Đề kiểm tra Ngữ văn 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 9

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Ngữ văn 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
Đề thi học kỳ I (năm học 2006-2007)
Môn Ngữ Văn (Khối 10 Nâng cao)
Phần I: Trắcnghiệm (3điểm)
 Câu 1: Thể loại nào sau đây không phải củavăn học dân gian? 
	a. Thần thoại.	b. Truyện thỏ	
	c. Kịch nói 	 	d. Ch èo 
Câu 2: Chi tiêt nào sau đâykhông là chi tiết nghệ thuật kì ảo? 
a. Nhân vật cụ già xuất hiện một cách thần bí.
b. Thần Kim Quy từ biểân Đông lên giúp An Dương Vuơng xây loa thành, chế nỏ. 
c. Thần Kim Quy thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỹ thần.
d. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoáy như hình trôn ốc. 
Câu 3: Viết tiếp câu sau, truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy” nêu lên bài học về việc
Câu 4: Điền chữ “Đúng” hoặc “Sai” vào hai câu dưới đây:
a. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm riêng về hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp, về các phương tiện cơ bản và yếu tố hổ trợ, về từ ngữ và câu văn.
b. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm chung về hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp, về các phương tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ, về từ ngữ và câu văn.
Câu 5: Thời gian ra đời của sử thi Ramayana cho đến thời điểm hiện nay là bao nhiêu lâu?
a. Trên một nghìn năm.	b. Trên hai nghìn năm.	
c. Trên ba nghìn năm. 	d. Trên bốn nghìn năm.
Câu 6: Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám thể hiện mối xung đột gì trong xã hội?
a. Xung đột giữa kẻ có quyền chức với người thấp hèn.
b. Xung đột giữa người bị trị và kẻ thống trị.
c. Xung đột giữa thiện và ác trong xã hội.
d. Xung đột giữa địa chủ và nông dân.
Câu 7: Các thủ pháp gây cười đáng chú ý trong truyện cười: “Nhưng nó phải bằng hai mày” là gì?
a. Cử chỉ gây cười.	b. Hành động gây cười.
c. Chơi chữ để gây cười.	d. Cả a,b, c đều đúng.
Câu 8: Hoạt động giao tiếp là gì?
a. Là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội.
b. Là hoạt động được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói và viết).
c. Là hoạt động nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 9: Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão?
a. Bày tỏ khát vọng, hoài bão trong lòng.
b. Những hành động và chiến công hiển hách của người anh hùng.
c. Những suy nghĩ, trăn trở của một vị tướng lĩnh chỉ huy quân đội.
d. Những hành động và lời nói tuyên bố trước khi đem quân xung trận của vị tướng chỉ huy.
Câu 10: Cách hiểu đúng về quan điểm sống “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
a. Không vất vã, cực nhọc.
b. Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.
c. Không quan tâm tới xã hội.
d. Chỉ sống cho riêng mình.
Câu 11: Câu thơ nào sau đây thể hiện sâu sắc nhất sự đồng cảm của Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh?
a. Chi phấn hữu thần liên tử hậu.
b. Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
c. Cổ kim hận sự thiên nan vấn.
d. Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Câu 12: Từ cô trong câu “ Cô phàm viễn ảnh bích không tận” diễn tả điều gì?
a. Chỉ có duy nhất một cánh buồm trên dòng sông.
b. Chỉ có duy nhất một con người đi trên sông.
c. Chỉ sự lẻ loi cô độc của người ra đi.
d. Chỉ sự lẻ loi cô độc của người ra đi cũng như kẽ ở lại.
Phần II: Tự Luận (7 điểm)
- Anh (chị) hãy giải thích và chứng minh nhận định: “ Tục ngữ, ca dao, dân ca vừa là kho tàng về đời sống xã hội, vừa là vốn quý về nghệ thuật từ ngữ”.
======================ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 10 (Nâng cao)
PHẦN I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: c	
Câu 2: d	
Câu 3: Truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy” nêu lên bài học về việc cần đề cao cảnh giác với kẻ thù, cần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
Câu 4: a. Đúng 	b. Sai
Câu 5: b
Câu 6: c
Câu 7: d
Câu 8: d
Câu 9: a
Câu 10: b
Câu 11: d
Câu 12: d
PHẦN II: TỰ LUẬN (7đ).
Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận kiểu bài giải thích va chứng minh một nhận định văn học. Kết cầu chặt chẻ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
Yêu cầu về kiến thức:
	Trên cơ sở những hiểu biết về tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, học sinhbiết phát hiện, giải thích, chứng minh, phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tục ngữ, ca dao, dân ca để làm sáng tỏ nhận định. 
Về nội dung: Tục ngữ, cao dao, dân ca là kho tàn về đời sống xã hội: 
Tục ngữ, ca dao, dan ca là trí tụê, là tâm hồn của dân tộc ta, một pho sử về xã hội, là một cuốn sách về kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh của nhân dân ta từ ngàn xưa truyền lại.
Tục ngữ, ca dao, dan ca phản ánh lối sống giàu tình nặng nghĩa của người bình dân Việt Nam từ xưa đến nay.
Về nghệ thuật: Tục ngữ, ca dao, dân ca là vốn quý về nghệ thuật từ ngữ:
Nhằm đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống, tục ngữ thường ngắn gọn súc tích, có vần điệu, đối thanh, đối ý, thông qua hình tượng để khắc họa nội dung. Do đó, nghệ thuật từ ngữ gọn, chắc, chính xác và thật gợi tả.
VD: Chân cứng đá mềm.
	 Tức nước vở bờ.
	Một giọt máu đào, hơn ao nước lả.
Với yêu cầu biểu hiện nhiều khía cạnh tâm tư, tình cảm, ca dao, dân ca có kết cấu đa dạng, ngôn ngữ giàu hình ảnh gợi cảm, biện pháp tu từ phong phú, cách diễn đạt muôn hình muôn vẻ.
Xét về nội dung và nghệ thuật: - Tục ngữ, ca dao, dân ca là những viên ngọc quý của văn học dân tộc. 
Các mức điểm cụ thể như sau:
Điểm 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Có thể có một vài sai sót nhỏ không đáng kể.
Điểm 5: Hiểu đề, hướng khai thác hợp lý. Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu về kiến thức. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
Điểm 3: Tỏ ra hiểu đề. Trình bày khoảng một nửa số ý trong phần 2 (Yêu cầu về kiến thức). Biết cách giải thích, chứng minh, tuy còn lúng túng. Văn viết còn lủng củng.
Điểm 1: Bài viết quá sơ sài hoặc chung chung. Văn viết quá kém, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Chữ viết cẩu thả.
Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp
Hết.

File đính kèm:

  • doc0607_Van10nc_kh1_TPBC.doc
Đề thi liên quan