Đề kiểm tra ngữ văn 8 học kì I năm học: 2009 - 2010

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra ngữ văn 8 học kì I năm học: 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Ngữ văn 8 học kì I
Năm học: 2009 - 2010
Phần I. Trắc nghiệm khách quan( 2 đ): Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất
 “ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
 Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào.. ” ( Lão Hạc - Nam Cao)
Câu 1. Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
 A. Miêu tả, biểu cảm C. Miêu tả, tự sự, nghị luận
 B. Tự sự, miêu tả, biểu cảm D. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận
Câu 2. Dòng nào thể hiện rõ nhất nôi dung chính của đoạn trích trên?
Tái hiện lại cái chết dữ dội của lão Hạc và cảm nghĩ của ông giáo.
Miêu tả cái chết dữ dội của lão Hạc.
Lòng xót xa thông cảm của ông giáo với lão Hạc.
Giải thích nguyên nhân vì sao cái chết của lão Hạc lại dữ dội.
Câu 3. Người xưng tôi trong đoạn trích trên là ai?
 A. Binh Tư B. Vợ ông giáo C. Ông giáo D. Lão Hạc
Câu 4. Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ: “ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Theo em, “nghĩa khác”của cái đáng buồn ấy là gì?
Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà phải tìm đến cái chết.
Lão Hạc phải chịu cái chết vật vã, đau đớn, thương tâm.
Lão Hạc bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát bằng cái chết.
Lão Hạc chết mà không được gặp con để trăng trối.
Câu 5. Dấu ngoặc kép trong câu “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ”dùng để:
A. Đánh dấu cụm từ cần chú ý.
B. Đánh dấu các từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc mỉa mai.
C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
D. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí… dẫn trong câu văn.
Câu 6. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh:
 A. rũ rượi B. hu hu C. xộc xệch D. vật vã
Câu 7. Thán từ trong câu “Lão Hạc ơi! ” dùng để gọi đáp. Đúng hay sai?
 A. Đúng B. Sai
Câu 8. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà.
Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. 
Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.
Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.
Phần II. Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1. ( 3 điểm ): 
Chép thuộc lòng bốn câu cuối bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác’’ của tác giả Phan Bội Châu. 
Cảm nhận của em về hình ảnh người chí sĩ yêu nước qua bốn câu thơ trên bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu.
Câu 2. ( 5 điểm): 
 Học sinh chọn một trong hai đề:
Đề 1. Nếu em là nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, em sẽ kể lại câu chuyện đó như thế nào?
Đề 2. Thuyết minh về một đồ dùng hoặc một phương tiện trong gia đình..
 
 Đáp án và biểu điểm

Phần I. Trắc nghiệm khách quan( 2 đ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
b
a
c
a
C
b
a
d

Phần II. Tự luận ( 8 điểm)
Câu 1. ( 3 điểm ): 
a. Chép chính xác 4 câu cuối bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác’’ của tác giả Phan Bội Châu không sai từ, lỗi chính tả: 1 điểm. Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm.
b. Cảm nhận về hình ảnh người chí sĩ yêu nước: 2 điểm
- Là người có khí phách lớn lao, với bản lĩnh kiên cường, bất khuất với khẩu khí của một bậc anh hùng hào kiệt.
- Phong thái hiên ngang, ngạo nghễ, bất chấp mọi gian nguy, thử thách trong cuộc đời, với niềm tin sắt đá vào thành công của sự nghiệp. 
* Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa với bài viết đúng hình thức một đoạn văn có độ dài từ 6 - 8 câu, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
Câu 2. ( 5 điểm): 
Đề 1.
1. Mở bài ( 0,5đ ) : Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh, tình huống kể lại câu chuyện.
2. Thân bài ( 4 đ ) .
- Giới thiệu hoàn cảnh của Giôn-xi: bệnh tình và sự tuyệt vọng của Giôn-xi
- Sự quan tâm của Xiu với Giôn-xi.
- Sự quan tâm của bác Bơ-men với Giôn-xi. Đặc biệt cái chết của bác Bơ-men và hình ảnh chiếc lá cuối cùng với Giôn-xi
* Kết hợp miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm…
3. Kết bài (0,5đ ) : Suy nghĩ, cảm xúc của em.

Đề 2.
1. Mở bài ( 0,5đ ) : Giới thiệu về đối tượng thuyết minh..
2. Thân bài ( 4 đ ) 
* Nguồn gốc xuất xứ
* Cấu tạo 
+ Bên ngoài: vỏ, màu sắc, chất liệu….
+ Cấu tạo bên trong
* Công dụng
* Cách sử dụng và bảo quản.
3. Kết bài (0,5đ ) : Khẳng định ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.
* Chú ‎ý : Chỉ cho điểm tối đa với bài viết diễn đạt lưu loát, bố cục chặt chẽ, trình bày sạch sẽ, không sai chính tả.

File đính kèm:

  • docKT V8 HKI.doc