến đã thắng lợi	D. Cuộc kháng chiến mới bắt đầu
7) Bao trùm bài thơ là cảm xúc gì?
A. Đau đớn, nuối tiếc	B. Niềm tự hào về hào khí của dân tộc
C. Tinh thần lạc quan	D. Lòng căm thù giặc
8) Chữ “ba quân trong văn bản trên được hiểu là gì?
A. Chỉ ba đội quân	B. Chỉ đội quân thứ ba
C. Chỉ quân đội nói chung	 D. Quân đội của kẻ thù
9) Cái “thẹn “ trong văn bản được hiểu theo cách nào?
A. Xấu hổ	B. So sánh không bằng	
C. Nâng cao nhân cách con người	D. Cả ba (A,B,C) đều sai
10) Vũ Hầu là ai?
A. Gia Cát Lượng	B. Khổng Minh	C. Vũ Lượng Hầu
D. Cả ba (A,B,C)
11) Văn bản trên có sử dụng phương thức biểu đặt nào?
A. Tự sự	B. Miêu tả	C. Biểu cảm	D. Cả 3 yếu tố trên
12) Văn bản đã bồi dưỡng nhân cách sống như thế nào?
A. Có lý tưởng	B. Có ý chí	C. Quyết tâm thực hiện lý tưởng 
D. Cả ba (A,B,C)
Phần 2: Tự luận:
 Ghi lại những cảm nghĩ chân thực của anh (chị) về sự việc : Là một học sinh, một công dân của các núi rừng Tây nguyên mà phải cứng kiến cảnh núi rừng bị tàn phá khốc liệt.
ĐÁP ÁN
Phần1 : Trắc nghiệm
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
5
B
9
C
2
B
6
A
10
D
3
B
7
B
11
D
4
C
8
C
12
D
Phần 2: Tự luận
 Nội dung cần đạt: 
yêu cầu của đề: 
Vận dụng những hiểu biết về kỹ năng làm văn và những hiểu biết về cuộc sống để viết bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về một sự việc gần gũi trong cuộc sống mà cả xã hội đều quan tâm.
 2) Cụ thể:
 a) Kỹ năng: 
 - Biết cách làm bài văn nghị luận. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Không mắc lỗi: Diễn đạt, viết câu, dùng từ, chính tả.
 - Nắm được thao tác làm bài: Nêu cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống ( sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Biểu cảm (chính) – Miêu tả, tự sự)
 b) Nội dung:
 - Những cảm xúc, suy nghĩ: Phù hợp với đề bài; chân thành, không khuôn sáo, không giả tạo; được bộc lộ rõ ràng, tinh tế . Thể hiện những trắc trở, sự quan sát, thể nghiệm của bản thân.
 Biểu điểm:
Điểm tối đa là 7: Tuỳ thuộc vào bài làm đạt mức độ nào với những yêu cầu về kỹ năng và nội dung mà cho điểm phù hợp.
Lỗi kỹ năng tuỳ mức độ nặng nhẹ để trừ từ 1 đến 3 điểm trong tổng số 7 điểm.
Đặc biệt nâng điểm cho những bài có ý nghĩa độc đáo, sâu sắc, tinh tế. 

File đính kèm:

  • doc0607_Van10ch_hk1_TCMG.doc