Đề kiểm tra ngữ văn 6 học kỳ II

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra ngữ văn 6 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận 


NộI DUNG
Các mức độ tư duy

Tổng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng


TN
TL
TN
TL
TN
TL


Văn 
học
Phương thức biểu đạt
C1





1

Nội dung


C2



1

Nghệ thuật
C3





1


Tiếng Việt
Từ láy


C5



1

Cụm danh từ


C6



1

So sánh, nhân hoá


C7, C11



2

Hoán dụ


C9



1

ẩn dụ


C10



1

Câu đơn


C8



1
Tập làm văn
Những vấn đề chung về văn bản


C4, C12



2

Viết bài văn tả người





C13
1
Tổng số câu
Tổng số điểm
2
0,5

10
2,5



7
1
10






















đề kiểm tra ngữ văn 6 học kỳ ii
Phần I: Trắc nghiệm ( 3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái A, B, C, D vào câu trả lời đúng nhất.
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thành niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phành phạch vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
	 ( Trích SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1:Nhận xét nào đúng về phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
A. Tự sự kết hợp với nghị luận 	B. Tự sự kết hợp với miêu tả
C. Tự sự kết hợp với biểu cảm	D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm
Câu 2: Nhận xét nào phù hợp với đoạn trích?
A. Tái hiện được ngoại hình của nhân vật Dế Mèn	
B. Tái hiện được ngoại hình và nội tâm của nhân vật Dế Mèn
C. Tái hiện được ngoại hình và hành động của nhân vật Dế Mèn
D. Tái hiện được hành động và nội tâm của nhân vật Dế Mèn
Câu 3: Nhân vật tôi trong đoạn văn là ai?
A. Người kể chuyện	 C. Dế Mèn
B. Tô Hoài	D. Vừa là Dế Mèn vừa là Tô Hoài
Câu 4: Thứ tự kể, tả đoạn văn là
 A. Từ khái quát đến cụ thể	B. Lần lượt từng bộ phận cơ thể của Dế Mèn
 C. Từ ngoài vào trong	D. Vừa tả khái quát, vừa cụ thể, lần lượt tả từng bộ phận cơ thể của Dế Mèn.
Câu 5: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
A. Ba từ	B. Bốn từ	C. Năm từ	D. Sáu từ
Câu 6: Trong đoạn văn: “ Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thành niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt” có mấy cụm danh từ?
A. Một cụm	B. Hai cụm	C. Ba cụm	D. Bốn cụm
Câu 7: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu mà Tô Hoài đã sử dụng trong đoạn văn trên là?
A. Liệt kê	B. So sánh	C. Nhân hóa	D. Vừa so sánh, vừa nhân hóa
Câu 8: Câu “ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đơn	B. Câu đặc biệt.	C. Câu rút gọn.	D. Câu ghép
Câu 9: Câu nào sau đây không sử dụng phép hoán dụ ?
 	A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác	
B. Miền Nam đi trước về sau.
 	C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ
 	D. Hình ảnh miền Nam trong trái tim tôi
Câu 10 : Cho biết câu nào sử dụng phép ẩn dụ ?
 	A. Mặt trời mọc ở đằng đông.	B. Bác như ánh mặt trời .
 	C. Mặt trời chân lí chói qua tim 	D. Thấy anh như thấy mặt trời .
Câu 11 : Phép nhân hoá trong câu ca dao được tạo ra bằng cách nào ?
“ Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng ”
 	A. Dùng từ vốn dùng gọi người để gọi vật 
 	B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật .
 	C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật.
 	D. Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
Câu 12: Để miêu tả hình ảnh mẹ lúc em mắc lỗi, em sẽ chọn chi tiết nào sau đây:
A. Gương mặt rạng rỡ	B.Nụ cười hiền dịu
C. ánh mắt lo âu	D. Lời nói ân cần, nhẹ nhàng, độ lượng.
Phần II: Tự luận ( 7,0 điểm)
Câu 13: Hãy tả lại hình ảnh mẹ ân cần chăm sóc em trong những ngày em bị ốm.

đáp án + biểu điểm
I.Phần trắc nghiệm: 3 điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
b
c
c
d
d
c
d
a
a
c
b
d
II. Phần tự luận: 7 điểm
Nội dung: Tả về người mẹ
Hình thức: đảm bảo bố cục 3 phần của một bài văn tả người 
Cần đáp ứng các yêu cầu sau
1. Mở bài : 
- Nêu lý do em bị ốm
- Hoặc, nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ thân yêu của mình.
2. Thân bài : 
HS có thể tập trung nêu các ý sau :
- Hình ảnh về mẹ trong những ngày em bị ốm.
- Hình ảnh về đôi mắt mẹ hiền từ , nhân hậu, giàu lòng yêu thương và những cảm nhận của em về đôi mắt ấy.
- Hình ảnh về đôi bàn tay mẹ nâng đỡ, chăm sóc em trong những ngày em bị ốm và những cảm nhận của em về đôi bàn tay ấy.
- Những hình ảnh khác về người mẹ thân yêu mà em nhận thấy trong những ngày em bị ốm :
 + Nét mặt 
 + Cử chỉ
 + Hành động
3. Kết luận
- Khẳng định tình yêu thương của mẹ đối với em
- Tình cảm của em dành cho mẹ
Biểu điểm
Điểm 7 : Bài viết mạch lạc rõ ràng thể hiện rõ yêu cầu của bài văn tả người. Sử dụng ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu. Đảm bảo bố cục.
Đểm 5 – 6 : Bài viết mạch lạc rõ ràng, đảm bảo bố cục thể hiện rõ yêu cầu của bài văn tả người. Sử dụng ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu song đôi chỗ còn chưa hay.
Điểm 3 – 4 : Bài viết xác định được phạm vi kiến thức, có sử dụng phương pháp tả người song còn lúng túng. Bài làm còn sơ sài.
Điểm 1 - 2 : Không đảm bảo các yêu cầu trên.
Điểm 0 : Không làm bài











File đính kèm:

  • docDE VAN 6 KY II DAP AN MA TRAN.doc