Đề kiểm tra ngữ văn 6-Tiết 28-Tuần 7 (Thời gian: 45 phút )

doc11 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra ngữ văn 6-Tiết 28-Tuần 7 (Thời gian: 45 phút ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV:Phạm nguyệt
Đề kiểm tra ngữ văn 6-Tiết 28-Tuần 7
(Thời gian: 45 phút )
Phần I : Trắc nghiệm ( 2,0 điểm )
 Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1:Truyền thuyết là :
 A-Những câu chuyện hoang đường.
 B- Cuộc sống hiện thực dược kể lại một một cách nghệ thuật.
 C-Lịch sử dân tộc được phản ánh chân thực qua nhiều nhân vật lịch sử.
 D-Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự việc và nhân vật lịch sử.
Câu 2:ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “Cái bọc trăm trứng” là gì?
 A- Mọi người ,mọi dân tộc Việt Nam phải yêu thương nhau như anh em một nhà.
 B-Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
 C- Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc
 D- Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam .
Câu 3: Tên gọi khái quát nhất cho cuộc đấu tranh xã hội trong truyện cổ tích là gì?
A- Cuộc đấu tranh giữa người nghèo và kẻ giàu.
B- Đấu tranh giữa địa chủ và nông dân.
C- Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
D-Đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa.
Câu 4:Nhân vật trong truyện cổ tích là?
 A-Thần linh. C- Cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc..
 B- Người D- Vật
Câu 5: Chủ đề của truyện “Thạch Sanh”là:
 A- Đấu tranh xã hội. C-Đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
 B- Đấu tranh chống xâm lược. D- Đấu tranh chống cái ác.
Câu 6: Việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân có ý nghĩa gì?
 A-Vì không cần đến gươm nữa. C- Lê lợi đã tìm được chủ.
 B-Không muốn nợ nần. D- Muốn cuộc sống thanh bình cho đất nước.
Câu 7: Mục đích chính của truyện em “Em bé thông minh”là?
 A-Gây cười 
 B- Ca ngợi,khẳng định trí tuệ ,tài năng của con người dốt.. 
 C - Khẳng định sức mạnh của con người.
 D- Phê phán những kẻ ngu
Câu 8:Truyện “Thạch Sanh” thể hiện uớc mơ gì của nhân dân?
 A-Sức mạnh của nhân dân. C-Cái thiện chiến thắng cái ác.
 B- Công bằng xã hội. D-Cả ba uớc mơ trên.
Phần II: Tự luận
 Câu 1: (2 điểm)
 Nêu cảm nhận của em sau khi học truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” (Trình bày trong khoảng 5->7 câu ) .
Câu 2:(6 điểm)
 Em hãy kể lại một trong những chiến công của Thạch Sanh và nêu cảm nghĩ của em. 





GV:Phạm nguyệt



Đáp án-Biểu điểm(Bài kiểm tra ngữ văn 6 –Tiết28)


Phần I: Trắc nghịêm.(Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
C
C
D
D
B
D

Phân II:Tự luận

 Câu 1 (2 điểm):Học sinh phải trình bày được một vài cảm nhận :
 -Truyện đã giúp em hiểu và thêm tự hào về nguồn gốc cao quí của người VN
 - Biết ơn công lao dựng nước của các Vua Hùng.
 * Yêu cầu: Học sinh trình bày trong một đoạn văn ngắn 5->7 câu.
Câu 2:

 - HS chọn một trong những chiến công của Thạch Sanh để kể lại.
 - nêu một vài cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật ,về sự việc(Khâm phục tài năng,yêu 
 quí nhân vật….).
 * Yêu cầu: -xác định rõ ranh giới sự việc(Chiến công).Diễn đạt trôi chảy…..
























GV:Phạm nguyệt


Đề kiểm tra tiếng việt 6 (Tiết 46 – Tuần 12 ).

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm )
Câu 1: Từ phức gồm bao nhiêu tiếng?
 A- Một B- Hai C- Nhiều hơn hai D-Hai hoặc nhiều hơn hai
Câu 2:Trong bốn cách chia từ phức sau đây ,cách nào đúng?
 A-Từ ghép và từ láy . C- Từ phức và từ ghép.
 B- Từ phức và từ láy. D- Từ phức và từ đơn.
Câu 3: Bộ phận mượn quan trọng nhất của tiếng việt là gì?
 A-Tiếng Pháp B- Tiếng Hán C-Tiếng Nga D-Tiếng Anh
Câu 4: Câu ca dao sau có từ mượn không?
 “ Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
 A-Có B- Không.
Câu 5: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ.
 A-Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
 B- Nghĩa của từ là sự vât ,tính chất mà từ biểu thị.
 C- Nghĩa của từ là sự vật,tính chất ,hành động mà từ biểu thị.
 D- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Câu 6:Dòng nào ghi đúng về cách phân loại danh từ?
 A-Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
 B- Danh từ chỉ người và chỉ vật.
 C-Danh từ chung và danh từ riêng.
 D-Danh từ chỉ hiện tượng và khái niệm.
Câu 7:Tên người, tên địa danh Việt Nam được viết hoa như thế nào?
 A-Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ.
 B-Viết hoa toàn bộ chữ cái đầu tiên của tiếng.
 C-Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
 D-Không viết hoa tên đệm của người.
Câu 8:Dòng nào nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?
 A-Cụm danh từ là tổ hợp từ có cấu trúc phức tạp.
 B-Cụm danh từ là tổ hợp từ có cấu trúc 2 phần:Phần trước,phần trung tâm.
 C- Cụm danh từ là tổ hợp từ có cấu trúc 2 phần:Phần trung tâm ,phần sau.
 D-Cụm danh từ là tổ hợp từ có cấu trúc 3 phần:Phần trước,phần trung tâm,phần sau.
Phần II: Bài tập
Câu 1:Câu sau mắc lỗi gì? Em hãy sửa lại cho đúng.(2 điểm )
 a.Ngày 2-9- 1945 ,tại quảng trường Ba Đình ,Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập.
 b.Tối nào bà cũng kể một câu truyện cổ tích rất hay cho em nghe.
Câu 2: Phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu sau và điền vào mô hình.(2 điểm)
 Những học sinh lớp 6 ấy rất chăm ngoan. 
Câu 3:Viết đoạn văn ngắn (Khoảng từ 3->5 câu ) chủ đề mái trường,trong đó có vận dụng một cách hợp lý từ mượn và từ thuần việt sau: Trang trọng,học tập,vui tươi.
 ( 4 điểm )
 
 (

GV:Phạm nguyệt





Đáp án-Biểu điểm (Bài tiếng việt ngữ văn 6- Tiết 46-Tuần 12)


Phần I :Trắc nghiệm (2 điểm )

 8 câu –mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm.

Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
Đáp án
D
A
B
B
D
 A
 C
D
 

Phần II: Bài tập 
 Câu 1: (2 điểm )
Mắc lỗi dùng từ : Bảng (Tuyên ngôn) ->Sửa lại :Bản (Tuyên ngôn).
Lỗi chính tả : Câu truyện -> Sửa Lại : Câu chuyện
 Câu 2: ( 2 điểm)
 Cụm danh từ : Những học sinh lớp 6 ấy

 Mô hình :
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
 Những

 học sinh
 Lớp 6
 ấy




 Câu 3: (3 điểm )
 Yêu cầu:- học sinh viết đoạn văn đúng về hình thức.diễn đạt trôi chảy không 
 mắc lỗi chính tả .
 - Về nội dung:Phải đúng chủ đề, có sử dụng từ mượn ,từ thuần việt hợp lý.


 
 













Bài viết tập làm văn số1- Lớp 6- Tuần 5 (Tiết 17-18) .


Đề bài: Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời văn của em.

Dàn bài –biểu điểm.


 1.Mở bài:
 - Dẫn dắt: 
 - Giới thiệu tên truyện.
 ( Hoàn cảnh:Vào thời giặc Minh xâm chiếm nước ta ,cuộc k/n Lam Sơn đang gặp rất nhiều khó khăn ,Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần…) 
 
 2. Thân bài:
 Kể lại diễn biến câu chuyện bằng lời văn của mình.
 -Lê Thận nhận được lưỡi gươm ở vùng sông nước Thanh Hoá .
 - Lê Lợi nhận được chuôi gươm ở vùng núi Thanh Hoá
 - Lê Thận dâng lưỡi gươm tra vào chuôi vừa như in.
 - Từ khi có gươm thần, nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi… Đất nước sạch bóng quân thù.
 - Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở Hồ Tả Vọng khi đã lên ngôi vua.
 3. Kết bài:	
 Từ đó Hồ Tả Vọng mang tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
 Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về TT “Sự tích Hồ Gươm” 
 *Yêu cầu chung:
 - Viết đúng kiểu bài tự sự .
 - Không sao chép văn bản.Phải sáng tạo trong lời kể(Có thể tái tạo sự việc trong
 truỵện bằng một vài nét tả sinh động hoặc thêm chi tiết phụ cho câu chuyện
 thêm sinh động..)
 
 - Đảm bảo bố cục 3 phần –chặt chẽ,rõ ràng.
 - Bài viết mạch lạc diễn đạt trôi chảy.Không mắc lỗi .
 *Cho điểm:
 - Nội dung: 9 điểm
 -Hình thức: 1 điểm














Bài viết tập làm văn số 2 – Lớp 6 -tiết 37, 38. tuần 10

Đề bài : Kể lại một việc tốt mà em đã làm.


Dàn bài- biểu điểm


1.Mở bài:
 Giới thiệu câu chuyện định kể và suy nghĩ chung của em.
2. Thân bài:
 Kể lại diễn biến câu chuyện 
- Sự việc xảy ra bao giờ, ở đâu?
- Diễn biến sự việc thế nào?
- Kết quả ra sao?
3. Kết bài:
 - Suy nghĩ, cảm xúc từ việc làm đó.
*Yêu cầu chung:
 - Viết đúng kiểu bài văn tự sự( Kể chuyện đời thường)
 - Thể hiện rõ cảm xúc với việc tốt mình đã làm (Vui, sung sướng,thấy mình lớn 
 và trưởng thành thêm…).
Bố cục 3 phần rõ ràng.
Diễn đạt trôi chảy,không mắc lỗi…
*Cho điểm:
 -Nội dung: 9 điểm
 -Hình thức: 1 điểm















GV:Phạm nguyệt




Bài viết số 3-Tập làm văn 6- Tiết 49,50 –Tuần 13


Đề bài:
 Thanh Gươm Hồ Hoàn Kiếm tự kể chuyện mình.

 
Dàn bài- biểu điểm.

Mở bài:
Lời tự giới thiệu:(Ta là thanh gươm Hồ Hoàn Kiếm…..).
Thân bài:
 -Ta (Thanh Gươm ) kể lại diễn biến câu chuyên cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam
 Sơn đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi ntn (Từ khi TA ở Thanh Hoá cho đến lúc
 về kinh thành Thăng Long ). 
Kết bài:
Lời nhắn nhủ, dặn dò của TA (Gươm thần)với các thế hệ con cháu.
*Yêu cầu chung:
 -Viết đúng thể loại tự sự: Kể chuỵện sáng tạo bằng ngôi kể mới (Ngôi thứ nhất).
 - Bố cục 3 phần rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy,mạch lạc.
* Cho điểm:
 -Nội dung:9 điểm.
 - Hình thức:1 điểm





















GV:Phạm nguyệt
Kiểm tra ngữ văn 7-Tiết 42- Tuần 11.

Phần I: Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” thể hiện nội dung nào?
 A-Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
 B- Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
 C- Kể về tâm trạng của môt chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
 D- Tái hiện lai những tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường 
 Vào lớp một của con.
Câu 2: Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”
 A-Hãy hành động vì trẻ em . 
 B- Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em.
 C- Hãy để cho trẻ em sống trong một mái ấm gia đình
 D- Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng.
Câu 3:Ca dao dân ca là tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc.
 A-Đúng B- Sai
Câu 4:Cảm xúc chủ đạo trong bốn bài ca dao về tình yêu đất nước con người là gì?
 A-Miêu tả cảnh vật quê hương ,đất nước.
 B- thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
 C-Ngợi ca một số địa danh của đất nước.
 D-Ca ngợi cảnh sắc tươi đẹp ,hùng vĩ ,biểu lộ tình yêu và niềm tự hào với qh,đ/n.
Câu 5:Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng ở bài ca dao than thân?
 A-Những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ. C-Sử dụng nhiều hình ảnh đối lập.
 B-Thể thơ lục bát,âm điệu thương cảm. D-Những hình ảnh mang tính truyền thống.
Câu 6: Bài thơ “Sông núi nước nam” được viết theo thể thơ nào?
 A-Thất ngôn tứ tuyệt. C-ngũ ngôn trường thiên.
 B-ngũ ngôn tứ tuyệt. D-Thất ngôn bát cú.
Câu 7:Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của tác giả nào?
 A-Nguyễn Trãi B- Nguyễn Khuyến
 C-Nguyễn Du C-Nguyễn Đình Chiểu
Câu 8:Chủ đề của bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh Dạ Tứ ) là gì?
 A-Đăng sơn ức hữu (Lên núi nhớ bạn). 
 B-Vọng nguyệt hoài hương (Trông trăng nhớ quê)
 C-Sơn thuỷ hữu tình( Non nước hữu tình)
 D-Tức cảnh sinh tình (Trước cảnh sinh tình)
Câu 9:Khi đọc hiểu các bài thơ bằng chữ Hán cần chú ý điều gì?
 A-Văn bản phiên âm và chú thích. B-Văn bản phiên âm và bản dịch thơ.
 C-Văn bản dịch nghĩa và chú thích. D-Bản dịch nghĩa ,dịch thơ và chú thích.
Câu 10:Cảnh đèo ngang được miêu tả trong thời điểm nào?
 A-Buổi trưa. B- Xế chiều.
 C- Ban mai. D-Đêm khuya.
Phần II:Tự luận
Câu 1:(3 điểm)Chỉ ra cái hay trong cách biểu hiện nghệ thuật của bài ca dao “Anh em nào phải ….hai thân vui vầy” (Trình bày ngắn gọn trong khoảng 5->7 dòng).
Câu 2:(4,5 điểm)Chép chính xác bài thơ “Bánh trôi nước”.Cảm nhận của em về bài thơ?

GV:Phạm nguyệt



Đáp án –Biểu điểm bài kiểm tra ngữ văn 7-Tiết 42-Tuần 11.


Phần I: Trắc nghiệm: (2,5 điểm-Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

 
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
C
A
D
C
A
B
B
A
B


Phần II: Tự Luận

Câu 1: (3 điểm)
 Cái hay của bài ca dao
Thể thơ lục bát,âm điệu nhắn nhủ.
Dùng cách nói phủ định ( nào phải người xa…..) để khẳng định những cái cùng chung của anh em (Chung cha mẹ,chung một nhà….)
So sánh đặc sắc:….Như chân tay..
 -->Khẳng định tình cảm anh em gắn bó ,đoàn kết..để cha mẹ vui lòng.
Câu 2:( 4,5 điểm)
 -Chép chính xác bài thơ “Bánh trôi nước”( 1 điểm).
 -Trình bày cảm nhận về bài thơ-Những nét đặc sắc về ND&NT –(3,5điểm)
 * Nghệ thuật : +, Ngôn từ giản dị ,trong sáng. 
 +,Vận dụng sáng tạo thành ngữ.
 +, Cách chọn đề tài,…
*Nội dung:- Trân trọng vẻ đẹp hình thể và phẩm chất của người phụ nữ.
 - Cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
Yêu cầu trình bày trong bài ngắn ,có bố cục 3 phần.

















GV:Phạm nguyệt

 Đề kiểm tra tiếng việt 7-Tiết 47-Tuần 12.
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm-Mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Câu 1:Từ phức gồm
 A-Từ ghép và từ đơn. C-Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
 B- Từ ghép và từ láy. D-Từ láy bộ phận và láy hoàn toàn.
Câu 2:Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
 A-Từ gồm hai tiếng có nghĩa. B- Từ có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp.
 C-Từ có hai hoặc trên hai tiếng. D- Từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính.
Câu 3:Trong những từ sau ,từ nào là từ láy hoàn toàn?
A-Long lanh. B-Mong manh.
C-Luẩn quẩn D-Thăm thẳm
Câu 4: Từ nào sau đây có yếu tố GIA cùng nghĩa với GIA trong GIA ĐìNH
A-Gia vị B-Gia tăng C-Gia sản D-Tham gia
Câu 5:Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau.
 Ai đi đâu đấy hỡi ai,
 Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
A-Ai B- Trúc C-Mai D-Nhớ
Câu 6:Quan hệ từ nào để điền vào chỗ trống ở câu sau?
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu ………ai?
A-bằng B- như C- hơn D-vì
Câu 7:Trong những dòng sau ,dòng nào là thành ngữ?
A-Ao sâu nước cả B-Cải chửa ra cây
C-Bầu vừa rụng rốn d-Đầu trò tiếp khách
Câu 8:Dòng nào nêu đúng cách sử dụng từ trái nghĩa?
A-Cho thể thay thế bất kỳ từ đồng nghĩa nào
B-Chỉ có thể thay thế từ Hán Việt đồng nghĩa cho từ thuần việt
C-Chỉ có thể thay thế từ thuần việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt.
D-Cần cân nhắc, lựa chon từ đồng nghĩa đúng ngữ cảnh để tạo sắc thái biểu cảm.
Câu 9:Dòng nào dưới đây không đúng với từ trái nghĩa?
A-Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
B-Một từ nhiều nghĩa có thể nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
C-Từ trái nghĩa đóng vai trò chủ ngữ trong câu.
D-Từ trái nghĩa tạo những hình ảnh tương phản.
Câu 10:Dòng nào nói đúng khái niệm từ đồng âm?
A-Những từ giống nhau về âm thanh’
B-Những Từ giống nhau về nghĩa
C-Những từ thuộc nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.
D-Những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa
Phần II: Bài tập:
Đặt câu với các cặp từ Hán Việt và thuần việt sau (2 điểm).
a.Hi sinh / Bỏ mạng
b.Phụ nữ / Đàn bà
 2. Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:Cao thượng, dũng cảm, trung thực,chăm chỉ(2 điểm).
 3.Viết đoạn văn ngắn (Khoảng 5 câu ) có sử dụng thành ngữ một cách hợp lý.(3,5 điểm)
 




GV:Phạm nguyệt


Đáp án- Biểu điểm bài kiểm tra tiếng việt-Tiết 47-Tuần 12.


Phần I( 2,5 điểm- Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)


Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
D
C
A
C
A
D
C
D


Phần II:Bài tập:

HS đặt câu có sử dụng từ thuần việt và Hán Việt đúng ngữ cảnh.
( Mỗi câu đúng được 0,5 điểm –Tổng là 2 điểm)
 2.HS tìm được các từ trái nghĩa phù hợp (Mỗi từ được 0,5 điểm)
 3. Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ hợp lý (3,5 điểm)
 *Yêu cầu: - Đúng hình thức đoạn văn ;
 -Diễn đạt trôi chảy ,không mắc lỗi

File đính kèm:

  • docdekiemtravan6.doc