Đề kiểm tra ngữ văn 6- Tiết 28- tuần7 (thời gian: 45 phút)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra ngữ văn 6- Tiết 28- tuần7 (thời gian: 45 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS cửa ông GV: Nguyễn thị mai dung Đề kiểm tra ngữ văn 6- Tiết 28- Tuần7 (Thời gian: 45 phút) Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn câu trả lời đúng- mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm. Câu1: Thể loại truyện cổ tích xuất hiện từ thời kì xã hội nào? A. Nguyên thuỷ. B. Chiếm hữu nô lệ. C. Phong kiến. D. Hiện nay. Câu2: Tên gọi khái quát nhất cho cuộc đấu tranh xã hội trong truyện cổ tích là gì? A.Đấu tranh giữa cái nghèo và kẻ giầu; B. Đấu tranh giữa địa chủ và nông dân; C. Đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa; D. Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Câu3: ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng "Cái bọc trăm trứng" là: A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam. B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang. C.Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc. D. Mọi người, mọi dân tộcViệt Nam phải yêu thương nhau như anh em một nhà. Câu4:Chủ đề của truyện Thạch Sanh là? A. Đấu tranh xã hội. C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên. B. Đấu tranh chống xâm lược D. Đấu tranh chống cái ác. Câu 5: Kết thúc có hậu của truyện Thạch Sanh thể hiện qua chi tiết nào? A. Thạch Sanh giết được chằn tinh. B. Thạch Sanh cứu được công chúa. C. Tiếng đàn của Thạch Sanh buộc quân sĩ 18 nước chư hầu xin hàng. D. Thạch Sanh lấy công chúa và được làm vua. Câu6: Tại sao em bé thông minh được hưởng vinh quang? A. Nhờ may mắn và tinh ranh. B. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh. C. Nhờ có vua yêu mến. D. Nhờ thông minh, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân. Câu7: Mục đích chính của truyện"Em bé thông minh" là: A. Gây cười C. Khẳng định sức mạnh của con người. B. Phê phán những kẻ ngu dốt D.Ca ngợi khẳng định trí tuệ tài năng con người. Câu8: Nhân vật trong truyện cổ tích là? A. Thần linh. C. Cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. B. Người. D. Vật. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu1:( 2 điểm) Hãy nêu cảm xúc của em sau khi đọc truyện" Em bé thông minh" bằng hai câu ngắn gọn. Câu2:(6 điểm) Trong những chiến công của Thạch Sanh, em thích nhất chiến công nào? Hãy kể lại chiến công đó và nói rõ vì sao em thích? Đáp án- biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm.(2 điểm- mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D D A D D D C Phần II: Tự luận Câu1: Diễn đạt bằng hai câu ngắn gọn, nêu được cảm xúc: yêu mến, khâm phục, tự hào. (2 điểm) Câu2: - HS chọn được chiến công yêu thích.(1 điểm) - Kể lại diễn biến chiến công. (4 điểm) - Nêu lí do chọn chiến công (1 điểm) Sơ đồ ma trận Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng - Con Rồng cháu Tiên - Thạch Sanh - Em bé thông minh - Tác phẩm và thể loại tn tl tn tl tn tl 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1- 0,25 đ 3- 7 đ 3- 2,5 đ 3- 0,75 đ 3- 1 đ 4-1 đ 1- 2 đ 2- 6 đ 10- 10 đ Trường THCS Cửa Ông GV: Nguyễn Thị Mai Dung Đề kiểm tra Ngữ văn 9 - tiết 48 - tuần 10 ( Thời gian: 45 phút) PhầnI: Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm) Chọn đáp án đúng cho các câu sau:( Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm) Câu 1: Tác giả của "Truyện Kiều" là: A. Nguyễn Dữ C. Nguyễn Bỉnh Khiêm. B. Nguyễn Du D. Nguyễn Đình Chiểu. Câu 2: Truyện Kiều còn có tên gọi: A. Kim Vân Kiều truyện. B. Truyện Vương Thuý Kiều. C. Đoạn trường thanh tân. Câu 3: Giá trị nội dung truyện Kiều là: A. Giá trị nhân đạo sâu sắc. C. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. B. Giá trị hiện thực lớn lao. D. Giá trị hiện thực và yêu thương con người. Câu 4: Để tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật: A. Tả thực. C. Tự sự. B. Ước lệ. D. Lãng mạn Câu 5: Hình ảnh Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được khắc hoạ theo mô típ trong truyện cổ tích: A. Một anh chàng nông dân chăm chỉ đã lấy được vợ đẹp và trở nên giàu có. B. Một anh chàng tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi nguy hiểm họ trả nghĩa cho nhau và thành vợ chồng. C. Một chàng hoàng tử lưu lạc trong dân gian, trải qua nhiều thử thách gian nan, lấy được người con gái mình yêu và sống hạnh phúc. D. Một chàng trai mồ côi, thông minh, dũng cảm lấy được công chúa và vui hưởng hạnh phúc sung sướng. Câu 6: Khát vọng của nhà thơ được gửi gắm trong đoạn trích" Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga "là: A. Trở nên giàu sang có địa vị C. Cứu người, giúp đời. B. Làm nên công danh lẫy lừng. D. Người anh hùng sẽ được lưu danh sử sách. Câu 7: Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho chính xác. A B 1. Quang Trung đại phá quân Thanh. a. Truyện thơ Nôm. 2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh b. Tiểu thuyết lịch sử chương hồi. 3. Lục Vân Tiên gặp nạn c. Tuỳ bút. Câu8: Nhân vật chính trong " Chuyện người con gái Nam Xương" là: A. Vũ Thị Thiết. C. Trương Sinh. B. Linh Phi. D. Bé Đản. Câu 9: Vai trò của cái bóng trong "Chuyện người con gái Nam Xương". A. Làm câu chuyện hấp dẫn. C. Thắt nút, mở nút câu chuyện. B. Thể hiện tính cánh nhân vật. D. Là yếu tố truyền kì. Câu 10: Truyện" Lục Vân Tiên" có kết thúc như thế nào? A.Kết thúc có hậu. C.Kết thúc không có hậu. B. Kết thúc dang dở. D. Kết thúc đầu cuối tương ứng. PhầnII: Tự luận (7,5 điểm) Câu1:(2,5điểm) Hãy viết một đoạn văn (từ 5-> 7 câu) giới thiệu về đại thi hào Nguyễn Du? Câu2:(5 điểm) Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua hai nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều? Đáp án - biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm (2,5 điểm- mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C C B B C 1-b 2-c 3- a A C A PhầnII: Tự luận (7,5 điểm) Câu 1: (2,5 điểm ). Viết đoạn văn khoảng 5->7 câu, nêu được các ý sau: - Nguyễn Du (1765- 1820) tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê tỉnh Hà Tĩnh. - Sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học. - 1802 - ông làm quan dưới triều Nguyễn. - 1813/1814 ông làm chánh sứ sang Trung Quốc; Năm1820, dưới triều Minh Mạng ông được cử làm chánh sứ sang TQ lần thứ 2, nhưng chưa kịp đi thì mất tại Huế. - Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, có vốn sống phong phú, là một thiên tài văn học, được liên hợp quốc công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. - Sự nghiệp văn học gồm thơ chữ Hán, chữ Nôm, trong đó đặc sắc nhất là Truyện Kiều. Câu 2: (5 điểm). * Yêu cầu về hình thức: Viết bài văn ngắn, bố cục 3 phần , diễn đạt mạch lạc, lô gíc, không sai lỗi chính tả. * Yêu cầu về nội dung: Nêu được các ý cơ bản sau: - Đều là những người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh, hiếu thảo. - Có tình yêu thương tha thiết, nồng hậu, luôn khát khao hạnh phúc. - Gặp những hoàn cảnh éo le, bất hạnh=> đều là nạn nhân của chế độ phong kiến. - Họ là những con người đáng thương, đáng được bảo vệ và trân trọng. Sơ đồ ma trận Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng tn tl tn tl tn tl - Truyện Kiều -Truyện Lục Vân Tiên -Chuyện người con gái Nam Xương. -Tác phẩmvà thể loại -Cảm nhận về nhân vật 2 1 1 1 2 2 1 1 5 5- 3,5đ 3- 0,75 2- 0,5 đ 1- 0,25 đ 1 - 5 đ 1 đ 2,5đ 1,25 0,25đ 5 đ 12- 10 đ Trường THCS cửa ông GV: NguyễnThị Mai Dung Đề kiểm tra tiếng việt 6- tiết 46- tuần 12 (Thời gian: 45 phút) PhầnI: Trắc nghiệm (2 điểm) Chọn câu trả lời đúng- mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm Câu1: Câu nào nêu chính xác nhất khái niệm của từ? A. Từ là đơn vị ngôn ngữ. C. Từ là ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. B. Từ là ngôn ngữ có nghĩa. D.Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Câu 2: Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng? A. Từ ghép và từ láy. C. Từ phức và từ láy. B. Từ phức và từ ghép D. Từ phức và từ đơn. Câu 3:Bộ phậntừ mượn quan trọng nhất của tiếng Việt là: A. Tiếng Pháp C. Tiếng Nga. B. Tiếng Hán. D. Tiếng Anh. Câu 4: Hai câu ca dao có từ mượn nào không? "Ăn bảy nong cơm, ba nong cà. Uống một hớp nước cạn đà khúc sông" A. Có B. Không Câu5:Chỉ ra cách biểu hiện đầy đủ nhất về nghĩa của từ? A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị. B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị. C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị. D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Câu 6: Sách Ngữ Văn 6- tập I giải thích: " Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa" Từ trên được giải thích theo cách nào? A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích. C.Trình bày khái niệm mà từ biểu thị D. Không theo 3 cách trên. Câu 7: Tên tổ chức, cơ quan, giải thưởng, danh hiệu được viết hoa như thế nào? A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. B. Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tên tổ chức, cơ quan, giải thưởng. C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của bộ phận tạo thành cụm từ. D. Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tên người. Câu 8:Thế nào gọi là danh từ? A. Danh từ là từ chỉ người, vật. B. Danh từ là những từ chỉ hiện tượng, khái niệm. C. Gồm cả Avà B. D. Danh từ là những từ chỉ hoạt động, hành động của người, vật. Phần II: Tự luận ( 8 điểm) Câu 1: Nêu năm từ có một nghĩa; năm từ có nhiều nghĩa? (1 điểm) Câu 2: Các câu sau mắc lỗi gi? Em hãy sửa lại cho đúng? (2 điểm) a. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta không nên nói năng tự tiện. b. Hoc sinh lớp 6A là học sinh trường Trung học cơ sở Cửa Ông. Câu 3: Phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu sau và điền vào mô hình? "Tất cả những em học sinh lớp 6A ấy rất ngoan". (2 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng từ 3-> 5 câu ), chủ đề " Chào mừng trường mới" trong đó có sử dụng các từ : nhiệt liệt, hân hoan, trang trọng.(3 điểm) Đáp án- biểu điểm PhầnI: Trắc nghiệm (2 điểm) 8 câu- mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A B B D A B C Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1: ( 1 điểm) - 5 từ có một nghĩa: cam, quýt, gà, vịt, com-pa... - 5 từ có nhiều nghĩa: đầu, mắt, tai, chân, mũi... Câu 2: (2 điểm) - câu a: mắc lỗi dùng từ (lẫn lộn từ gần âm)- từ sai: tự tiện =>Sửa: Để...không nên nói năng tuỳ tiện. - câu b:mắc lỗi lặp từ (học sinh) => Sửa: Chúng em là học sinh trường Trung học cơ sở Cửa Ông. Câu 3: (2 điểm) - Cụm danh từ: Tất cả những em học sinh lớp 6A ấy. Phần trước Phần trung tâm Phần sau t1 t2 T1 T2 s1 s2 Tất cả những em học sinh lớp6A ấy Câu 4: * Hình thức: Đủ số câu qui định, diễn đạt lô gíc, không sai lỗi chính tả. * Nội dung: Viết đúng chủ đề, sử dụng có hiệu quả các từ đã cho. Sơ đồ ma trận Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng tn tl tn tl tn tl -Từ và cấu tạo từ TV -Từ mượn - Nghĩa của từ -Chữa lỗi dùng từ -Danh từ -Cụm danh từ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2- 0,5 đ 3- 3,5 đ 3- 1,5 đ 1- 2 đ 2- 0,5 1-2 đ 4- 1 đ 4- 1 đ 2- 3 đ 3- 5 đ 12- 10 đ Trường THCS cửa ông GV: Nguyễn Thị Mai Dung Đề kiểm tra tiếng việt 9 - tiết 74- tuần 15 Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 2,5 điểm) - chọn phương án đúng trong các câu sau. Câu 1: Yêu cầu" Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ" thuộc về phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. C. Phương châm cách thức. B. Phương châm về chất. D. Phương châm lịch sự. Câu2: Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nào? A. Người nói vô lí, vụng về thiếu văn hoá giao tiếp. B. Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác. C. Gây chú ý để người nghe hiểu câu nói bao hàm ý nào đó. D. Tất cả các ý trên. Câu 3: Thế nào là lời dẫn? A. Lời nói của một người, một nhân vật. B. Là ý nghĩ của một người. C. Là lời nói hay ý nghĩ ( lời nói bên trong) của người hoặc nhân vật. Câu 4: Chọn ý kiến không đúng: A. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ. B. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại. C. Thuật ngữ có tính biểu cảm. D. Thuật ngữ có tính chính xác cao. Câu 5: Làm thế nào để trau dồi vốn từ? A. Rèn luyện nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. B. Rèn luyện dể làm tăng vốn từ. C. Tất cả các ý trên. Câu 6: Câu thơ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" A. So sánh. C. ẩn dụ B. Nhân hoá. D. Nói quá. Câu 7: Từ "ngọn" trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây. C. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. B. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu. D. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy. Câu 8: Lời trao đổi của các nhân vật trong tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào? A. Gián tiếp. B. Trực tiếp. Câu 9: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là những khái niệm thuộc về quan hệ nào? A. Quan hệ về ngữ pháp. B. Quan hệ về ngữ nghĩa. Câu 10: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau:Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc. A. Cháy nhà ra mặt chuột. C. Mỡ để miệng mèo B. ếch ngồi đáy giếng. D.Nuôi ong tay áo. Phần II: Tự luận (7,5 điểm) Câu 1: " Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì? Nó liên quan đến phương châm hội thoại nào? Câu 2: Xác định đâu nào nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển của từ "chân" trong các ví dụ sau: a. Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. b. Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời. c. Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa. d. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Câu 3: Viết đoạn văn nghị luận ( 3->5 câu) sử dụng theo hai cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp từ ý kiến sau: "Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng." ( Hồ Chí Minh , Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đáp án- biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm- mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C D C C C B A B B D PhầnII: Tự luận. Câu1: (1,5 điểm) - Câu tục ngữ trên khuyên ta cần cân nhắc khi nói để tránh mếch lòng hoặc tổn thương người nghe. - Câu đó liên quan đến phương châm lịch sự trong hội thoại. Câu 2: ( 2 điểm) a. nghĩa gốc. b. nghĩa chuyển c. nghiã gốc. d. nghĩa chuyển. Câu 3: (4 điểm) * Yêu cầu: - Viết hai đoạn văn nghị luận, một đoạn sử dụng cách nói trực tiếp, một đoạn sử dụng cách nói gián tiếp, đủ số câu qui định. - Diễn đạt mạch lạc, lô gíc, không sai lỗi chính tả. Sơ đồ ma trận Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng tn tl tn tl tn tl - Các phương châm hội thoại - Sự phát triển của từ vựng. - Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp - Trau dồi vốn từ. - Thuật ngữ - Tổng kết từ vựng 1 1 1 1 1 1 1 1 2 1 1 1 3- 2 đ 2- 2,25 đ 2- 4,25 đ 2- 0,5 đ 1- 0,25 đ 3- 0,75đ 5- 1,25 đ 5- 1,25 đ 3- 7,5 đ 13- 10 đ Trường THCS cửa ông GV: Nguyễn Thị Mai Dung Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 - tiết 75 - tuần15 Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Câu1: Bài thơ " Đồng chí" ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước cách mạng tháng Tám. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. B. Trong kháng chiến chống Pháp D. Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975. Câu2: Những người đánh cá trong "Đoàn thuyền đánh cá" làm gì khi đoàn thuyền ra khơi? A. Cầu cho trời yên biển lặng. C. Hạ cột buồm xuống. B. Hát những bài ca lao động D. Ăn cơm thật no. Câu 3: Những nơi nào tác giả bài thơ "ánh trăng" đã sống và coi vằng trăng là tri kỉ? A. Đồng, sông, bãi, rừng. C. Đồng, sông, bể, rừng. B. Đồng, sông, núi, rừng. D. Bãi, đồng, sông, bể. Câu 4: Tuổi thơ của người cháu ở bên bà trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được tái hiện lại như thế nào? A. Một tuổi thơ với nhiều niềm vui sướng, hạnh phúc. B. Một tuổi thơ trong chiến tranh đầy biến động dữ dội. C. Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. D. Cả A, B, C, đều đúng. Câu 5: Vì sao ông Hai có cảm giác cổ "nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân" ? A. Ông nghe tin về lành mình. B. Ông cảm động vì thấy làng mình vững vàng chống giặc. C. Ônh bất ngờ nghe "tin dữ"cả làng ông là Việt gian. D. Ông bị nghẹn khi uống nước chè. Câu 6: Thành công của Kim Lân qua truyện ngắn "Làng" : Diễn tả tình cảm lớn bao trùm trong con người thời kì đầu kháng chiến đó là tình yêu làng, yêu nước qua nhân vật ông Hai. A. Đúng. B. Sai. Câu7: Nhân vật nào là nhân vật chính trong truyện " Lặng lẽ Sa Pa" A. Bác lái xe. C. Anh thanh niên. B. Ông hoạ sĩ. D. Cô gái. Câu 8: Nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện "Chiếc lược ngà"? A. Xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. B. Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách và tâm lí. C. Xây dựng được nhân vật người kể truyện thích hợp. D. Nghệ thuật tả cảnh và độc thoại nội tâm sâu sắc. PhầnII: Tự luận ( 8 điểm) Câu 1: Tóm tắt truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ( Từ 10-> 12 dòng) (2 điểm) Câu 2: Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật trong khổ thơ: " Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi" (Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận) (2 điểm) Câu 3: Cảm nhận của em về hình ảnh bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. (4 điểm). Đáp án- biểu điểm. Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm- mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B C D C A C D Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) Tóm tắt truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" Yêu cầu: Viết đủ số dòng qui định - nêu được các sự việc sau: - Trên chuyến xe khách Hà Nội - Lào Cai có hai vị khách ngồi ở phía trên, đó là ông hoạ sĩ và cô gái trẻ. Họ rôm rả nói chuyện về anh thanh niên. - Xe dừng cho khách nghỉ trên đỉnh núi Sa Pa, bác lái xe giới thiệu ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên. - Anh thanh niên kể về cuộc sống và công việc của mình trên đỉnh núi khiến ông kĩ sư và cô gái trẻ khâm phục, quí mến anh. - Ông hoạ sĩ quyết định vẽ chân dung anh thanh niên nhưng anh từ chối và giới thiệu người khác. - Phút chia tay diễn ra thật bịn rịn, xúc động; ông hoạ sĩ hứa sẽ quay trở lại. Hai người đi về trong sự im lặng của cô gái Câu 2: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng qua 4 câu thơ: - Sự kết hợp giữa bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng phong phú. - Biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ. - Hình ảnh tả thực, tưởng tượng. Câu 3: (4 điểm): Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu. * Yêu cầu về hình thức: trình bày dạng bài văn ngắn, bố cục 3 phần, diễn đạt mạch lạc , lô gíc, không sai lỗi chính tả. * Yêu cầu về nội dung: Nêu được các ý sau: - Thái độ của bé Thu trước khi nhận ra cha: Gan lì, ương bướng, cương quyết, nhất định không nhận anh Sáu là ba vì anh không giống người cha trong bức ảnh. - Thái độ của bé Thu sau khi nhận ra cha: Ân hận, nuối tiếc. Dường như trong lòng em dâng lên một tình cảm mới yêu thương cha lẫn sự ân hận. Trong phút chia tay khi người cha lên đường, tình yêu thương và nỗi nhớ cha trỗi lên mạnh mẽ, hối hả. Bé Thu sung sướng, hạnh phúc khi được sống trong tình cha con. => Bé Thu là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, tình cảm tha thiết chân thành. Sơ đồ ma trận Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng tn tl tn tl tn tl - Đồng chí - Đoàn thuyền đánh cá - ánh trăng - Bếp lửa - Làng - Lặng lẽ Sa Pa - Chiếc lược ngà 1 1 1 1 1 2 1 2 2 4 1- 0,25 đ 2- 2,25 đ 1- 0,25 đ 1- 0,25 đ 2- 0,5 đ 3- 2,5 đ 1- 4 đ 3- 0,75 đ 5- 1,25 đ 3- 8đ 11- 10 đ
File đính kèm:
- De kiem tra NV6 Tiet 28 tuan 7.doc